Danh mục

Lễ hội Phật giáo và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho người dân góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 439.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phật giáo là tôn giáo thế giới, du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhanh chóng trở thành tôn giáo có đông tín đồ, đồng hành cùng văn hóa dân tộc và góp phần không nhỏ vào quá trình đảm bảo an sinh xã hội cho con người Việt Nam. Bài viết tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản sau đây: 1. Vai trò của lễ hội Phật giáo trong bảo đảm an sinh xã hội; 2. Những tồn tại, khó khăn và thách thức; 3. Một số khuyến nghị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ hội Phật giáo và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho người dân góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay LỄ HỘI PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO NGƯỜI DÂN GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. MAI QUANG HIỆN1* Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo thế giới, du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhanhchóng trở thành tôn giáo có đông tín đồ, đồng hành cùng văn hóa dân tộc và góp phần khôngnhỏ vào quá trình đảm bảo an sinh xã hội cho con người Việt Nam. Một trong những hoạtđộng thu hút đông đảo tín đồ và người dân, với nhiều đóng góp tích cực trong đảm bảo ansinh xã hội là các lễ hội Phật giáo. Lễ hội Phật giáo Việt Nam với một số đặc trưng như lễhội gắn liền với hội làng; lễ hội Phật giáo diễn ra cấp thôn, làng và trong thời gian ngắn; giátrị lễ hội Phật giáo gắn với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa địa phươngtạo nên các thương hiệu du lịch nổi tiếng; lễ hội Phật giáo có sự đan xen giữa đạo và đời…Bài viết tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản sau đây: 1. Vai trò của lễ hội Phật giáo trongbảo đảm an sinh xã hội; 2. Những tồn tại, khó khăn và thách thức; 3. Một số khuyến nghị. Từ khóa: Lễ hội, an sinh xã hội, lễ hội Phật giáo, phát triển bền vững. Đặt vấn đề Trong quá trình đổi mới đất nước, các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo nói chung, lễhội Phật giáo Việt Nam, ngày càng được hoạt động sôi động, rộng mở cả qui mô,tần suất, vừa tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa bảo tồn, phát huy giá trị vănhóa của lễ hội, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phầnthực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, trong đó có an sinh xã hội.Tuy nhiên, thực tế tình hình hoạt động các lễ hội Phật giáo đang có những diễn biếnphức tạp, còn những bất cập, thậm chí, trái với giáo lý nhà Phật, hạn chế đóng gópvới công tác đảm bảo an sinh xã hội với chủ thể lễ hội, với tín đồ như: có sự pháttriển quá mức về quy mô, tần suất và phạm vi, thu hút tập trung đông người, gây* Học viện An ninh nhân dânMỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 199quá tải của khuôn viên nơi thờ tự, chạy theo cơ chế thị trường, lạm dụng dịch vụ;buôn thần bán thánh, lợi dụng lễ hội để truyền đạo trái pháp luật; hiện tượng mấttrật tự, chen lấn; gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ mất an toàn vệ sinh, thực phẩm...Từ đó, cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các chủ thể của lễ hội Phật giáo,tuân thủ giáo lý, giáo luật, pháp luật của Nhà nước; vận động chức sắc, tín đồ nêucao tinh thần và thực hiện đúng quy định về tổ chức lễ hội, nhằm mang lại giá trịhòa bình, an lạc và hữu nghị, đóng góp hiệu quả trong thực hiện các mục tiêu Thiênniên kỷ của Liên hợp quốc. Tiếp cận vấn đề lễ hội Phật giáo và bảo đảm an sinh xã hội cần dựa trên lịch sửvăn hóa dân tộc, giáo lý và lịch sử Phật giáo Việt Nam, sự tổng kết thực tiễn về tổchức, quản lý lễ hội Phật giáo một số địa phương, từ trải nghiệm, điền dã của bảnthân, và thông tin trong quá trình thực tế tại địa bàn Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huếvà Ninh Bình, tác giả đã xin trao đổi một số nội dung sau: 1. Vai trò của lễ hội Phật giáo trong bảo đảm an sinh xã hội Để phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, mỗi quốc gia đều thựchiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều cách hiểu khácnhau về an sinh xã hội. Tiếng Anh, Social Security, có nghĩa là an sinh xã hội, bảođảm xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh xã hội, an toàn xã hội. Theo Tổ chức Lao độngquốc tế (ILO), an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mìnhthông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinhtế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạnlao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sócy tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Việt Nam là một trong các quốc gia luônquan tâm đến chính sách an sinh xã hội cho người dân, “đã hoàn thành hầu hết và cănbản các mục tiêu Thiên niên kỷ”, “tạo điều kiện giúp đỡ hiệu quả cho tầng lớp yếu thế,dễ bị tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống”1, và tập trung vàocác chính sách: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm tai nạn lao động; hỗtrợ nhân đạo, từ thiện, giảm nghèo; dịch vụ xã hội; hỗ trợ, phát triển nhà ở cho đốitượng chính sách... Phật giáo là tôn giáo thế giới, sớm du nhập vào Việt Nam, trở thành tôn giáocó đông tín đồ2, đồng hành với văn hóa dân tộc Việt Nam và đang trong quá trình1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.2 Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu tín đồ Phật giáo. Theo Bá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: