Danh mục

Lê Ngọc Hân với triều Nguyễn

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 205.94 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết cục cuộc đời Lê Ngọc Hân, công chúa của vua Lê Hiển Tông, Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung (1789 - 1792) và là một tác giả có tiếng của thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đã được viết nhiều.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lê Ngọc Hân với triều Nguyễn Lê Ngọc Hân với triều NguyễnKết cục cuộc đời Lê Ngọc Hân, công chúa của vua LêHiển Tông, Bắc cung Hoàng hậu của vua QuangTrung (1789 - 1792) và là một tác giả có tiếng củathi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đã được viếtnhiều. Tuy nhiên còn có nhiều điều chưa sáng tỏ. Bàiviết này muốn cung cấp thêm một số tư liệu góp phầnlàm sáng tỏ kết cục cuộc đời một nàng công chúa tàisắc vẹn toàn mà cũng lắm gian truân.1. Về cái chết của Lê Ngọc HânCụ Ngô Tất Tố trong Lược sử công chúa Ngọc Hân(Thi văn bình chú, Hà Nội 1952) viết: sau khi nhàTây Sơn thất bại, Ngọc Hân và các con đều đổi tênhọ lẻn vào một làng thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhưngchẳng bao lâu thì bị phát giác. Ngọc Hân phải uốngthuốc độc tự tử, còn hai con đều bị thắt cổ chết.Hai cụ Lê Thước và Lê Tư Lành đều xác định LêNgọc Hân mất vào ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Tỵ(1799) (1). Tác giả Nhất Thanh (1971) thì cho rằngkhi triều Tây Sơn sụp đổ, Lê Ngọc Hân có bị bắtcùng với hai con hoặc ở Huế hoặc ở nơi khác. VuaGia Long đã sai giết hai con bà một cách kín đáo, cònriêng Lê Ngọc Hân thì cho về quê mẹ (2).Các sử thần triều Nguyễn, trong Đại Nam thực lụcchép: Người xã Phù Ninh là Nguyễn Thị Huyền làmcung nhân của vua Lê Hiển Tông, có con gái là NgọcHân, gả cho nguỵ Huệ, sinh được một trai một gái.Ngọc Hân chết, trai gái cùng chết non cả. Khoảngđầu năm Gia Long, nguỵ đô đốc tên là Hài ngầm đemhài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ởđịa phận xã Phù Ninh; Thị Huyền ngầm xây mộ dựngđền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích.Tới đây (năm 1842) việc ấy mới bị phát giác, vua saihủy bỏ đền thờ, đào bỏ hài cốt kẻ nguỵ đi (3).Trước đây trong một số bài viết của mình, tôi cũngtheo ý kiến của Lê Tư Lành tin rằng công chúa NgọcHân đã mất từ trước khi triều Tây Sơn bị sụp đổ hoàntoàn.Song khi đọc kỹ lại Quốc sử di biên, tôi thấy tácgiả đời Nguyễn là Phan Thúc Trực (1808 - 1852)chép rõ ràng như sau:Tháng 5 năm Giáp Tý (1804) công chúa nhà cựu Lêlà Ngọc Hân tạ thế. Nguyên năm Bính Ngọ (1786)niên hiệu Lê Cảnh Hưng, vua Lê gả công chúa NgọcHân cho Nguyễn Huệ. Đến khi nhà Tây Sơn mất,công chúa lại về ở tại mẫu quán là làng Phù Ninh. Tạiđây, công chúa từ trần. Kẻ hàng thần hiện nhậm chứcquan tại huyện Đông Ngạn xin làm tang lễ cho cốcông chúa, nhà vua chấp thuận, dân làng Phù Ninhlàm từ đường thờ cố công chúa (4).Với tư cách là bộ sử tư nhân, ghi chép và bổ sungnhững sự kiện mà quốc sử còn bỏ sót hoặc đề cập đếnchưa chính xác, được biên soạn vào khoảng đầu thờivua Tự Đức (khoảng 1851 - 1852), quốc sử di biên đãcung cấp những thông tin quan trọng:- Có thể là hai người con của bà Ngọc Hân với QuangTrung Nguyễn Huệ đã bị giết hại sau khi nhà TâySơn bị sụp đổ, nhưng riêng Lê Ngọc Hân vẫn cònsống mà trở về quê mẹ là làng Phù Ninh (tục gọi làlàng Nành, huyện Gia Lâm, Hà Nội).- Bà Lê Ngọc Hân đã qua đời tại quê nhà vào tháng 5năm Giáp Tý (1804) và đã được vua Gia Long nhàNguyễn cho phép làm tang lễ và nhân dân làng PhùNinh đã xây dựng từ đường để thờ bà. Điều này cóthể hiểu được vì chính vua Gia Long đã lấy em gáicủa Lê Ngọc Hân, nên khiến ông vua này không thểlàm khác được.2. Công chúa nhà Lê lấy vua Gia Long là ai? Vàtrong hoàn cảnh nào? Số đâu có số lạ đời, Con vua mà lại hai đời chồng vua.Đó là hai câu ca dao vẫn còn lưu truyền trong dângian tại vùng đất cố đô Huế cho đến những năm đầuthế kỷ XX. Nó phản ánh một thực tế lịch sử. Song cáinguy hại là nhiều người đã hiểu lầm câu ca dao kiaám chỉ vào công chúa Lê Ngọc Hân. Thậm chí, mộttác giả đã viết cả một bài trên tạp chí Những ngườibạn của cố đô Huế (BAVH số 4-1941) rằng côngchúa Ngọc Hân, người đã lần lượt có hai đời chồng,cả hai đều là những bậc anh hùng của Việt Nam,nhưng lại là hai kẻ thù không đội trời chung. Đó làNguyễn Huệ - Quang Trung và Nguyễn Ánh - GiaLong. Không những thế, tác giả kia còn dựng lên mộtcách sinh động cả một cuộc hội ngộ đầy kịch tínhgiữa Gia Long và Ngọc Hân với đầy vẻ lãng mạntrai anh hùng gặp gái thuyền quyên!. Đó là một sựlầm lẫn. Trong thực tế, qua các tài liệu đã dẫn ở trêncó thể thấy Lê Ngọc Hân chưa từng bao giờ lấy vuaGia Long. Sở dĩ có sự lầm cũng bởi lý do, chính emgái Lê Ngọc Hân là Lê Thị Ngọc Bình đã làm vợ vuaGia Long sau khi nhà Tây Sơn thất bại. Nhưng bàNgọc Bình lấy vua Gia Long trong hoàn cảnh nào?Và kết cục ra sao?Trong Quốc sử di biên Phan Thúc Trực chép mộtsự kiện cuối cùng của triều đại Tây Sơn có liên quanđến hoàn cảnh công chúa Ngọc Bình trở thành vợ GiaLong như sau:Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) loan giá đức Thế tổ(chỉ vua Gia Long) đến kinh thành Thăng Long...nhân dân hào mục bắt được anh em nguỵ quyềnNguyễn Quang Toản và đem dâng lên nhà vua...Nguyên trước đó, Nguyễn Quang Thiệu và NguyễnQuang Toản chạy về phủ Lạng Giang. Lúc đi đếnlàng Phương Lan, thì kẻ tuỳ tòng của Toản chỉ cònhơn trăm người mà thôi. Chánh tổng Yên Mẫu là VõThám và bọn Trần Huy Giao ở đất Kinh Than đốcsuất các hào mục thuộc huyện Yên Lãng và huyệnLục Ngạn đến bao vây anh em Nguyễn Quang Toản -mãi về sau bọn Tổng Thám mới bắt được QuangToản và Quang Thiệu đem dâng... Bọn Tổng Thám(chánh tổng Võ Thám) lại dâng nạp bà phi là Lê ThịNgọc Bình vào trong nội cung nhà vua (5)... Nhờhiến những người thuộc nguỵ đảng bị bắt sốngcùng với các hạng khí giới nhà binh và của cải châubáu nên bọn Tổng Thám và Trần Huy Giao đượctriều đình ban thưởng công lao cao thấp khác nhau(6).Theo An Nam nhất thống chí của Ngô gia Văn pháivà Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng thì khi gảcô công chúa thứ 9 là Ngọc Hân mới 16 tuổi (năm1786) cho Nguyễn Huệ, vua Lê Hiển Tông còn cóđến 5 người con gái chưa chồng. Vì thế nếu NgọcHân còn có người em gái sau đó được gả cho QuangToản, con trai cả và là người nối ngôi Quang Trungthì cũng là điều dễ xảy ra. Đến khi Quang Toản vàtuỳ tùng bị bắt tại phủ Lạng Giang thì Ngọc Bìnhcũng ở trong số đám tù binh đó.Theo tục lệ ...

Tài liệu được xem nhiều: