Lăng mộ của Hoàng đế Cyrus Đại đế. Lăng mộ của Cyrus Đại Đế là lăng tẩm của của vua Cyrus Đại đế - một vị "Vua của các vị vua" trong lịch sử Ba Tư.[1] Ngày nay, lăng tẩm này nằm ở nước Iran, tại khu phế tích Pasargadae đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (tức UNESCO) công nhận làm Di sản văn hóa thế giới. Lăng tẩm này có chiều cao là 11 mét, mặt đáy 12 x 13 mét, với kiến trúc có thể là ảnh hưởng từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lăng mộ của Cyrus Đại đế Lăng mộ của Cyrus Đại đế (đổi hướng từ Lăng mộ của Cyrus Đại Đế) Lăng mộ của Hoàng đế Cyrus Đại đế.Lăng mộ của Cyrus Đại Đế là lăng tẩm của của vua Cyrus Đại đế - một vị Vuacủa các vị vua trong lịch sử Ba Tư.[1] Ngày nay, lăng tẩm này nằm ở nước Iran,tại khu phế tích Pasargadae đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LiênHiệp Quốc (tức UNESCO) công nhận làm Di sản văn hóa thế giới. Lăng tẩm nàycó chiều cao là 11 mét, mặt đáy 12 x 13 mét, với kiến trúc có thể là ảnh hưởng từnhững ngôi mộ ở xứ Lydia.[2] Vào thời kỳ cổ đại, Lăng mộ của Cyrus Đại Đế đãtừng bị tàn phá, song vua Alexandros Đại Đế - vốn là vị thống soái tôn kínhHoàng đế Cyrus Đại Đế và có ấn tượng sâu sắc với dòng mộ chí của ông - đã khôiphục lại Lăng tẩm này. [3]Vua Cyrus Đại Đế[4] (khoảng 590 trước Công nguyên; tháng 8 năm 529 hay 530trước Công nguyên), hoặc Cyrus II của Ba Tư[5] là một vị anh hùng dân tộc củanước Ba Tư,[6] ông là vị Hoàng đế sáng lập ra Đế quốc Ba Tư hùng cường dướitriều nhà Achaemenes, vào thời kỳ cổ đại.[7] Nhà vua tiến hành bành trướng đếquốc này, chinh phạt phần lớn vùng Tây Nam Á, và phần lớn Trung Á, từ Ai Cậpvà biển Hellespont cho đến sông Ấn ở phía Đông, để rồi Đế quốc Ba Tư trở thànhmột đế quốc rộng lớn nhất trên thế giới cổ đại.[8][7] Ông vốn là vua của một tiểuVương quốc chư hầu của Đế quốc Media, và với những chiến thắng lừng lẫy củaông trước các Đế quốc hùng mạnh như Media, Lydia hay Tân Babylon, ông trởthành vị Vua của các vị vua, vị Hoàng đế của bốn phương Trái Đất, vị lại cònlà vị thống soái vĩ đại nhất thế giới thời đó. Còn được gọi là Vị vua Mặt Trời,ông cũng là một vị vua anh minh và thực hiện chính sách tự do, tôn trọng nhânquyền, cách đối xử của ông với những dân tộc mà ông chinh phạt thật khác biệtvới những nhà chinh phạt khác vào thời kỳ cổ đại. [9][10][11][12][7]Lăng mộ của Hoàng đế Cyrus Đại Đế nằm ở công viên Hoàng gia Ba Tư trong cốđô Pasargadae.[13] Theo sử cũ, mộ chí của ông cho thấy ông muốn người đời luônluôn ghi nhớ ông là vị Hoàng đế khởi lập Đế quốc Ba Tư, và là Bá vương của cảchâu Á.[14] Lăng tẩm này trông giống như một ngôi nhà.[15] Trong cuộc chinh phạtchâu Âu, vua Alexandros Đại Đế xứ Macedonia đã hai lần thăm viếng lăng tẩmnày,[16] lần đầu vào năm 330 TCN và lần hai sau khi ông chinh phạt Ấn Độ. [17]Mục lục[ẩ n] 1 Vài nét về Lăng mộ của vua Cyrus Đại Đế 2 Trong cuộc chinh phạt của vua Alexandros Đại Đế 3 Từ sau thời cổ đại đến ngày nay 4 Xem thêm 5 Chú thích 6 Tài liệu tham khảo [ ] Vài nét về Lăng mộ của vua Cyrus Đại Đế Xem thêm: Cyrus Đại đế và Cambyses IIViệc hồi phục Lăng mộ của Cyrus Đại Đế.Tất cả các nhà sử học người Hy Lạp ngoại trừ Xenophon đều ghi nhận rằng Hoàngđế Cyrus Đại Đế đã tử trận trong một cuộc bắc phạt (chẳng hạn như Herodotuscho rằng Quân đội Ba Tư bị người Massagetae đánh tan tác và đầu của ông bị họlấy đi). Herodotus vốn yêu thích Hoàng đế Cyrus Đại Đế,[18] nhưng bộ sử của nhàsử học này cũng có những tình tiết hoang đường.[19] Không những thế, những ghinhận về Lăng tẩm của ông đã gây tranh cãi về cái chết của ông, và nhà sử họcXenophon - với quan điểm là nhà vua đã qua đời bình yên tại kinh thànhPasargadae - có thể là người đúng hơn cả.[20] Song, ghi nhận của nhà sử họcCtesias có thể trùng khớp với sự hiện hữu của Lăng mộ của Hoàng đế Cyrus ĐạiĐế: Trong một trận chiến với quân Ấn Độ và người Derbices, ông bị thương nặng.Vua của người Sacian là Amorges mang 20.000 Kỵ binh đến tiếp viện cho Quânđội Ba Tư, và đánh tan tác người Derbices và quân Ấn Độ, giết được vua củangười Derbices. Hoàng đế Cyrus Đại Đế cũng qua đời ít lâu sau đó do ông phảihứng chịu vết thương quá nặng. Hoàng thái tử lên nối ngôi, tức Hoàng đếCambyses II, mang thi hài của vua cha về Đế quốc Ba Tư ngay sau khi ông mất,và làm lễ an táng.[21][22] Quan Thái giám là Bagapates chăm lo việc chôn cất ông,làm đúng theo những gì ông trăn trối.[23] Sinh thời, Hoàng đế Cyrus Đại Đế đãchuẩn bị sẵn lăng tẩm cho mình,[24] trước năm 530 TCN. [25]Vấn đề cái chết của ông vẫn luôn là vấn đề tranh cãi. Một pháo đài được ông xâydựng gần sông Araxes (Jarxates), tồn tại cho đến thời vua Alexandros Đại Đế, cóthể cho thấy nhà vua Ba Tư đã hoạt động tích cực ở biên giới với ngườiMassagetae. Tuy nhiên, ngay cả bằng chứng có sẵn cũng không thể khẳng địnhrằng ông đã người Massagetae giết. Sau trận đánh, quân lính Ba Tư nhất định phảimang thi hài ông về kinh đô Pasargadae. Ngay cả đối với Nữ hoàng Tomyris - vịNữ hoàng người Massagetae đã lấy đi thi hài của ông, người ta không thể khẳngđịnh rõ là bà ta có thật hay không?[26] Chính Herodotus cũng không hề giải thíchvề việc Quân đội Ba Tư có giành lấy thi hài của nhà vua và đem về kinh thànhPasargadae hay không?[27] Ghi nhận của Herodotos cũng mang tính chất tiểuthuyết ...