Danh mục

Làng nghề gốm sứ Bình Dương và phát triển du lịch ở địa phương

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 616.45 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết giới thiệu về làng gốm sứ Bình Dương và sự phát triển du lịch tại địa phương với một số nội dung: khái lược về dòng gốm Bình Dương, đặc điểm văn hóa của dòng gốm Bình Dương, giải pháp bảo tồn và phát huy di sản gốm sứ Bình Dương. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Làng nghề gốm sứ Bình Dương và phát triển du lịch ở địa phươngHỘI THẢO “LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH” LÀNG NGHỀ GỐM SỨ BÌNH DƢƠNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỊA PHƢƠNG Văn Thị Thùy Trang* Phan Anh Tú** 1. Dẫn nhập Bình Dương là một tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ, vùng đất xưa - nay tồn tại vàphát triển mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống, vang danh cả trong nước vàngoài nước. Nghề gốm sứ ở Bình Dương là một những nghề thủ công truyền thống lâu đời, cóvị trí quan trọng trong cuộc sống cộng đồng cư dân Bình Dương sau hơn 310 năm hình thành vàphát triển. Nghề gốm không những đóng góp vào giá trị sự tăng trưởng kinh tế, mà còn sự thểhiện nét văn hóa, lịch sử truyền thống của vùng đất Bình Dương. 2. Khái lược về dòng gốm Bình Dương Ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIX, gốm sứ Bình Dương là sự kết nối từ trong quá khứcủa gốm tiền – sơ sử Nam Trung bộ cùng với sự phát triển gốm thủ công truyền thống của cư dânViệt – Hoa định cư trên vùng đất Thủ Dầu Một – Bình Dương. Được thiên nhiên ưu đãi, vớinguồn nguyên liệu phong phú tại chỗ, gốm sứ Bình Dương cùng với gốm Sài Gòn, Biên Hòahình thành nên một tam giác gốm sứ không chỉ nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Bộ mà còn ởcác khu vực miền Tây, miền Trung và cả Campuchia với các loại sản phẩm như lu, khạp, hũ, vại,đặc biệt là các loại lu. Các loại sản phẩm là gốm mỹ nghệ như chậu cảnh, đôn voi, tượng,... thịtrường tiêu thụ chủ yếu là các trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm huyện và các thành phố. Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu của thể kỷ XXI, gốm sứ Bình Dươngbước vào thời kỳ mới: gốm sứ công nghiệp hiện đại, đổi mới về công nghệ, kết hợp các nguyênliệu, quy trình kỹ thuật sản xuất, mẫu mã đa dạng hơn, men màu, trang trí mỹ thuật,.. đại điện làdòng sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ cao cấp Minh Long I. Sản phẩm của Minh Long I có chấtlượng cao, trên 15.000 mẫu mã, chủng loại, vừa mang phong cách hiện đại, vừa mang đậm néttruyền thống văn hóa dân tộc từ lũy tre làng, cậu bé chăn trâu,... những giá trị đạo đức, đến cácdi tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Việt Nam được người tiêu dùng trong và ngoàinước tin tưởng và đón nhận. Với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng nhằm nângcao giá trị sản phẩm, đa dạng về mẫu mã. Nghề gốm sứ hôm nay không những đạt về kỹ thuậttrong sáng tạo đồ gốm sứ mà còn dùng kỹ thuật, mỹ thuật biến những vật dụng hằng ngày thànhnhững hiện vật có tính chất nghệ thuật mang đậm màu sắc văn hoá Việt Nam. Hiện nay ở Bình Dương có ba trung tâm sản xuất gốm ở Chánh Nghĩa, Tân PhướcKhánh và Lái Thiêu. Theo dòng sản phẩm gốm truyền thống Bình Dương tạo nên các trườngphái chính: Quảng Đông, Phúc Kiến và Triều Châu. - Trường phái Quảng Đông (lò Quảng): sử dụng men nhiều màu, hoa văn cách điệu, trang nhã,… chuyên sản xuất tượng thờ và trang trí, các loại chậu, các đôn voi, siêu, nồi, hũ, thạp, đèn, nghiêm mài mực, bình xách nước, gốm xây dựng,… - Trường phái Triều Châu (lò Tiều): sử dụng men xanh trắng, nét vẽ đa dạng phong phú có tính nghệ thuật gợi cảm, chuyên sản xuất đồ gốm gia dụng: chén, đĩa, tô,… và các loại bình, gối, chậu kiểng,…* Nhà nghiên cứu, Phó ban Quản lí Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương** TS, Giảng viên Khoa Văn Hóa Học, Trường ĐHKHXH&NV ĐHQG - TP.HCM HỘI THẢO “LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH” -Trường phái Phúc Kiến (lò Phúc Kiến): sử dụng men màu đen, men da lươn, hoa văn trang trí sinh động và tạo dáng đẹp, chuyên sản xuất các loại như: chóe, lu, vại, hũ, vịm, kiệu, khạp, tỉn, cối đâm tiêu,… Ở mỗi dòng gốm về cấu tạo hình dạng, kích thước, hoa văn trang trí, men màu,... đượcthể hiện trên sản phẩm gốm đều mang một nét đặc trưng riêng, làm nên bản sắc chung của gốmsứ Bình Dương và tạo nên nét đặc thù riêng cho gốm Bình Dương so với gốm Biên Hòa, gốmSài Gòn,... trong khu vực và cả nước. Đặc biệt, gốm men của Bình Dương đã tạo nên dòng gốmmen nhiều màu bình dị, dân dã, sản phẩm đa dạng, phong phú, giản dị nhưng cũng trau chuốt,sinh động, thể hiện nét phóng khoáng của người Nam Bộ. 3. Đặc điểm văn hóa của dòng gốm Bình Dương Có rất nhiều ấn phẩm khác nhau viết về các loại hình sản phẩm gốm Lái Thiêunhư trong Gốm Việt Nam từ đất nung đến sứ của Trần Khánh Chương mô tả về phong cách gốmLái Thiêu (Bình Dương) mặc dù nó sản xuất ở Thủ Dầu Một hay Tân Phước Khánh, với các sảnphẩm dân dụng trang trí hoa lam, trang trí vẽ trên men (nung qua lửa hai lần ở nhiệt độ thấp) vớicác hoa văn trang trí theo lối “tả thực” vẽ hoa, lá, hoa điểu, hoa điệp, liên - áp phong cảnh sơnthủy với ba màu chính: đỏ - tím (màu mã não), lam, lục, (xanh lá cây),… Tiêu biểu nhất là loạisản phẩm gốm hoa văn con gà, cây chuối nổi tiếng. Bên cạ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: