Danh mục

Lập kế hoạch kinh doanh - Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ phần 2

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kế hoạch kinh doanh là một văn bản nêu rõ hoạt động kinh doanh, xác định sứ mệnh, mục đích, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp và được sử dụng như một bản lý lịch về doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lập kế hoạch kinh doanh - Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ phần 2     Tài Liệu LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH - DÀNH CHO CÁC NHÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ phần 2 Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần 4: Các hoạt động kết thúc khóa học 1. Kế hoạch hành động cá nhân, nhóm, và cả lớp Học viên sử dụng Bảng kế hoạch hành động sau khóa học trong Phụ lục 4. 2. Tóm tắt nội dung khóa đào tạo Giảng viên tự tóm tắt nội dung khóa đào tạo, có tham chiếu những mong đợi của học viên làm cơ sở. 3. Học viên Đánh giá khóa học Cơ quan tổ chức khóa học thực hiện đánh giá độc lập theo mẫu đã nhất trí với Dự án SMEDF. 4. Dự án SMEDF trao chứng chỉ cho Học viên Dự án SMEDF thực hiện. 48 Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Phụ lục 1 – Mẫu kế hoạch kinh doanh chi tiết I. Giới thiệu Phần giới thiệu cho kế hoạch kinh doanh - gồm trang bìa, tóm tắt nội dung chính, và mục lục - quyết định ấn tượng đầu tiên cho người đọc. Trong nhiều trường hợp, các phần giới thiệu, đặc biệt là phần tóm tắt, sẽ quyết định liệu người đọc có đọc tiếp phần còn lại kế hoạch hay không. Ngoài ra, phần mục lục thể hiện cách cơ cấu toàn bộ kế hoạch kinh doanh. Vì lý do này, tất cả các phần để giới thiệu phải được soạn thảo tốt nhất cả về cả hình thức và nội dung. Một kế hoạch kinh doanh tốt nhưng nếu được bố cục một cách thiếu chuyên nghiệp sẽ không tạo ra ấn tượng tốt cho người đọc. Trang bìa phải có đầy đủ thông tin thích hợp, phần tóm tắt phải thuyết phục được người đọc rằng phần còn lại của kế hoạch kinh doanh là rất đáng đọc tiếp, và phần mục lục phải giúp người đọc dễ dàng tham chiếu nội dung kế hoạch kinh doanh. 1.1. Trang bìa Trang bìa cần có cụm từ 'Kế hoạch kinh doanh', đồng thời bao gồm: • Tên doanh nghiệp • Biểu tượng của công ty • Địa chỉ • Số điện thoại • Số máy fax • Địa chỉ e-mail • Ngày tháng năm lập và/hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. 1.2. Tóm tắt các nội dung chính Tóm tắt là phần mà hầu hết người đọc sẽ xem đầu tiên. Nếu phần này không được trình bày ấn tượng thì đây cũng có thể là phần cuối cùng mà người đọc sẽ xem. Đặc biệt, các ngân hàng đọc phần tóm tắt trước khi xem xét đến tất cả phần còn lại trong kế hoạch để có thể quyết định liệu họ có muốn biết thêm về hoạt động kinh doanh hay không. Những người đọc khác cũng sẽ xem phần tóm tắt trước để nắm bắt nhanh hoạt động kinh doanh và đánh giá trình độ nghiệp vụ cũng như hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Mặc dù phần tóm tắt là phần đầu tiên trong kế hoạch kinh doanh, nhưng là phần được viết cuối cùng. Khi viết các phần khác trong kế hoạch kinh doanh, hãy định rõ những câu hay những phần nào cần đưa vào phần tóm tắt. Tóm tắt có thể dài khoảng từ 1-3 trang và nên bao gồm trong đó phần mô tả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, các yêu cầu tài chính, hiện trạng của doanh nghiệp, thời gian thành lập, chủ sở hữu chính và nhân lực chủ chốt, cũng như những thành tựu chính đã đạt được. 1.3. Mục lục 49 Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần Mục lục cung cấp cho người đọc cách tìm nhanh và dễ dàng các phần cụ thể của kế hoạch kinh doanh. Tất cả các trang của kế hoạch kinh doanh đều nên được đánh số và mục lục phải có số trang. Cần nhớ liệt kê đầy đủ tựa đề của các phần lớn cũng như các phần nhỏ quan trọng khác. II. Mô tả hoạt động kinh doanh Phần mô tả hoạt động kinh doanh chính là cái nhìn chiến lược về doanh nghiệp, và bao gồm: doanh nghiệp là doanh nghiệp gì, cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì, trên thị trường nào, và làm sao có thể kinh doanh có lãi. Có nhiều chủ doanh nghiệp mắc lỗi hoạt động mà không có một cái nhìn chiến lược, đây chính là lý do cản trở khả năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Một chủ doanh nghiệp không có cái nhìn chiến lược sẽ khó có thể mô tả rõ ràng hoạt động kinh doanh của mình và sẽ rơi vào tình trạng mô tả dài dòng, lan man, có những cụm từ hay các biệt ngữ khó hiểu. Một đoạn mô tả dễ hiểu và súc tích về doanh nghiệp sẽ không chỉ giúp cho việc trình bày kế hoạch kinh doanh, mà còn hỗ trợ trong bất cứ tình huống giao dịch nào khác. Một phần mô tả hoạt động kinh doanh chuẩn bao gồm các nội dung sau: • Tổng quan về ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh • Mô tả doanh nghiệp • Sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp • Định vị doanh nghiệp • Chiến lược giá của doanh nghiệp 2.1. Ngành kinh doanh Doanh nghiệp nên bắt đầu phần mô tả hoạt động kinh doanh bằng một tóm tắt ngắn gọn về ngành mà doanh nghiệp đang dự định tham gia cạnh tranh. Phần này cần trình bày phải toát lên được rằng doanh nghiệp đang hoạt động trong một ngành kinh doanh có triển vọng phát triển dài hạn. Cũng cần mô tả về địa bàn thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới. Phần này cũng cần đề cập đến tình trạng hiện tại cũng như xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Cần cung cấp các thông tin về các phân đoạn thị trường khác nhau của ngành, trong đó tập trung vào ảnh hưởng tiềm năng của những phân đoạn này đối tới hoạt động kinh doanh doanh nghiệp. Cần đề cập đến các sản phẩm mới hay các phát triển mới sẽ đem lại các lợi thế hay có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp. 2.2. Mô tả doanh nghiệp 50 Đào tạo Lập kế hoạch kinh doanh – Dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ Phần mô tả doanh nghiệp nên bắt đầu bằng bản mô tả nhiệm vụ - một hoặc hai câu miêu tả mục đích kinh doanh và đối tượng khách hàng mà sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp hướng tới. Sau khi bạn đã mô tả nhiệm vụ, cần trìn bày thêm về các khía cạnh 'kỹ thuật' của doanh nghiệp. Một số lĩnh vực bạn nên đưa vào bao gồm: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: