Danh mục

Lễ mừng lúa mới của tộc người Rơ Măm, Tây Nguyên

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.26 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lễ Mừng lúa mới là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng quan trọng của tộc người thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên. Đây không chỉ là một nghi lễ thuần túy mà là lễ hội gắn liền với sản xuất nông nghiệp nương rẫy. Lễ hội còn mang tính cộng đồng, tính đoàn kết cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ mừng lúa mới của tộc người Rơ Măm, Tây NguyênS 4 (53) - 2015 - Di sn vn hoŸ phi vt thLỄ MỪNG LÚA MỚI CỦATỘC NGƯỜI RƠ MĂM, TÂY NGUYÊNTHS. NGUYN TH LIÊN*TÓM TẮTLễ Mừng lúa mới là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng quan trọng của tộc người thiểu số sinh sống ởTây Nguyên. Đây không chỉ là một nghi lễ thuần túy mà là lễ hội gắn liền với sản xuất nông nghiệp nương rẫy.Lễ hội còn mang tính cộng đồng, tính đoàn kết cao.Từ khóa: Rơ Măm; lúa mới; Yang Blut; cây nêu.ABSTRACTNew rice ceremony is an important ritual activity of ethnic minority groups in the central highland of Vietnam. This is not only a ceremony but also a festival attached to shifting cultivation. The ceremony is a highlycommunity activity.Key words: Rơ Măm; new rice; Yang Blut; pole tree.ũng như những tộc khác sinh sống trên dãyTrường Sơn Tây Nguyên, mặc dù là một tộcít người nhưng người Rơ Măm lại có một đờisống văn hóa cổ truyền đặc sắc, đậm nét và kháriêng biệt từ phong tục tập quán, ăn ở, đi lại haytập tục canh tác lúa rẫy. Vì sinh sống trên mảnhđất được thiên nhiên ưu đãi, dọc hai bờ sông SaThầy và được che chắn, bao bọc bởi những ngọnnúi cao hay những khu rừng già nguyên sinh, vớisản vật phong phú, dồi dào nên cho đến tận ngàynay, khi mà đất nước đang từng ngày đổi mới thìở phía sau dãy núi Mo Ray, tộc Rơ Măm vẫn sốngphụ thuộc một phần vào tự nhiên, vẫn bám núi,bám rừng để sinh sống rồi lớn lên và duy trìnhững gì mà cha ông đã truyền lại từ đời này sangđời khác. Trong tập quán sinh hoạt nương rẫy củangười Rơ Măm, cây lúa giữ một vai trò quan trọng,là lương thực chính của họ. Chính vì vậy, người RơMăm có một hệ thống nghi lễ liên quan đến câylúa, từ cúng mở cửa kho lúa, trỉa lúa, cúng lúa lên,mừng lúa mới cho đến bỏ lúa vào kho. Theo đó làhệ thống các thần linh bảo vệ và phù hộ chochính cuộc sống của người Rơ Măm, như: thầnNgà voi, thần Lúa, thần Núi, thần Sông,… Nổi bậtvà linh thiêng nhất là thần Ngà voi mà người RơMăm gọi là Yang Blut - Yang Thiêng.C* S Văn hoá, Th thao và Du lch tnh Kon TumVề truyền thuyết về Yang Blut - Yang Thiêngtrong Lễ Mừng lúa mới của người Rơ MămTruyền thuyết của người Rơ Măm về thần Ngàvoi được truyền lại, tóm tắt như sau: Ngày xửa ngàyxưa, trong làng của người Rơ Măm có một người tênlà A Nghe - ông rất cần cù và siêng năng. Vào mộtngày nọ, ông A Nghe cùng với con chó của mình lênrừng đi săn. Ông đi gần hết cả một ngày, qua hết núinày đến núi khác, lội từ suối nọ đến suối kia mà vẫnkhông tìm được con thú nào. Ông không nản lòng,vẫn tiếp tục cùng con chó đi săn, bỗng con chó sủavang cả rừng núi, ông mừng và vội vàng đến chỗchó, ông thấy chó cứ sủa vào lùm cây. Nghĩ rằng, cócon thú ẩn nấp và ông tiến đến lùm cây rồi chĩa nỏbắn thì bất ngờ thấy một hòn đá có hình hài nhưngà voi. Ông buồn rầu và bế chó của mình đi săn ởnơi khác. Đi một lúc lại nghe tiếng chó sủa, ông điđến nơi lại thấy chó sủa vào lùm cây, lại thấy hòn đáy hệt như ban đầu. Lúc này ông nghĩ trong bụng, tạisao con chó của mình cứ sủa vào hòn đá mà khôngtìm con thú. Cuối cùng, ông đã lấy hòn đá mang vềnhà. Đến nhà, ông cất hòn đá cẩn thận trên một cáigiỏ nhỏ đan bằng lồ ô, đặt bên cạnh dàn thờ (bànthờ) của gia đình. Tối hôm đó, ông nằm ngủ, đã mơthấy hòn đá hiện lên và dặn dò: “Tôi không thích ởrừng một mình nữa mà tôi muốn về nhà, về vớilàng”. Sáng ngủ dậy, ông nghĩ hòn đá là thần nên vộivàng đến nhà già làng và kể hết mọi chuyện về hòn81Nguyn Th Li˚n: L Mng l…a mi...82đá. Già làng khuyên làm lễ cúng. Vậy là ông bắt contrâu, con dê, con heo và cùng dân làng tổ chức lễcúng đá thần. Trước khi tổ chức lễ cúng, dân lànglàm cây nêu rất to, đẹp sặc sỡ. Lễ cúng đá thần đượctổ chức rất tưng bừng, trong lễ có nghi thức rửa chothần bằng tiết các con vật hiến sinh. Tiết của các convật hiến sinh được đựng trong cái thau nhỏ và trộnlẫn với rượu ghè. Khi rửa cho thần, chủ lễ là ông ANghe vừa rửa vừa cầu xin thần phù hộ cho gia đình,dân làng được khoẻ mạnh, mùa màng bội thu, xuatan được dịch bệnh trong làng. Sau khi rửa xong,ông đặt lại thần vào vị trí ban đầu. Sau khi kết thúclễ cúng thần khoảng một tháng, ông A Nghe bỗngthấy xuất hiện nhiều hòn đá nhỏ khác có hình hàitương tự hòn đá ban đầu. Trong năm đó, gia đìnhông A Nghe và dân làng được mùa màng bội thu,người người khỏe mạnh. Từ đó, người Rơ Măm lấyhòn đá đó làm thần hộ mệnh và dân làng dựng chothần một nhà riêng ngay giữa làng. Vì hòn đá cóhình hài như ngà voi nên dân làng lấy hình ngà voilàm biểu tượng cho thần hộ mệnh của dân làng vàđặt tên là thần Ngà voi. Từ đó, mỗi khi tổ chức nhữnglễ lớn, có vật hiến sinh là con trâu, đều tổ chức tạinhà Yang - thần Ngà voi và trong các lễ bỏ mả, ngườiRơ Măm đều đặt tượng ngà voi bên cạnh nhà mả đểthần bảo vệ cho người đã khuất.Lễ Mừng lúa mới của người Rơ MămVào khoảng từ tháng 10 đến tháng 11 hàngnăm, khi những bông lúa trên nương rẫy đã chuyểnsang màu vàng úa là lúa đã chín, báo hiệu một mùathu hoạch đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: