Danh mục

Lễ hội đua thuyền - nét văn hóa đặc sắc ở Lệ Thủy, Quảng Bình

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 548.55 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua việc nghiên cứu, giới thiệu về lễ hội đua thuyền ở Lệ Thủy, tác giả mong muốn tìm hiểu nét văn hóa truyền thống đặc sắc ở vùng quê sông nước tiêu biểu của tỉnh Quảng Bình. Từ đó, góp phần làm sáng tỏ và khẳng định những giá trị về đời sống tinh thần, tâm linh, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, trang phục và các hoạt động thể thao... được biểu hiện qua lễ hội đua thuyền của người dân nơi đây, nhằm lưu giữ di sản văn hóa dân tộc trong lễ hội cộng đồng của cư dân ở huyện Lệ Thủy nói riêng và ở Quảng Bình nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ hội đua thuyền - nét văn hóa đặc sắc ở Lệ Thủy, Quảng BìnhHỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 LỄ HỘI ĐUA THUYỀN - NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC Ở LỆ THỦY, QUẢNG BÌNH LẠI THỊ HƯƠNG Khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Quảng Bình Email: Laihuongdh@gmail.com Tóm tắt: Thông qua việc nghiên cứu, giới thiệu về lễ hội đua thuyền ở Lệ Thủy, tác giả mong muốn tìm hiểu nét văn hóa truyền thống đặc sắc ở vùng quê sông nước tiêu biểu của tỉnh Quảng Bình. Từ đó, góp phần làm sáng tỏ và khẳng định những giá trị về đời sống tinh thần, tâm linh, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, trang phục và các hoạt động thể thao... được biểu hiện qua lễ hội đua thuyền của người dân nơi đây, nhằm lưu giữ di sản văn hóa dân tộc trong lễ hội cộng đồng của cư dân ở huyện Lệ Thủy nói riêng và ở Quảng Bình nói chung. Cũng như trân trọng những giá trị tinh thần tốt đẹp của cha ông để lại, đồng thời thấy được tính cấp thiết trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội đua thuyền trong đời sống đương đại. Từ khóa: Văn hóa truyền thống, lễ hội, đua thuyền, sông nước, Lệ Thủy.1. DẪN NHẬP Bất kỳ mỗi vùng đất, mỗi địa phương, mỗi cộng đồng nào cũng đều sáng tạo và lưu giữnhững hình thức văn hóa đặc sắc của riêng mình. Ở nước ta, đua thuyền, đua ghe đã trở thànhlễ hội truyền thống của nhiều địa phương. Tùy theo điều kiện sản xuất, môi trường tự nhiên,đời sống của từng vùng miền mà dẫn đến mỗi vùng có tục lệ, nghi thức riêng trong tổ chức lễhội đua thuyền. Cũng như bao miền quê khác, Lệ Thủy là vùng đất có truyền thống văn hóa lâuđời, đồng thời cũng là nơi tập trung, lưu giữ nhiều hình thức lễ hội dân gian tiêu biểu; trong đólễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang được coi là hình thức sinh hoạt văn hóa tiêu biểu nhất,mang tính thượng võ hấp dẫn thu hút đông đảo người tham gia. Trong phạm vi bài viết này, tôixin được nêu lên một nét văn hóa đặc sắc ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.2. KHỞI NGUỒN CỦA LỄ HỘI Ở nước ta, đua thuyền đã trở thành truyền thống lâu đời trong đời sống lễ hội. Theo dònglịch sử, tác giả Bùi Thiết đã khẳng định: “Đua thuyền là một sinh hoạt truyền thống của cư dânViệt cổ có từ thời các vua Hùng mà hình ảnh còn lưu lại trên các hình trang trí ở trống ĐôngSơn. Hàng trăm các làng xã từ Bắc đến Nam đều tổ chức đua thuyền trong các lễ hội dân gian”[10; tr.187]. Lễ hội đua thuyền ở Lệ Thủy có tự bao giờ cho đến nay vẫn chưa biết được chính xác.Theo “Ô châu cận lục” của tác giả Dương Văn An viết năm 1553 có câu: “Xuân sang thì mở hội bơi trải với nhiều trai thanh gái lịch Hạ tới thì bày cuộc đấu thăm, dập dìu, rộn rã nơi ca, chốn múa” [1]. Như vậy, xét về mặt thời gian thì chí ít lễ hội đua thuyền ở Lệ Thủy có từ khoảng 400đến 500 năm trước. Nói đến Lệ Thủy là nói về vùng quê người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước.Chính kinh tế ruộng nước đã làm nảy sinh mong muốn mưa thuận, gió hòa để đồng ruộng xanhtốt, mùa màng bội thu, và từ đó lễ hội đua thuyền ra đời như để thoả mãn ước nguyện của ngườinông dân. Tục xưa truyền lại rằng, hàng năm vào rằm tháng bảy. Đây là thời gian nắng gắt trongnăm, hàng tháng trời không có mưa, đất khô nứt nẻ, lúa đói nước, héo vàng và hạn hán xảy ra 135TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019ở nhiều nơi - vì vậy các làng tổ chức tế lễ, cúng thần thánh phù trợ để có mưa làm mùa. Lễ tếthần kéo dài trong 3 ngày, 3 đêm. Vào những ngày này dân làng tổ chức vui chơi, tắm mát, ténước thể hiện trời mưa. Trùng hợp ngẫu nhiên về thiên lý gặp được trời mưa dân làng mừng rỡchạy bộ quanh làng, hò reo vui mừng và cầu trời mưa to hơn nữa. Vào những ngày đó, mỗixóm, mỗi làng đều tổ chức 1 chiếc thuyền và trên đó chở những vị bô lão trong làng để hô cầumưa (cầu đảo) “lấy nước để uống, lấy nước để cày”. Từ ước muốn đến hiện thực mỗi làng đãđóng một chiếc thuyền để cầu đảo. Từ đó, địa lý giao tranh làng anh và làng tôi trở thành tựphát cùng nhau vui chơi, nảy sinh hơn thua, dẫn đến bơi đua, rồi cứ đến mùa hạn hàng năm dâncác làng cúng lễ và “hò huầy” đẩy thuyền xuống sông. Lâu dần tục lệ đã biến thành ngày hộicủa cả làng, cả tổng rồi của cả huyện. Ngày ấy, nhân dân hai bờ sông Bình Giang (nay là sôngKiến Giang) mở hội đua thuyền bơi trải theo đơn vị làng và tổng. Hơn thế nữa, việc chọn thờiđiểm là mùa xuân để tổ chức “hội bơi trải” đã thể hiện khát vọng đi lên và niềm lạc quan, yêuđời của của nhân dân. Hội Xuân sau đó chuyển thành nghi lễ cầu đảo được tổ chức vào rằmtháng bả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: