LÀNG QUÊ YÊN Ả
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 91.36 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Gần về đến làng thì có giông. Cơn giông bất chợt đầu hè ngắn và ấm, thoảng mùi hăng con đường đất bị hun nóng lâu ngày, mùi cỏ cháy và cả mùi gì đấy lẫn lộn, rất nông thôn và cũng rất đặc biệt. Lác đác một vài tiếng sấm. Không thấy chớp. Có thể có chớp nhưng vì mặt trời chiếu sáng nên không thấy. Những đụn mây vần vo bay từ biển lên rồi dừng lại trên đỉnh Ba Chạc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÀNG QUÊ YÊN Ả LÀNG QUÊ YÊN ẢGần về đến làng thì có giông. Cơn giông bất chợt đầu hè ngắn và ấm, thoảng mùihăng con đường đất bị hun nóng lâu ngày, mùi cỏ cháy và cả mùi gì đấy lẫn lộn, rấtnông thôn và cũng rất đặc biệt.Lác đác một vài tiếng sấm. Không thấy chớp. Có thể có chớp nhưng vì mặt trờichiếu sáng nên không thấy. Những đụn mây vần vo bay từ biển lên rồi dừng lạitrên đỉnh Ba Chạc. Còn phía Tây trời vẫn quang, nắng vàng rực rỡ.Ông Bùi vào trú trong ngôi đình bên hồ sen ngay đầu làng. Nó vốn là ngôi đình cổnổi tiếng thiêng và đẹp nhưng bị phá gần hết cuối những năm sáu mươi, không domáy bay Mỹ mà do chính dân làng, theo lệnh của phòng văn hóa huyện khi rộ lênchủ trương “xây dựng đời sống mới”. Nghe nói đã có kế hoạch trùng tu lại toàn bộ,nhưng tạm thời nó chỉ còn lại khung nhà trống huếch, mái thủng ngói, đôi chỗbằng chiếc mâm con. Thời đó dù đã xa làng, ông ngẫu nhiên được chứng kiến cảnhphá hủy ấy. Tổ chức lễ hẳn hoi, có cờ trống và những bài phát biểu hùng hồn. Lễphá đền chùa.Bây giờ ông Bùi không nghĩ đến chuyện đáng buồn đó. Ông đang vui vì lâu ngàyđược về thăm quê. Niềm vui ấy bắt đầu từ khi bước xuống ô tô trên con đườngnhựa phẳng lì cách làng không xa, khi ông vừa thong thả đi bộ vừa lâng lâng ngắmđồng lúa xanh rờn, mấy đứa trẻ chăn trâu đang chơi khăng trên Gò Chùa hệt nhưông cách đây bốn, năm chục năm. Cảnh làng quê yên ả làm ông cảm động. Lũy trebao bọc quanh làng vẫn còn, bất chấp những thay đổi to lớn của thời đại. Ông thíchthú nghĩ bụng chỉ chốc nữa thôi khi vào bên trong, ông sẽ được lũy tre làng ôngche chở, không chỉ khỏi những cơn gió mạnh từ biển mà cả những cơn gió độc củađời.Cả cơn giông bất chợt này cũng làm ông vui. Thậm chí ông còn nấn ná một lúc bênngoài cho mưa rơi lên mặt và làm ướt chút áo quần. Một niềm vui ngây thơ kiểu trẻcon, khiến ông bất giác mỉm cười.Chợt có mấy cô gái làng không hiểu từ đâu chạy ùa vào cùng trú mưa bên ông,mang theo cả tiếng nói cười vui vẻ và dường như cả cái lạnh. Những cô gái hồnnhiên, xinh đẹp ông không biết tên nhưng chắc biết tên bố mẹ hoặc ông bà họ. Ôngnhìn các cô, nhìn xuống ao sen, và nghĩ: Trời mưa lên mặt hồ sen Những giọt to như đồng tiền. Mấy cô đầu trần ướt hết, Vừa chạy vừa run vì rét. Lại còn trêu nhau, còn cười, Áo ướt, dính chặt vào người...Các cô đội nón nhưng vẫn bị ướt, làm những chiếc áo mỏng dính chặt vào người.Hết mưa, ông còn hồi lâu nhìn theo những eo lưng thon thả dính áo ướt ấy. Khônghiểu sao ông thở dài như nuối tiếc điều gì.Trong làng, ông Bùi không còn ai thân thích. Ông ở nhờ nhà một người quen trướccùng học trường làng, nay làm trưởng thôn. Suốt buổi chiều hôm ấy ông khoankhoái tận hưởng sự tĩnh mịch của miền quê yên ả. Đang dịp làm cỏ đợt hai cho lúa,mọi người ra đồng hết. Trẻ con hoặc bận chăn trâu, hoặc đang ở trường, thành raông đi một vòng quanh làng chỉ gặp mấy người tuổi ông nhưng do cuộc sống vấtvả trông già hơn nhiều. Nói chuyện với họ thực ra chẳng mấy thú vị, có người phảiquát vào tai mới nghe nổi vì nghễnh ngãng, nhưng ông thích, vì nó gợi nhớ nhiềukỷ niệm, có cả kỷ niệm buồn nhưng bây giờ ông thấy bình thường. Cũng có thể doông đang trong trạng thái lâng lâng của ngày đầu rời thành phố về làng, thấy cảnhlàng vẫn điền viên, thơ mộng như xưa dù cuộc sống đã thay đổi hẳn, theo hướngtốt lên, tất nhiên.Nhà ông trưởng thôn nhìn ra một con kênh nhỏ được đào để dẫn nước tưới cho cảhuyện Xuân Phú phía trên. Chủ nhà đi họp trên xã. Chỉ cô con út ôn thi đại học ởnhà. Hiện cô đang giặt quần áo dưới kênh. Cô ăn mặc, búi tóc kiểu nhà quê, vàcũng kiểu nhà quê toát lên ở cô sự khỏe mạnh, dung dị đến cảm động. Chốc chốccô ngừng tay, đỏm dáng soi bóng mình dưới nước. Ngồi hút thuốc trong sân, ôngbâng quơ nhìn cô, rồi tự lúc nào không biết mấy câu thơ vu vơ xuất hiện trong đầu.Ông là nhà thơ, còn khá nổi tiếng một thời, thường viết thơ triết lý, nhưng về quêlần này ông toàn nghĩ những chuyện đời thường dung dị. Dưới ao, cô gái đang yêu Giặt ít, ngắm mình thì nhiều. Tôi nghịch ném hòn đá nhỏ, Cô gái giật mình xấu hổ. Còn tôi, đứng nấp trong nhà, Nghĩ mình cũng chưa thật già.Ông mỉm cười với chính mình. Bài thơ đến thật hồn nhiên, hợp người hợp cảnh, dùkhông ném đá trêu cô gái nhưng ông hình dung đã làm điều đó. Ông cũng thấy nhưtrẻ ra hàng chục tuổi.Cũng trong tâm trạng phấn khích như thế, buổi tối ăn cơm xong, bất chấp sự phảnđối của chủ nhà, ông Bùi vác cần câu ra Đầm Vạc. Ông chỉ muốn được sống lạinhững ngày còn trần truồng tắm ở đó, những ngày vô tư và có lẽ hạnh phúc nhấtcủa đời ông. Buổi chiều đi ngang, thấy mấy bụi cây rậm rạp bên đầm, ông đã nghĩtới chuyện tối đến đi câu.Đêm trăng sáng, ngoài đồng vắng còn sáng hơn. Cơn giông rửa sạch bầu trời,không khí ẩm ướt, ánh trăng trở nên hữu hình, sền sệt như sữa loãng. Đầm Vạc khárộng, nước trong, bao đời nay là chỗ tắm công cộng của dân là ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÀNG QUÊ YÊN Ả LÀNG QUÊ YÊN ẢGần về đến làng thì có giông. Cơn giông bất chợt đầu hè ngắn và ấm, thoảng mùihăng con đường đất bị hun nóng lâu ngày, mùi cỏ cháy và cả mùi gì đấy lẫn lộn, rấtnông thôn và cũng rất đặc biệt.Lác đác một vài tiếng sấm. Không thấy chớp. Có thể có chớp nhưng vì mặt trờichiếu sáng nên không thấy. Những đụn mây vần vo bay từ biển lên rồi dừng lạitrên đỉnh Ba Chạc. Còn phía Tây trời vẫn quang, nắng vàng rực rỡ.Ông Bùi vào trú trong ngôi đình bên hồ sen ngay đầu làng. Nó vốn là ngôi đình cổnổi tiếng thiêng và đẹp nhưng bị phá gần hết cuối những năm sáu mươi, không domáy bay Mỹ mà do chính dân làng, theo lệnh của phòng văn hóa huyện khi rộ lênchủ trương “xây dựng đời sống mới”. Nghe nói đã có kế hoạch trùng tu lại toàn bộ,nhưng tạm thời nó chỉ còn lại khung nhà trống huếch, mái thủng ngói, đôi chỗbằng chiếc mâm con. Thời đó dù đã xa làng, ông ngẫu nhiên được chứng kiến cảnhphá hủy ấy. Tổ chức lễ hẳn hoi, có cờ trống và những bài phát biểu hùng hồn. Lễphá đền chùa.Bây giờ ông Bùi không nghĩ đến chuyện đáng buồn đó. Ông đang vui vì lâu ngàyđược về thăm quê. Niềm vui ấy bắt đầu từ khi bước xuống ô tô trên con đườngnhựa phẳng lì cách làng không xa, khi ông vừa thong thả đi bộ vừa lâng lâng ngắmđồng lúa xanh rờn, mấy đứa trẻ chăn trâu đang chơi khăng trên Gò Chùa hệt nhưông cách đây bốn, năm chục năm. Cảnh làng quê yên ả làm ông cảm động. Lũy trebao bọc quanh làng vẫn còn, bất chấp những thay đổi to lớn của thời đại. Ông thíchthú nghĩ bụng chỉ chốc nữa thôi khi vào bên trong, ông sẽ được lũy tre làng ôngche chở, không chỉ khỏi những cơn gió mạnh từ biển mà cả những cơn gió độc củađời.Cả cơn giông bất chợt này cũng làm ông vui. Thậm chí ông còn nấn ná một lúc bênngoài cho mưa rơi lên mặt và làm ướt chút áo quần. Một niềm vui ngây thơ kiểu trẻcon, khiến ông bất giác mỉm cười.Chợt có mấy cô gái làng không hiểu từ đâu chạy ùa vào cùng trú mưa bên ông,mang theo cả tiếng nói cười vui vẻ và dường như cả cái lạnh. Những cô gái hồnnhiên, xinh đẹp ông không biết tên nhưng chắc biết tên bố mẹ hoặc ông bà họ. Ôngnhìn các cô, nhìn xuống ao sen, và nghĩ: Trời mưa lên mặt hồ sen Những giọt to như đồng tiền. Mấy cô đầu trần ướt hết, Vừa chạy vừa run vì rét. Lại còn trêu nhau, còn cười, Áo ướt, dính chặt vào người...Các cô đội nón nhưng vẫn bị ướt, làm những chiếc áo mỏng dính chặt vào người.Hết mưa, ông còn hồi lâu nhìn theo những eo lưng thon thả dính áo ướt ấy. Khônghiểu sao ông thở dài như nuối tiếc điều gì.Trong làng, ông Bùi không còn ai thân thích. Ông ở nhờ nhà một người quen trướccùng học trường làng, nay làm trưởng thôn. Suốt buổi chiều hôm ấy ông khoankhoái tận hưởng sự tĩnh mịch của miền quê yên ả. Đang dịp làm cỏ đợt hai cho lúa,mọi người ra đồng hết. Trẻ con hoặc bận chăn trâu, hoặc đang ở trường, thành raông đi một vòng quanh làng chỉ gặp mấy người tuổi ông nhưng do cuộc sống vấtvả trông già hơn nhiều. Nói chuyện với họ thực ra chẳng mấy thú vị, có người phảiquát vào tai mới nghe nổi vì nghễnh ngãng, nhưng ông thích, vì nó gợi nhớ nhiềukỷ niệm, có cả kỷ niệm buồn nhưng bây giờ ông thấy bình thường. Cũng có thể doông đang trong trạng thái lâng lâng của ngày đầu rời thành phố về làng, thấy cảnhlàng vẫn điền viên, thơ mộng như xưa dù cuộc sống đã thay đổi hẳn, theo hướngtốt lên, tất nhiên.Nhà ông trưởng thôn nhìn ra một con kênh nhỏ được đào để dẫn nước tưới cho cảhuyện Xuân Phú phía trên. Chủ nhà đi họp trên xã. Chỉ cô con út ôn thi đại học ởnhà. Hiện cô đang giặt quần áo dưới kênh. Cô ăn mặc, búi tóc kiểu nhà quê, vàcũng kiểu nhà quê toát lên ở cô sự khỏe mạnh, dung dị đến cảm động. Chốc chốccô ngừng tay, đỏm dáng soi bóng mình dưới nước. Ngồi hút thuốc trong sân, ôngbâng quơ nhìn cô, rồi tự lúc nào không biết mấy câu thơ vu vơ xuất hiện trong đầu.Ông là nhà thơ, còn khá nổi tiếng một thời, thường viết thơ triết lý, nhưng về quêlần này ông toàn nghĩ những chuyện đời thường dung dị. Dưới ao, cô gái đang yêu Giặt ít, ngắm mình thì nhiều. Tôi nghịch ném hòn đá nhỏ, Cô gái giật mình xấu hổ. Còn tôi, đứng nấp trong nhà, Nghĩ mình cũng chưa thật già.Ông mỉm cười với chính mình. Bài thơ đến thật hồn nhiên, hợp người hợp cảnh, dùkhông ném đá trêu cô gái nhưng ông hình dung đã làm điều đó. Ông cũng thấy nhưtrẻ ra hàng chục tuổi.Cũng trong tâm trạng phấn khích như thế, buổi tối ăn cơm xong, bất chấp sự phảnđối của chủ nhà, ông Bùi vác cần câu ra Đầm Vạc. Ông chỉ muốn được sống lạinhững ngày còn trần truồng tắm ở đó, những ngày vô tư và có lẽ hạnh phúc nhấtcủa đời ông. Buổi chiều đi ngang, thấy mấy bụi cây rậm rạp bên đầm, ông đã nghĩtới chuyện tối đến đi câu.Đêm trăng sáng, ngoài đồng vắng còn sáng hơn. Cơn giông rửa sạch bầu trời,không khí ẩm ướt, ánh trăng trở nên hữu hình, sền sệt như sữa loãng. Đầm Vạc khárộng, nước trong, bao đời nay là chỗ tắm công cộng của dân là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
LÀNG QUÊ YÊN Ả tiểu thuyêt Việt Nam tủ truyện ngắn truyện ngắn tình yêu truyện ngắn lãng mạn câu chuyện cuộc sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 425 13 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 trang 201 0 0 -
totto-chan bên cửa sổ: phần 2 - nxb văn học
54 trang 107 0 0 -
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 2
103 trang 69 6 0 -
Tiểu thuyết Chuyện tình mùa tạp kỹ của Lê Anh Hoài nhìn từ lí thuyết trò chơi
11 trang 53 1 0 -
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn hóa tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
182 trang 46 0 0 -
33 trang 38 0 0
-
234 trang 38 0 0
-
65 trang 36 0 0
-
112 trang 35 0 0