Danh mục

Lí luận sử dụng Loose Parts (vật liệu rời) vào hoạt động học của trẻ mầm non

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.34 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vật liệu rời (VLR) là phương tiện sẵn có, một môi trường vật chất phong phú, chứa đựng nhiều điều thú vị và hữu ích, thuận lợi cho trẻ phát triển thể chất và trí tuệ. Để sử dụng VLR vào hoạt động học tập (HĐHT) của trẻ mầm non (MN) có hiệu quả, bài viết phân tích những điểm cốt yếu trong cơ sở lí luận về sử dụng VLR trong HĐHT của trẻ MN.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lí luận sử dụng Loose Parts (vật liệu rời) vào hoạt động học của trẻ mầm non TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19, Số 2 (2022): 351-362 Vol. 19, No. 2 (2022): 351-362 ISSN: Website: http://journal.hcmue.edu.vn https://doi.org/10.54607/hcmue.js.19.2.2950(2022) 2734-9918 Bài báo nghiên cứu * LÍ LUẬN SỬ DỤNG LOOSE PARTS (VẬT LIỆU RỜI) VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRẺ MẦM NON Bùi Thị Tố Tâm Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Việt Nam Tác giả liên hệ: Bùi Thị Tố Tâm – Email: totambuicdspdl@gmail.com Ngày nhận bài: 19-01-2021; ngày nhận bài sửa: 11-5-2021; ngày duyệt đăng: 15-01-2022TÓM TẮT Vật liệu rời (VLR) là phương tiện sẵn có, một môi trường vật chất phong phú, chứa đựng nhiềuđiều thú vị và hữu ích, thuận lợi cho trẻ phát triển thể chất và trí tuệ. Để sử dụng VLR vào hoạt độnghọc tập (HĐHT) của trẻ mầm non (MN) có hiệu quả, bài viết phân tích những điểm cốt yếu trong cơsở lí luận về sử dụng VLR trong HĐHT của trẻ MN. Trọng tâm là hệ thống các khái niệm sử dụngVLR vào HĐHT của trẻ MN; ưu điểm của VLR khi sử dụng vào hoạt động học của trẻ; cách phânloại VLR, những lưu ý về việc chọn lựa và sử dụng VLR; cuối cùng đưa ra nội dung sử dụng VLRvào hoạt động học của trẻ MN. Từ khóa: vật liệu rời; hoạt động học tập; trẻ mầm non1. Đặt vấn đề Thực tiễn giáo dục MN trên thế giới trong suốt quá trình hình thành như Steiner,Reggio Emilia và các chương trình giáo dục MN của các nước tiên tiến như Bắc Âu, Nhật…đã sử dụng VLR là phương tiện, môi trường hiệu quả để cho trẻ học. Chúng ta có thể thấy ởNam hay Bắc, thành thị hay nông thôn đều có cát, sỏi, đá, lá cây, hộp nhựa, ống hút… Đâylà một thế mạnh hóa giải vấn đề kinh phí nghèo nàn với các vật liệu dễ tìm kiếm và giảiphóng công sức “làm đồ dùng dạy học” của những giáo viên MN (GVMN) vốn đã gánh trênvai khối lượng công việc quá tải. Sử dụng VLR vào hoạt động học của trẻ mang tính mở đểtrẻ dễ học tập và phát huy tính sáng tạo. Ngoài ra VLR gần gũi với thiên nhiên và hình thànhở trẻ ý thức bảo vệ môi trường khi tái sử dụng các vật liệu bị phế thải. Hơn nữa trong quátrình trẻ sử dụng VLR hình thành và phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kĩnăng xã hội và thẩm mĩ. Trên thực tế, GVMN đã sử dụng VLR vào HĐHT của trẻ MN, tuynhiên việc bài trí chưa mời gọi trẻ và sử dụng chưa hiệu quả. Chính vì những lí do trên, nhómnghiên cứu chọn đề tài “Lí luận sử dụng VLR vào HĐHT của trẻ MN” để giúp GVMN cónguồn tài liệu tham khảo về sử dụng VLR vào HĐHT của trẻ MN một cách có hiệu quả.2. Giải quyết vấn đềCite this article as: Bui Thi To Tam (2022). The theoretical foundations of using loose parts in the learningactivities for preschool children. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 19(2), 351-362. 351Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 19, Số 2 (2022): 351-3622.1. Khái niệm2.1.1. Vật liệu rời (Loose Parts) Simon Nicholson cho rằng Loose Parts là những vật liệu mở, có thể di chuyển được,có thể tái thiết kế, có thể phối hợp với nhau và tách ra nhiều cách khác nhau (Haughey &Hill, 2017). Theo ECE, VLR là những vật liệu đẹp và thu hút, các bộ phận không cố định, trẻ cóthể sử dụng di chuyển, điều khiển và thay đổi trong khi chơi (Daly et al., 2015). Theo Daly và cộng sự (2015), VLR là vật liệu mở bao gồm bộ sưu tập các vật liệuthiên nhiên và vật liệu nhân tạo để trẻ có thể được sử dụng nhằm giúp trẻ mở rộng và đẩymạnh các ý tưởng trong trò chơi của trẻ. Tổng hợp các khái niệm của những tác giả nêu trên, bài viết đưa ra khái niệm VLR lànhững bộ sưu tập với nhiều vật liệu thiên nhiên và nhân tạo khác nhau, các vật liệu nàykhông cố định, có thể chơi rời, có thể phối hợp với nhau, trẻ có thể chơi với nhiều cách khácnhau.2.1.2. Khái niệm hoạt động học tập Theo Jonh Dewey: HĐHT là trẻ tự điều khiển hoạt động, trẻ học thông qua làm - thôngqua trải nghiệm với học liệu thật (Wood & Attfield, 2005). Thuyết phát triển nhận thức của Piaget cho rằng: HĐHT là trẻ xây dựng những hiểubiết của mình dựa vào việc trẻ trực tiếp trải nghiệm với người và đối tượng (Bredekamp,2014). Sau khi tìm hiểu khái niệm HĐHT của một số tác giả, chúng tôi thấy các khái niệmHĐHT đều có điểm chung là người học là chủ thể hoạt động tác động đến các đối tượngnhằm chiếm lĩnh tri thức và biến đổi chức năng tâm lí cấp cao. Trên cơ sở này, bài viết đưara khái niệm HĐHT: ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: