Danh mục

Lão Hạc – bi kịch bảo tồn thiên lương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.40 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bi kịch bảo tồn thiên lương trong tác phẩm Lão Hạc là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lương của lão Hạc với cái đói. Tác giả thể hiện sự cảm thông đối với những con người cùng khổ của xã hội phong kiến.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lão Hạc – bi kịch bảo tồn thiên lương Lão Hạc – bi kịch bảo tồn thiên lương Lão Hạc – bi kịch bảo tồn thiên lương 1.1-Xung đột bi kịch: Xung đột bi kịch trong “ Lão Hạc” là xung đột giữa ý thức bảo tồn thiên lươngcủa lão Hạc với cái đói. Trong truyện nhà văn không trực tiếp tả cái đói như ông đãtừng tả trong “Một bữa no” hoặc như Thạch Lam, Nguyễn Thị Vịnh từng làm nhưngcái đói dưới ngòi bút Nam Cao có một sức mạnh vô hình ghê gớm luôn rình chực bẻgãy thiên lương, quật ngã con người. Hoàn cảnh khách quan của lão Hạc: Từ ngày đứa con đi phu “lão làm thuê đểkiếm ăn. Hoa lợi của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc mẩm thếnào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc”. Sau trận ốm, số tiềnchắt chiu bao nhiêu năm tháng của lão hết nhẵn, sức lực con người lão cũng cạn kiệt.Lại gặp cảnh khủng hoảng chung của làng xóm khi “Làng mất vè sợi, nghề vải đànhphải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Còn tí việc nhẹ nào họ tranh nhau làm mất cả” ,“ Rồilại bão. Hoa màu bị phá sạch sành sanh…Gạo cứ kém mãi đi. Một lão với một conchó, mỗi ngày ba hào gạo, mà gia sự vẫn còn đói deo đói dắt”. Thiên lương là đức tính , phẩm chất tốt đẹp mà ông trời phú cho con người. Nólà cốt lõi trong đạo đức cá nhân mỗi người. Thông thường đạo đức cá nhân bao gồmhai loại quan hệ đạo đức: quan hệ đạo đức cá nhân với cộng đồng và quan hệ đạo đứccá nhân với chính bản thân mình. Loại quan hệ trước, mọi thiết chế xã hội đều ra sứccổ vũ, rèn cặp theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền ( Vì trong xã hội có giai cấp thìtư tưởng thống trị là tư tưởng của giai cấp thống trị). Loại quan hệ thứ hai thể hiện nỗlực của bản thân mỗi con người- cá nhân, nó được thể hiện qua những đức tính: tự lực,tự lập, tự tín, tự trọng , tự ái,..Ý thức về nhân cách chính là cơ sở triết học của loại đứctính này. Không có loại quan hệ thứ hai đủ mạnh , con người ta có thể giàu có, thànhđạt , thành danh nhưng không thể có nhân cách đẹp. Những tấm gương nhân cách“vằng vặc như sao Khuê” trong lịch sử Việt Nam là một minh chứng. Họ hầu hết đâucó xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng đạo đức , nhân cách của họ, người bình dânvẫn mãi mãi tôn vinh, noi dấu. Lão Hạc- trong truyện ngắn cùng tên- bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm, thậmchí có lúc còn bị nghi là đánh bả chó nữa; thế nhưng, mặc cho cái vẻ bề ngoài có phầnlẩn thẩn của nhân vật, Nam Cao đã “cố tìm mà hiểu” để nhìn thấu cái bề sau, bề sâu,bề xa, để thấy được bản chất nhất mực lương thiện, nhân hậu, tuyệt vời tự trọng và vịtha của lão. Có nghĩa lão Hạc là con người có ý thức sâu sắc về đạo đức cá nhân, kiênquyết giữ cho bằng được thiên lương lành sạch. Thiên lương của lão Hạc là ở chỗ lão“ luôn luôn tự xoá mình đi trong tương quan chồng vợ, cha con: mảnh vườn thì do vợtậu, con chó thì của con mua. Lão không tự cho mình sở đắc một cái gì cả, và sự xoámình có ý thức ấy là một đặc điểm quan trọng nhất quán trong tính cách lão Hạc đểdẫn đến sự chọn lựa cuối cùng của đời lão. Một đức hi sinh lớn lao trong từng nếpnghĩ, đã thành lẽ sống ở đời” [13 ;282] 1.2- Đặc điểm của nhân vật bi kịch- lão Hạc: Truyện Lão Hạc thực chất là một cuộc đối thoại liên tục giữa các luồng suynghĩ khác nhau: con chó của lão Hạc là quý hay hòm sách của một người “ nhiều chữnghĩa, nhiều lí luận” như ông giáo- nhân vật người kể chuyện trong truyện- là quý?Ông lão là một người ki bo “ có tiền mà chịu khổ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lãokhổ”( theo cách nghĩ của vợ ông giáo) và là một con người “ làm bộ..chỉ tẩm ngẩm thếnhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu” (theo suy luận của Binh Tư) hay là một conngười thiên lương mát trong như mạch suối nguồn ? Lão có lỗi vì “ già bằng này tuổiđầu rồi mà còn đánh lừa một con chó” ( theo cách nghĩ của lão) hay là lão làm nhưvậy chẳng qua cũng là một cách hóa kiếp cho nó ( theo cách nghĩ của ông giáo)? Vàcó cả một câu hỏi còn bỏ lửng, xót xa nhưng chạm đến cái “sơn cùng thuỷ tận “ củakiếp người: Kiếp con chó là khổ hơn kiếp người như kiếp của lão chăng? Thế đấy , hành trình làm người của lão Hạc thật nhọc nhằn. Mở đầu truyện, từ điểm nhìn của nhân vật Tôi - ông giáo- người kể chuyện :“Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lãohút trước…”, Nam Cao đã khéo léo dẫn dắt cuộc đối thoại ngầm giữa hai ý thức: ýthức của lão Hạc và ý thức của ông giáo. Lão Hạc phải dềnh dàng mãi mới nói ra cáidự định mà ông không hề muốn làm: “ Có lẽ tôi bán con chó đấy , ông giáo ạ!” .Nghe câu đó, ông giáo rất “ dửng dưng” vì biết “ Lão nói là nói để đó thế thôi; chẳngbao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật đi nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chómà lão có vẻ boăn khoăn quá thế! ”. Ông giáo mặc nhiên muốn bác lão Hạc: Lão quýcon chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi…”. Tụcngữ Việt Nam vốn có câu : “ Nhà giàu cưng chó, nhà khó cưng con”. Có nghĩa ...

Tài liệu được xem nhiều: