Danh mục

LỆ HẠCH (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.18 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tìm hiểu thêmTên khoa học:Litchi chinensis Sonn. Họ Bồ Hòn (Sapindaceae).Mô tả: Cây gỗ, cao 8-15m. Cành tròn, màu gụ.Tán lá rộng. Lá kép lông chim, 24 đôi lá chét, cứng, dai, đầu nhọn, gốc hơi tù, mặt trên sáng, mặt dưới thẫm.Hoa xếp thành hình chùy ở ngọn cành, có lông nâu, cuống hoa có đốt. Đài hình đấu phân thùy nhẵn, có lông cả 2 mặt. Không có tràng. Đĩa vòng phân thùy, nhẵn. Nhị 7-10. Bầu 2 ô, có lông. Quả hình trứng, vỏ sù sì. Áo hạt dày bao gần hoàn toàn hạt, hạt màu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LỆ HẠCH (Kỳ 2) LỆ HẠCH (Kỳ 2) Tìm hiểu thêm Tên khoa học: Litchi chinensis Sonn. Họ Bồ Hòn (Sapindaceae). Mô tả: Cây gỗ, cao 8-15m. Cành tròn, màu gụ.Tán lá rộng. Lá kép lông chim, 2-4 đôi lá chét, cứng, dai, đầu nhọn, gốc hơi tù, mặt trên sáng, mặt dưới thẫm.Hoa xếp thành hình chùy ở ngọn cành, có lông nâu, cuống hoa có đốt. Đài hìnhđấu phân thùy nhẵn, có lông cả 2 mặt. Không có tràng. Đĩa vòng phân thùy,nhẵn. Nhị 7-10. Bầu 2 ô, có lông. Quả hình trứng, vỏ sù sì. Áo hạt dày bao gầnhoàn toàn hạt, hạt màu nâu. Hoa tháng 2-3. Quả chín từ tháng 5-7. Trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Nổi tiếng nhất là ở Hưng Yên. Thu hái, Sơ chế: Thu hái quả vào mùa Hạ. Áo hạt dùng tươi hoặc sấy khô. Bộ phận dùng: Hạt gọi là Lệ Chi Hạch (thường dùng hơn), Áo hạt gọi là Lệ Chi Nhục(chỉ để ăn sống, ít dùng làm thuốc). Lấy thứ hột to, mập, sáng bóng là tốt. Mô tả dược liệu: Lệ chi hạch hình tròn dài hoặc hình trứng, hơi hẹp, dài 2-2,4cm, rộng1,3-1,6cm. Mặt ngoài mầu hồng hoặc mầu nâu tía, nhẵn, trơn, sáng bóng. Mộtđầu có vết sẹo mầu trắng vàng, đường kính 1-1,3cm, bên cạnh có 1 cục nổi nhỏ.Chất cứng, cạo bỏ vỏ ở trong có 2 miếng nhân mầu vàng tro. Không mùi, vịchát (Dược Tài Học). Bào chế: + Hạt: rửa sạch, thái mỏng, tẩm nước muối sao (1kg hạt Vải dùng 30gmuối) hoặc đốt tồn tính hoặc đồ chín, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô (DượcLiệu Việt Nam). + Ăn khi còn tươi hoặc sấy khô để dùng dần (Phương Pháp Bào ChếĐông Dược). Bảo quản: Phơi cho thật khô, cầm không dính tay, cho vào thùng đậy thật kín.Thường sấy cho khô để tránh ẩm, mốc. Thành phần hóa học: +Trong hạt có Saponin, Tannin, a(Methylenecyclopropyl)-Glycine(Trung Dược Học). +Trong hạt có a(Methylenecyclopropyl)-Glycine, Saponosid, Tanin. Áohạt chứa đường và các Aminoacid (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam). Tác dụng dược lý: +Tác dụng nội tiết: tiêm dưới da a (Methylenecyclopropyl) - Glycineliều 60-400mg/kg cho chuột nhắt nhịn đói 24 giờ thấy đường huyết hạ, lượngGlycogen ở gan giảm rõ (Trung Dược Học). Tính vị: +Vị ngọt, tính sáp, ôn (Bản Thảo Cương Mục). +Vị ngọt, tính sáp, hơi ôn (Trung Dược Học). +Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa QuốcDược Điển). +Vị ngọt, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: +Vào kinh Can, Tâm bào (Bản Thảo Cương Mục). +Vào kinh Can, Thận (Bản Thảo Kinh Sơ). +Vào kinh Tỳ, Can (Bản Thảo Tối Yếu). +Vào kinh Can, Thận (Bản Thảo Bị Yếu). +Vào kinh Can, Thận (Trung Dược Học). +Vào kinh Can, Thận (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc DượcĐiển). +Vào kinh Can, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tham khảo: + “Lệ chi hạch thiên về trị sán khí. Lệ chi nhục phần nhiều để ăn, chưathấy cho vào thuốc. Lệ chi xác có thể trị sởi mọc không đều (Đông D ược HọcThiết Yếu). + “Lệ chi hạch và Quất hạch đều là vị thuốc lý khí, chỉ thống, chuyên trịsán khí. Lệ chi hạch vị ngọt, tính sáp, ôn, thiên vào hạ tiêu, không những lý khítrệ ở Can, Thận mà còn ôn trung, hành ứ, chỉ thống, kiêm lý trung tiêu. Quấthạch vị đắng, tính bình, không độc, thiên vào hạ tiêu, Can, Thận, sở trường là lýkhí trệ ở Can, Thận gây ra sán thống, lưng đau (Trung Dược Lâm Sàng GiámDụng Chỉ Mê)

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: