Danh mục

Lao hạch bạch huyết ngoại vi

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.15 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

bài viết trình bày đại cương lao hạch bạch huyết ngoại vi; lâm sàng lao hạch bạch huyết ngoại vi; chẩn đoán lao hạch bạch huyết ngoại vi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lao hạch bạch huyết ngoại vi LAO HẠCH BẠCH HUYẾT NGOẠI VI Bệnh viện quân y 1031. Đại CươngLao hạch là một thể lao ngoài phổi còn gặp khá phổ biến ở nước ta. Theo thống kêtại phòng khám Bệnh viện phổi trung ương năm 1985: lao hạch ở người lớn chiếm20% tổng số lao ngoài phổi, ở trẻ em lao hạch chiếm 13% trong các thể lao và đứngthứ ba sau lao sơ nhiễm và lao màng não. Theo số liệu của trung tâm lao thành phốHà Nội từ năm 1989-1990, lao hạch chiếm 83,58% và đứng đầu trong các thể laongoài phổi .Trước đây lao hạch chủ yếu gặp ở trẻ em nhưng ngày nay lao hạch cũng hay gặp ởngười lớn và gặp ở nữ nhiều gấp 2 lần so với nam .Lao hạch có thể gặp là các hạch ở ngoại biên như hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn vàcác hạch ở nội tạng như hạch trung thất, hạch mạc treo. Trong đó lao hạch ngoạibiên là thể lao thường gặp nhất. Bài này chỉ trình bày về lao hạch bạch huyết ngoạivi, còn lao hạch bạch huyết nội tạng, được trình bày trong chẩn đoán nguyên nhânhạch to ở trung thất và ổ bụng .1.1. Định nghĩaLao hạch bạch huyết ngoại vi là một bệnh viêm mạn tính ở hệ thống bạch huyếtngoại vi do trực khuẩn lao gây nên, thường gặp ở trẻ em và thanh niên .1.2. Cơ chế bệnh sinh- Lao hạch tiên phát: do vi khuẩn lao (BK) xâm nhập qua vùng họng, Amydal lan trànđến hạch từ một xăng sơ nhiễm ở vùng đó. Ví dụ: BK gây một ổ lao tiên phát ởAmydal rồi từ đó đến gây viêm hạch góc hàm. Hạch này được gọi là lao hạch tiênphát .- Lao hạch hậu tiên phát: do BK lan đến hạch từ một ổ lao có từ thời kỳ tiên phát.Lan tràn theo 3 đường: đường máu, đường bạch huyết, đường tiếp cận (ví dụ: từlao ở đỉnh phổi, đến hạch thượng đòn). Cơ chế này bao gồm:+ Tái hoạt động nội lai: do sự lan tràn sớm trong thời kỳ tiên phát, BK ở các hạchbạch huyết ngoại vi nằm ngủ nay thức dậy tái hoạt động, trên một thể địa suygiảm miễn dịch .+ Tái nhiễm ngoại lai: là sau khi lao tiên phát đã khỏi, nhưng cơ thể lại bị nhiễm BKmột lần nữa. BK này tới hạch và gây lao hạch .1.3. Giải phẫu bệnh lý- Đại thể: có 3 loại chính:+ Thể thâm nhiễm: hạch viêm không có bã đậu hoá .+ Thể bã đậu: hoại tử bã đậu chiếm ưu thế, có thể rò ra ngoài da hoặc tạo ổ áp xelạnh ở dưới da .+ Thể xơ hoá: hạch xơ hoá chiếm ưu thế, các hạch rắn chắc dính với nhau, có thểvẫn có hoại tử bã đậu (thể xơ bã đậu) .- Vi thể: tổn thương cơ bản trong lao hạch là các nang lao. Điển hình là nang lao vớicác thành phần sau: ở giữa là vùng hoại tử bã đậu, bao quanh là các tế bào bánliên, tế bào khổng lồ (Langhans) và tế bào lympho, ngoài cùng là lớp tế bào xơ .1.4. Vi khuẩn họcNuôi cấy mủ hạch có thể tìm được vi khuẩn lao. Ngoài ra cácloại Mycobacteria không điển hình cũng gây viêm mạn tính ở hạch, hay gặp do M.scrofulaceum, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.Việc nuôi cấy bằng môi trường Loewenstein có thể phân biệt được vi khuẩn lao vớicác Mycobacteria không điển hình .Vi khuẩn lao gây bệnh lao hạch là M. tuberculois, M. bovis, M. africannum, trong đóchủ yếu do M. tuberculois. Các trực khuẩn không điển hình ngày càng được nêu lênlà nguyên nhân gây lao hạch, nhất là ở bệnh nhân HIV/AIDS. Các trực khuẩn khôngđiển hình gây lao hạch thường gặp là M. scrofulaceum, M.avium- intracellulare và M.kansasii .2. LÂM SàNG2.1. Triệu chứng toàn thânBệnh nhân có thể không có triệu chứng toàn thân, nhưng đa số bị sốt nhẹ về chiều,người mệt mỏi, kém ăn, gầy sút... có 36-41% lao hạch có kèm theo tổn thương laocác cơ quan khác (ví dụ: lao màng não, lao phổi, lao kê cấp). Đôi khi lao hạch pháttriển sau một đợt dùng Corticoid kéo dài. Hoặc cũng có thể gặp sưng hạch lặng lẽmà không có triệu chứng toàn thân. Cần phải khám kỹ, hỏi kỹ bệnh sử, đặc biệt chúý tiền sử lao hạch cũ và lao phổi cũ .2.2. Triệu chứng tại chỗ-Vị trí tổn thương: trong lao hạch ngoại biên, nhóm hạch ở cổ là hay gặp nhất, chiếmtới 70% các trường hợp lao hạch ngoại biên, trong khi hạch bẹn rất ít khi gặp. Trongnhóm hạch ở cổ, hay gặp nhất là hạch dọc theo cơ ức đòn chũm, sau đó đến hạchthượng đòn, hạch dưới hàm. Nhiều công trình nghiên cứu về lao hạch cho thấy: laohạch cổ bên phải gặp nhiều gấp 2 lần so với hạch cổ bên trái và lao hạch ở một bêncổ gặp nhiều gấp 4 lần so với hai bên cổ, tuy vậy cũng có thể gặp lao hạch ở cả haibên cổ .Nhóm hạch ở cổ hay bị lao là do có sự liên quan đến việc phân bố giữa hệ thốngbạch mạch trong cơ thể và bạch mạch ở phổi. Các hệ thống bạch mạch ở trong cơthể đổ vào hai ống bạch mạch lớn nhất của cơ thể là ống ngực và ống bạch huyếtlớn. ống ngực nhận bạch huyết của 3/4 cơ thể (trừ nửa phải của đầu, cổ, ngực vàchi trên ở bên phải) sau đó đổ vào hội lưu tĩnh mạch ở bên trái. ống bạch huyết lớnnhận bạch huyết phần còn lại và đổ vào hội lưu tĩnh mạch ở bên phải. Điều nàycũng giải thích vì sao lao hạch cổ hay gặp ở nhóm hạch cổ bên phải .- Biểu hiện lâm sàng: hạch không lớn lắm đường kính khoảng một đến vài cm, chắc,di động, có thể hơi đau, đôi khi có viêm ở xu ...

Tài liệu được xem nhiều: