Danh mục

LÊ ĐÌNH QUỲ - MỘT NGHỆ SĨ TÀI HOA

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.84 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi nói đến họa sỹ tinh thông nhiều lĩnh vực, người ta thường nghĩ về danh họa Leonardo da Vinci (1952 - 1519) và khi nhắc đến nhà tạc tượng với khối lượng đồ sộ các tác phẩm nghệ thuật cả điêu khắc lẫn hội họa đầy chất bi tráng người ta nhớ đến Michelangelo (1475 - 1564). Lê Đình Quỳ là một nghệ sĩ phần nào có những phẩm chất như vậy. .Ông đã làm mọi người phải ngạc nhiên và cảm phục bởi sự đa tài, sức làm việc phi thường và một khối lượng lớn tác phẩm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LÊ ĐÌNH QUỲ - MỘT NGHỆ SĨ TÀI HOA LÊ ĐÌNH QUỲ - MỘT NGHỆ SĨ TÀI HOA LÊ ĐÌNH QUỲ-Tượng đài Khát vọng Thống nhất (Quảng Trị 2005) - Đá, bê tông, cao 25cm Khi nói đến họa sỹ tinh thông nhiều lĩnh vực, người ta thường nghĩ về danh họa Leonardo da Vinci (1952 - 1519) và khi nhắc đến nhà tạc tượng với khối lượng đồ sộ các tác phẩm nghệ thuật cả điêu khắc lẫn hội họa đầy chất bi tráng người ta nhớ đến Michelangelo (1475 - 1564). Lê Đình Quỳ là một nghệ sĩ phần nào có những phẩm chất như vậy. Ông đã làm mọi người phải ngạc nhiên và cảm phục bởi sự đa tài, sức làm việc phi thường và một khối lượng lớn tác phẩm phong phú và đa dạng. Hơn 40 năm lao động sáng tạo ông đã để dấu ấn sâu đậm trong nhiều lĩnh vực: điêu khắc, hội họa, thiên văn học và gần đây là những khám phá mới vừa được xuất bản: Giải mã trống đồng Ngọc Lũ, Bí ẩn pho tượng Phật Bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, một pho tượng rất nổi tiếng của nhà tạc tượng tài hoa tầm thế giới Trương Thọ Nam (thế kỷ 17). Lê Đình Quỳ sinh năm 1940 tại Thạch Bàn, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một mảnh đất nhiều nghệ sỹ ưu tú trong đó có ông. Đầu những năm 60 thế kỷ trước ông được cử đi học điêu khắc tại Đại học Mỹ thuật Kiew Ucraina. Lê Đình Quỳ nhớ mãi người thầy nước ngoài đầu tiên Makagon, một nhà sư phạm giỏi có tầm nhìn ra, nhiều ý tưởng và rất khắt khe với mình. Nhờ thế ông đã nhanh chóng nắm bắt tỷ lệ, anatomie để vươn lên vững vàng về hình họa như Ingres đã nói: “Hình họa là danh dự của một họa sỹ”. Năm 1966 Lê Đình Quỳ đã đỗ thủ khoa ngành điêu khắc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam với bức tượng Ngôi sao than. Vừa về quê công tác, Lê Đình Quỳ đã có những tác phẩm đẹp: Lão dân quân Hoằng Trường (tượng đồng cao 90cm - 1964), một lão ngư chắc, khỏe tự tin kiêu hãnh, tay giơ cao kính ngắm súng 12 ly 7 mà ông vừa tham gia bắn rơi máy bay địch; và Dân quân gái Nam Ngạn (sơn dầu 1964, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Năm 1971 Lê Đình Quỳ được cử ra nước ngoài tham quan, tiếp xúc với một số nghệ sỹ tên tuổi, ông thích những tượng như: Khủng bố kinh hoàng (1912) của Barlach (1870 - 1938); sau đó là Thảm họa Buchenwald của Cremer ở Đức, ghi dấu tội ác chống nhân loại của phát xít Đức, nơi có trại tập trung và lò thiêu người (có khoảng 50.000 người đã bị giết hại man rợ). Cụm tượng Chiến thắng Stalingrad nơi có bức tượng khổng lồ Người mẹ Tổ Quốc (1967) trên đồi Mamaev ở Volgagrad của Vutretitr (1908 - 1974). Chính các tượng đài bề thế về đề tài chống phát xít và chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã thôi thúc những dự định đang nung nấu trong lòng ông làm sao có những tượng đài đẹp cho quê hương đất nước đang chìm trong bom đạn chiến tranh. Đó cũng là lý do tại sao tượng đài của Lê Đình Quỳ gắn liền với lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng. Năm 1982, Lê Đình Quỳ dựng bức tượng đài Hoằng Phượng nổi tiếng ở Thanh Hóa quê hương ông, đây là một tác phẩm đầy ấn tượng ghi dấu tích thảm họa B52 (1972). Có gì đau xót hơn câu chuyện một làng hơn 162 người bị máy bay Mỹ dội bom giết hại dã man trong bữa cơm chiều. Các nhân vật trong bức tượng đang tan chảy và bện vào nhau như một gốc cây cháy trụi. Hình ảnh này đã gây xúc động mạnh. Về ý nghĩa lên án chiến tranh có thể so sánh với bức tranh nổi tiếng Guernica của Picasso (1937), tác phẩm mang tên một thị trấn ở Tây Ban Nha bị bọn Phát xít ném bom tàn phá trước Chiến tranh Thế giới thứ 2. Như để tri ân những người đã dũng cảm hy sinh cho đất nước cho dân tộc, Lê Đình Quỳ đã có hàng chục tượng đài hoành tráng ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam từ Lai Châu, Yên Bái, Sơn Tây, Sóc Sơn, Hà Nội qua Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế tới tận Vĩnh Long. Tượng đài của Lê Đình Quỳ có nội dung sâu sắc được thể hiện bởi ngôn ngữ điêu khắc mang tầm khái quát cao, xử lý không gian công phu và những mảng phù điêu trang trí như những bản anh hùng ca, thể hiện những công tích của các lực lượng vũ trang: Thanh niên xung phong, không quân Việt Nam, lực lượng phòng không như pháo binh, tên lửa, ra đa... Ngoài ra Lê Đình Quỳ còn nhiều tượng danh nhân, nhân vật lịch sử như tượng Nguyễn Trãi – Danh nhân văn hóa Thế giới được dựng bên sông Nhuệ - Hà Đông; tượng 14 vị Vua Trần tại đền thờ các Vua Trần ở Nam Định; Bất khuất (Những người tù Chín Hầm); tượng Anh hùng dân tộc Quang Trung ở Huế; đây là một bức tượng vào loại lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt nhiều tượng đài của Lê Đình Quỳ đã trở nên nổi tiếng như: Ngã 3 Đồng Lộc (1997), nơi 10 cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ, đã anh dũng hy sinh và trở thành huyền thoại. Mỗi khi nhắc đến không ai khỏi xót thương. Hay tượng đài Khát vọng thống nhất bên cầu Hiền Lương nơi đất nước hơn 20 năm bị chia cắt, niềm mong ước sum họp lớn lao của cả dân tộc đã thành hiện thực. Tiếp theo là cụm tượng Không Quân Việt Nam đã được dựng ở Sóc Sơn, nơi theo truyền thuyết Thánh Gióng sau khi đánh tan giặc Ân đã lên núi bay về trời… Tất cả những công trình của ông đang song hành cùng lịch sử vẻ vang của dân tộc. Chính vì những đóng góp ấy, ...

Tài liệu được xem nhiều: