Lao động nữ và nghèo đô thị trong nền kinh tế phi chính quy
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 573.63 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp cùng với quan điểm về giới của nghèo đô thị nhằm phác họa một số khía cạnh trong cuộc sống của lao động nữ trong nền kinh tế phi chính quy ở đô thị như bối cảnh gây tổn thương, các vấn đề sức khỏe, tình dục, bất bình đẳng. Đồng thời cũng làm nổi bật một số vấn đề liên quan đến nghèo thời gian và nữ hóa đói nghèo vốn cần quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh đô thị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lao động nữ và nghèo đô thị trong nền kinh tế phi chính quy HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” LAO ĐỘNG NỮ VÀ NGHÈO ĐÔ THỊ TRONG NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH QUY ThS. Dương Trường Phúc Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM Email: duongtruongphuc@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu về đói nghèo theo khu vực địa lý trong 10 năm trở lại đây đã có sựmở rộng và nhìn nhận lại mạnh mẽ. Trong các cuộc di cư nội địa, đô thị lớn luôn là lựachọn hàng đầu của nhiều lao động, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, nhómlao động này thiếu sự chuẩn bị về học vấn và chuyên môn nên không thể tìm kiếm việc làmchính quy, có thu nhập tốt mà phải tham gia vào các việc làm thuộc nền kinh tế phi chínhquy. Sự kém ổn định về nghề nghiệp làm cho phụ nữ nhập cư khó cải thiện mức sống và vẫnchưa thoát nghèo. Thêm nữa, lực lượng lao động này ngày càng gia tăng quy mô và chiếmtỷ lệ lớn trong cơ cấu tỷ lệ lao động đô thị nhưng lại thiếu sự quan tâm của xã hội trong cácgiải pháp chính sách. Bài viết này dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp cùng với quan điểm về giới của nghèo đô thịnhằm phác họa một số khía cạnh trong cuộc sống của lao động nữ trong nền kinh tế phichính quy ở đô thị như bối cảnh gây tổn thương, các vấn đề sức khỏe, tình dục, bất bìnhđẳng. Đồng thời cũng làm nổi bật một số vấn đề liên quan đến nghèo thời gian và nữ hóađói nghèo vốn cần quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh đô thị. Từ khóa: lao động nữ, nghèo đô thị, kinh tế phi chính quy, bất bình đẳng, đô thị hóa. Dẫn nhập Trong nhiều cuộc di cư nội địa ở các nước đang phát triển, dòng chảy dân số từ nông thônra thành thị chiếm ưu thế do tác động của quá trình đô thị hóa (ADB 2007; Dang 2001,2005; Djamba, Goldstein, và Goldstein 1999). Mô hình đầu tiên về phân tích hiện tượng didân của Lewis cho thấy cùng với quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng ở khu vực thànhthị tạo ra một nhu cầu rất lớn về lao động nhưng lại thiếu hụt; trong khi đó, ở khu vực nôngthôn tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và dư thừa laođộng (Lewis 1954). Kết quả của quá trình này là sự thiếu hụt lao động thành thị được bù đắpbởi dòng chảy dân số từ nông thôn. Chuyển biến các dòng chảy dân số có sự chọn lọc giới,nếu trong quá khứ phong trào nông thôn - thành thị do nam giới thống trị, thì trong nhữngthập kỷ gần đây càng có nhiều phụ nữ di chuyển đến các khu vực đô thị nhằm tìm kiếm việclàm, chăm sóc sức khỏe tốt hơn hoặc là người tị nạn do xung đột (Hughes và Wickeri 2010). Đô thị hóa không xảy ra tình trạng công bằng về cơ hội và thu nhập. Nhóm dân số nàykhông thể tìm kiếm những công việc chính quy nên tham gia vào nền kinh tế phi chính quybao gồm các công việc thời vụ tại công trường xây dựng, khu công nghiệp, khu chế xuất,bán hàng rong… Thuật ngữ khu vực kinh tế phi chính quy (informal sector) đầu tiên do Hartđề xuất để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền kinh tế đang phát triển (Hart 152 HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”1973, 1985). Nguyên gốc sự khác biệt giữa khu vực kinh tế chính quy và phi chính quy đếntừ sự phân biệt giữa lao động được trả lương và lao động tự làm. Khu vực kinh tế phi chínhquy cùng với những việc làm phi chính quy hợp thành nền kinh tế phi chính quy (Kinh tếPCQ = Khu vực KTPCQ + Việc làm PCQ) Trong các nghiên cứu về di cư từ nông thôn đến thành thị, vai trò của khu vực kinh tế phichính quy là chủ đề dẫn đến nhiều tranh luận (Meng 2001). Theo quan điểm từ góc độ kinhtế, sự tồn tại của khu vực này là biểu hiện của hiện tượng phân khúc thị trường lao động gâyra bởi sự dư thừa lao động có tính cấu trúc và khả năng còn hạn chế của khu vực hiện đạitrong việc tạo việc làm cho các khu vực kinh tế thứ cấp (Harris và Todaro 1970; Portes,Castells, và Benton 1989). Song bên cạnh đó, quan điểm của các nhà xã hội học và nhân họccó xu hướng coi khu vực phi chính thức như là khu vực kinh tế được định hướng bởi các giátrị đạo đức truyền thống, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, hoặc như một vườn ươm các doanhnhân nghèo nhưng sáng tạo và tự hào về công việc độc lập (Razafindrakoto, Roubaud, vàWachsberger 2010). Đối với những phụ nữ nhập cư nghèo, không bằng cấp, không hộ khẩu, tay nghề thấp...thì việc được nhận vào làm trong các doanh nghiệp phi chính quy là bước khởi đầu khả thinhất được lựa chọn để tạo thu nhập, học tập, nâng cao tay nghề. Đồng thời, việc làm trongkhu vực này được đánh giá là giải pháp tình thế để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp(Razafindrakoto et al. 2010) và là hình thức hội nhập phổ biến nhất vào thị trường lao độngở các nước đang phát triển (Bacchetta, Ernst, và Bustamante 2009). Trái với các dự đoán,khu vực kinh tế phi chính quy và việc làm phi chính quy đã không biến mất khi kinh tế tăngtrưởng và phát triển mà còn gia tăng ở nhiều nước dưới tác động của toàn cầu hóa(Razafindrakoto et al. 2010). Một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy vai trò của di cư đến việc cải thiện phúclợi của các hộ gia đình (de Brauw và Harigaya 2007). Vị trí của người phụ nữ di cư có xuhướng được cải thiện khi quyết định di cư do chính bản thân đưa ra thông qua việc giúp đỡkinh tế gia đình bằng cách tiết kiệm hầy hết tiền lương gửi về (Nguyễn Thị Hòa 2008). Bêncạnh đó, mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa di cư và thị trườnglao động thành thị (Goldstein, Djamba, và Goldstein 2001) nhưng chủ đề về phụ nữ nghèođô thị trong thị trường lao động phi chính quy còn ít được quan tâm ở Việt Nam. Sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế chính trị văn hóa xã hội (có nguồn gốc nội tại và phátsinh) tạo nên dạng thức song song: đói nghèo và giàu có. Về bản chất, nhóm dân số này làphụ nữ nghèo nông thôn đến với đô thị do thích ứng chưa kịp nhanh chóng hòa vào dân sốbản ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lao động nữ và nghèo đô thị trong nền kinh tế phi chính quy HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” LAO ĐỘNG NỮ VÀ NGHÈO ĐÔ THỊ TRONG NỀN KINH TẾ PHI CHÍNH QUY ThS. Dương Trường Phúc Đại học KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM Email: duongtruongphuc@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu về đói nghèo theo khu vực địa lý trong 10 năm trở lại đây đã có sựmở rộng và nhìn nhận lại mạnh mẽ. Trong các cuộc di cư nội địa, đô thị lớn luôn là lựachọn hàng đầu của nhiều lao động, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, nhómlao động này thiếu sự chuẩn bị về học vấn và chuyên môn nên không thể tìm kiếm việc làmchính quy, có thu nhập tốt mà phải tham gia vào các việc làm thuộc nền kinh tế phi chínhquy. Sự kém ổn định về nghề nghiệp làm cho phụ nữ nhập cư khó cải thiện mức sống và vẫnchưa thoát nghèo. Thêm nữa, lực lượng lao động này ngày càng gia tăng quy mô và chiếmtỷ lệ lớn trong cơ cấu tỷ lệ lao động đô thị nhưng lại thiếu sự quan tâm của xã hội trong cácgiải pháp chính sách. Bài viết này dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp cùng với quan điểm về giới của nghèo đô thịnhằm phác họa một số khía cạnh trong cuộc sống của lao động nữ trong nền kinh tế phichính quy ở đô thị như bối cảnh gây tổn thương, các vấn đề sức khỏe, tình dục, bất bìnhđẳng. Đồng thời cũng làm nổi bật một số vấn đề liên quan đến nghèo thời gian và nữ hóađói nghèo vốn cần quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh đô thị. Từ khóa: lao động nữ, nghèo đô thị, kinh tế phi chính quy, bất bình đẳng, đô thị hóa. Dẫn nhập Trong nhiều cuộc di cư nội địa ở các nước đang phát triển, dòng chảy dân số từ nông thônra thành thị chiếm ưu thế do tác động của quá trình đô thị hóa (ADB 2007; Dang 2001,2005; Djamba, Goldstein, và Goldstein 1999). Mô hình đầu tiên về phân tích hiện tượng didân của Lewis cho thấy cùng với quá trình phát triển kinh tế nhanh chóng ở khu vực thànhthị tạo ra một nhu cầu rất lớn về lao động nhưng lại thiếu hụt; trong khi đó, ở khu vực nôngthôn tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm và dư thừa laođộng (Lewis 1954). Kết quả của quá trình này là sự thiếu hụt lao động thành thị được bù đắpbởi dòng chảy dân số từ nông thôn. Chuyển biến các dòng chảy dân số có sự chọn lọc giới,nếu trong quá khứ phong trào nông thôn - thành thị do nam giới thống trị, thì trong nhữngthập kỷ gần đây càng có nhiều phụ nữ di chuyển đến các khu vực đô thị nhằm tìm kiếm việclàm, chăm sóc sức khỏe tốt hơn hoặc là người tị nạn do xung đột (Hughes và Wickeri 2010). Đô thị hóa không xảy ra tình trạng công bằng về cơ hội và thu nhập. Nhóm dân số nàykhông thể tìm kiếm những công việc chính quy nên tham gia vào nền kinh tế phi chính quybao gồm các công việc thời vụ tại công trường xây dựng, khu công nghiệp, khu chế xuất,bán hàng rong… Thuật ngữ khu vực kinh tế phi chính quy (informal sector) đầu tiên do Hartđề xuất để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền kinh tế đang phát triển (Hart 152 HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM”1973, 1985). Nguyên gốc sự khác biệt giữa khu vực kinh tế chính quy và phi chính quy đếntừ sự phân biệt giữa lao động được trả lương và lao động tự làm. Khu vực kinh tế phi chínhquy cùng với những việc làm phi chính quy hợp thành nền kinh tế phi chính quy (Kinh tếPCQ = Khu vực KTPCQ + Việc làm PCQ) Trong các nghiên cứu về di cư từ nông thôn đến thành thị, vai trò của khu vực kinh tế phichính quy là chủ đề dẫn đến nhiều tranh luận (Meng 2001). Theo quan điểm từ góc độ kinhtế, sự tồn tại của khu vực này là biểu hiện của hiện tượng phân khúc thị trường lao động gâyra bởi sự dư thừa lao động có tính cấu trúc và khả năng còn hạn chế của khu vực hiện đạitrong việc tạo việc làm cho các khu vực kinh tế thứ cấp (Harris và Todaro 1970; Portes,Castells, và Benton 1989). Song bên cạnh đó, quan điểm của các nhà xã hội học và nhân họccó xu hướng coi khu vực phi chính thức như là khu vực kinh tế được định hướng bởi các giátrị đạo đức truyền thống, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, hoặc như một vườn ươm các doanhnhân nghèo nhưng sáng tạo và tự hào về công việc độc lập (Razafindrakoto, Roubaud, vàWachsberger 2010). Đối với những phụ nữ nhập cư nghèo, không bằng cấp, không hộ khẩu, tay nghề thấp...thì việc được nhận vào làm trong các doanh nghiệp phi chính quy là bước khởi đầu khả thinhất được lựa chọn để tạo thu nhập, học tập, nâng cao tay nghề. Đồng thời, việc làm trongkhu vực này được đánh giá là giải pháp tình thế để thoát khỏi tình trạng thất nghiệp(Razafindrakoto et al. 2010) và là hình thức hội nhập phổ biến nhất vào thị trường lao độngở các nước đang phát triển (Bacchetta, Ernst, và Bustamante 2009). Trái với các dự đoán,khu vực kinh tế phi chính quy và việc làm phi chính quy đã không biến mất khi kinh tế tăngtrưởng và phát triển mà còn gia tăng ở nhiều nước dưới tác động của toàn cầu hóa(Razafindrakoto et al. 2010). Một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy vai trò của di cư đến việc cải thiện phúclợi của các hộ gia đình (de Brauw và Harigaya 2007). Vị trí của người phụ nữ di cư có xuhướng được cải thiện khi quyết định di cư do chính bản thân đưa ra thông qua việc giúp đỡkinh tế gia đình bằng cách tiết kiệm hầy hết tiền lương gửi về (Nguyễn Thị Hòa 2008). Bêncạnh đó, mặc dù đã có một số nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa di cư và thị trườnglao động thành thị (Goldstein, Djamba, và Goldstein 2001) nhưng chủ đề về phụ nữ nghèođô thị trong thị trường lao động phi chính quy còn ít được quan tâm ở Việt Nam. Sự tương tác giữa các yếu tố kinh tế chính trị văn hóa xã hội (có nguồn gốc nội tại và phátsinh) tạo nên dạng thức song song: đói nghèo và giàu có. Về bản chất, nhóm dân số này làphụ nữ nghèo nông thôn đến với đô thị do thích ứng chưa kịp nhanh chóng hòa vào dân sốbản ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lao động nữ Nghèo đô thị Kinh tế phi chính quy Bất bình đẳng Đô thị hóaGợi ý tài liệu liên quan:
-
35 trang 342 0 0
-
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
Báo cáo Tác động của việc thu hồi đất Nông nghiệp
31 trang 204 0 0 -
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 165 0 0 -
TTIỂU LUẬN ' CƠ SỞ QUY HOẠCH VÀ KIẾN TRÚC'
43 trang 161 0 0 -
Những khái niệm mở đầu Đô thị học: Phần 1 - Trương Quang Thao
193 trang 154 1 0 -
Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị ở Hải Phòng
2 trang 123 0 0 -
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch đô thị tại thành phố Huế giai đoạn 1999–2019
12 trang 107 0 0 -
Giáo trình quy hoạch và sử dụng đất
190 trang 100 1 0 -
9 trang 97 0 0