![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Lịch Lãm
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 130.17 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sự am hiểu nghệ thuật cùng những cử chỉ lịch lãm khiêm nhường của ông khách sang trọng khiến người họa sĩ nổi tiếng hết sức thán phục và kính nể. Vậy mà, chỉ một ngày sau, tác giả của bức tranh kiệt tác lại bàng hoàng sửng sốt trước hành động lừa lọc của con người mà ông từng ngưỡng mộ. Chiều nay, họa sĩ Cần mời khách đến phòng tranh không nhiều, chỉ nhỉnh hơn hai chục người một chút. Ngoài những vị khách có liên hệ tới nghề nghiệp của mình, ông còn mời thêm một số...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Lãmvietmessenger.com Hoàng Ngọc Sơn Lịch LãmSự am hiểu nghệ thuật cùng những cử chỉ lịch lãm khiêm nhường của ông khách sang trọngkhiến người họa sĩ nổi tiếng hết sức thán phục và kính nể. Vậy mà, chỉ một ngày sau, tác giảcủa bức tranh kiệt tác lại bàng hoàng sửng sốt trước hành động lừa lọc của con người màông từng ngưỡng mộ.Chiều nay, họa sĩ Cần mời khách đến phòng tranh không nhiều, chỉ nhỉnh hơn hai chụcngười một chút. Ngoài những vị khách có liên hệ tới nghề nghiệp của mình, ông còn mờithêm một số quan chức, đặc biệt có ông Tâm, nghe phong thanh sẽ về làm thủ trưởng cơquan ông vào đầu tháng tới. Nhân vật này khá có tiếng, ông nghe đã quen tai và đã thấyxuất hiện nhiều lần trên ti vi. Mặc dù khách mời đã đến đầy đủ và đúng giờ, thế nhưng mườilăm phút trôi qua mà vẫn chưa thấy bóng dáng quý nhân đến. Ông Cần bắt đầu lo và tronglòng cảm thấy phân vân nên cứ tự hỏi chính mình. Có thể ông ta bận việc đột xuất hoặc họphành này nọ, thuyết giáo nơi đâu? Hay cũng có thể tên tuổi ông Cần chưa đủ sức thuyếtphục ông ta? Và chẳng loại trừ khả năng ông ta giận mà không đến cũng nên? Điều này dễxảy ra lắm. Vì chưa một lần nào giáp mặt, nên ông Cần đã mạo muội nhờ một người bạnthân gửi giấy mời cho ông ta và chắc ông ấy sẽ cho rằng việc làm của họa sĩ là thiếu tôntrọng, là khiếm nhã.Ông Cần cứ thấp thỏm không yên và ruột gan như có lửa đốt. Tuy nét mặt phải tỏ ra vui,miệng vẫn phải tươi cười, vẫn phải nhiệt tình giải thích những khúc mắc của khách về mộtsố bức tranh, nhưng mắt ông thì lại không rời cửa ra vào để ngóng đợi vị khách quan trọngđó. Ba mươi phút trôi qua, khách xem tranh cũng đã nản, họ không còn đứng ngắm tranhnữa, mà túm tụm từng nhóm nhỏ trò chuyện râm ran. Nhiều ánh mắt ngước nhìn lên tầnghai, nơi có những bàn tiệc đã bày sẵn.Thôi thì việc gì đến rồi cũng sẽ phải đến, không thể cứ vì một người mà làm ảnh hưởng tớinhiều người, nên ông Cần buộc phải mời tất cả các vị khách lên tầng hai để dùng tiệc. Ôngdặn dò các cô phục vụ dành riêng một mâm để ông chờ khách. Chưa cần để ông tuyên bố lýdo, một số người đã bật bia, đã chạm cốc trăm phần trăm. Họ cười nói vui vẻ và không ngớtmiệng khen bia ngon, đồ nhắm tuyệt. Những điều này vượt ra khỏi tầm dự đoán của ông vànó đã làm cho ông cảm thấy chạnh buồn. Ông đến bên tủ lấy chai Cognac Hennessy , rồi xinphép mọi người xuống gác để đợi khách.Thật may sao, ông vừa bước xuống được dăm phút thì khách quý bước vào, trên tay là mộtbó hoa tươi thắm. Nhìn vẻ bề ngoài, tuy tuổi đã cao, nhưng tướng mạo của ông Tâm phốppháp đường bệ, trán rộng và cao, hàm răng hơi khấp khểnh khá duyên, cặp mắt nhỏ nhưngtinh nhanh, khuôn mặt to song lại khá sắc sảo. Khách quý tiến đến bên họa sĩ, lưng hơichùng xuống, rồi xiết chặt tay ông:- Anh Cần.. xin được chúc mừng anh.- Ôi... cảm ơn anh - ông Cần khẽ thở phào nhẹ nhõm.- Bận quá, giờ mới dứt ra được. Để anh phải chờ, tôi thật có lỗi vô cùng. Thông cảm cho tôinhé.Họa sĩ vui quá, đỡ vội bó hoa và không còn để tâm gì việc một vài phút trước đó, ông đãnóng lòng chờ đợi ông Tâm đến mức nào. Và tất nhiên thôi, một vị khách sang trọng nhưông ta, đâu có đáng để ông Cần trách móc lấy một câu. Khách quý đến được đã là vinhhạnh lắm cho ông, dù có muộn thế chứ muộn nữa cũng chả sao. Ông Cần thật ngỡ ngàngvà hết sức xúc động trước những lời tạ lỗi nhũn nhặn và khiêm nhường của ông ta. Chấtgiọng ông ấy nghe dịu êm, ấm áp và dễ chịu vô cùng bởi nó có cái gì đó khang khác, vừapha chút giọng Bắc lại vừa lơ lớ chút giọng miền trong. Chất giọng này chinh phục ông ngayvà chắc hẳn cũng dễ dàng làm mềm lòng bất kỳ ai, cho dù người ấy mới chỉ có được tiếpkiến lần đầu. Giờ đây ông Cần có cảm giác như người bị hút mất hồn từ cái bắt tay chặt vừaxong, từ những lời nói lịch lãm. Ông như thấy mình bỗng chốc trở nên nhỏ bé trước conngười quyền quý này...Ông Cần vốn là lớp họa sĩ đầu tiên của trường đại học Mỹ thuật quốc gia, đã có tranh triểnlãm ở cả bảo tàng Nga, Pháp, Italy và trong rất nhiều bộ sưu tập tranh của cá nhân ở trongnước cũng như ở nước ngoài. Lĩnh vực ông thành công nhất trong hội họa là thể loại giấydó và cho đến nay, chưa ai có thể vượt nổi ông. Khi mà nghệ thuật giấy dó đã đạt tới đỉnhcao, ông lại xoay sang thể nghiệm tranh sơn dầu. Và ở sơn dầu, lại một lần nữa ông khẳngđịnh thêm cho mình. Có thể thấy, người xem cũng như các nhà sưu tập tranh rất chú ý vàđam mê tới từng nét vẽ, bởi tranh của ông thường gợi mà không tả, nét nhiều hơn khối, mầukhá tùy hứng với nhiều tầng rung động, luôn dùng tín hiệu để biểu đạt ý tưởng của mình. Vìthế tranh của ông không phải là dễ hiểu chút nào, nó làm cho người xem có lúc phải trở đitrở lại tới vài lần mới ớ người khi mà họ chợt nắm được cái thần của tác phẩm, cái lõi củamột phương pháp thể hiện đầy chất trừu tượng. Những lúc thế này, ông cảm thấy phấnkhích, tự tin thêm và thường để mắt tới họ, bởi giữa ông với họ đã có chung một điểm nàođó, đã có một cái gì khẽ rung cảm để hòa đồng với nhau. Điều ấy càng được biểu hiện rõnét hơn qua những bức tranh còn lại hôm nay. Chúng là những bức tranh ông rất thích, mặcdù khách mua vật nài thế nào, ông cũng nhất định không chịu bán. Chưa bao giờ ông cảmthấy mãn nguyện như đợt triển lãm tranh lần này vì khách đến xem tranh khá đông và ngườimua tranh cũng nhiều không kém. Dường như họ đợi phòng tranh của ông từ lâu lắm rồi, cứnhư thể người khát gặp cơn mưa, người đói gặp cơm ăn.Dù thành công là vậy, nhưng đứng trước ông Tâm lúc này, lạ thay, ông lại trở nên tự ti thếnào ấy. Ông theo sát khách quý và để ý từng cử chỉ của ông ta. Ông Tâm vẫn đứng gần cácbức tranh và quan sát rất kỹ từng bức tranh một. Thỉnh thoảng ông lại chau mày, đầu khẽgật gật và cặp môi hơi mím lại. Có những bức tranh, khi thì ông đứng gần, lúc lại lùi xa. Nhìndáng vẻ ấy của khách quý, ông Cần ưng lắm và tự nhủ, thế mới là người biết thưởng thứctranh. Chợt ông Tâm quay sang họa sĩ, thả một c ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Lãmvietmessenger.com Hoàng Ngọc Sơn Lịch LãmSự am hiểu nghệ thuật cùng những cử chỉ lịch lãm khiêm nhường của ông khách sang trọngkhiến người họa sĩ nổi tiếng hết sức thán phục và kính nể. Vậy mà, chỉ một ngày sau, tác giảcủa bức tranh kiệt tác lại bàng hoàng sửng sốt trước hành động lừa lọc của con người màông từng ngưỡng mộ.Chiều nay, họa sĩ Cần mời khách đến phòng tranh không nhiều, chỉ nhỉnh hơn hai chụcngười một chút. Ngoài những vị khách có liên hệ tới nghề nghiệp của mình, ông còn mờithêm một số quan chức, đặc biệt có ông Tâm, nghe phong thanh sẽ về làm thủ trưởng cơquan ông vào đầu tháng tới. Nhân vật này khá có tiếng, ông nghe đã quen tai và đã thấyxuất hiện nhiều lần trên ti vi. Mặc dù khách mời đã đến đầy đủ và đúng giờ, thế nhưng mườilăm phút trôi qua mà vẫn chưa thấy bóng dáng quý nhân đến. Ông Cần bắt đầu lo và tronglòng cảm thấy phân vân nên cứ tự hỏi chính mình. Có thể ông ta bận việc đột xuất hoặc họphành này nọ, thuyết giáo nơi đâu? Hay cũng có thể tên tuổi ông Cần chưa đủ sức thuyếtphục ông ta? Và chẳng loại trừ khả năng ông ta giận mà không đến cũng nên? Điều này dễxảy ra lắm. Vì chưa một lần nào giáp mặt, nên ông Cần đã mạo muội nhờ một người bạnthân gửi giấy mời cho ông ta và chắc ông ấy sẽ cho rằng việc làm của họa sĩ là thiếu tôntrọng, là khiếm nhã.Ông Cần cứ thấp thỏm không yên và ruột gan như có lửa đốt. Tuy nét mặt phải tỏ ra vui,miệng vẫn phải tươi cười, vẫn phải nhiệt tình giải thích những khúc mắc của khách về mộtsố bức tranh, nhưng mắt ông thì lại không rời cửa ra vào để ngóng đợi vị khách quan trọngđó. Ba mươi phút trôi qua, khách xem tranh cũng đã nản, họ không còn đứng ngắm tranhnữa, mà túm tụm từng nhóm nhỏ trò chuyện râm ran. Nhiều ánh mắt ngước nhìn lên tầnghai, nơi có những bàn tiệc đã bày sẵn.Thôi thì việc gì đến rồi cũng sẽ phải đến, không thể cứ vì một người mà làm ảnh hưởng tớinhiều người, nên ông Cần buộc phải mời tất cả các vị khách lên tầng hai để dùng tiệc. Ôngdặn dò các cô phục vụ dành riêng một mâm để ông chờ khách. Chưa cần để ông tuyên bố lýdo, một số người đã bật bia, đã chạm cốc trăm phần trăm. Họ cười nói vui vẻ và không ngớtmiệng khen bia ngon, đồ nhắm tuyệt. Những điều này vượt ra khỏi tầm dự đoán của ông vànó đã làm cho ông cảm thấy chạnh buồn. Ông đến bên tủ lấy chai Cognac Hennessy , rồi xinphép mọi người xuống gác để đợi khách.Thật may sao, ông vừa bước xuống được dăm phút thì khách quý bước vào, trên tay là mộtbó hoa tươi thắm. Nhìn vẻ bề ngoài, tuy tuổi đã cao, nhưng tướng mạo của ông Tâm phốppháp đường bệ, trán rộng và cao, hàm răng hơi khấp khểnh khá duyên, cặp mắt nhỏ nhưngtinh nhanh, khuôn mặt to song lại khá sắc sảo. Khách quý tiến đến bên họa sĩ, lưng hơichùng xuống, rồi xiết chặt tay ông:- Anh Cần.. xin được chúc mừng anh.- Ôi... cảm ơn anh - ông Cần khẽ thở phào nhẹ nhõm.- Bận quá, giờ mới dứt ra được. Để anh phải chờ, tôi thật có lỗi vô cùng. Thông cảm cho tôinhé.Họa sĩ vui quá, đỡ vội bó hoa và không còn để tâm gì việc một vài phút trước đó, ông đãnóng lòng chờ đợi ông Tâm đến mức nào. Và tất nhiên thôi, một vị khách sang trọng nhưông ta, đâu có đáng để ông Cần trách móc lấy một câu. Khách quý đến được đã là vinhhạnh lắm cho ông, dù có muộn thế chứ muộn nữa cũng chả sao. Ông Cần thật ngỡ ngàngvà hết sức xúc động trước những lời tạ lỗi nhũn nhặn và khiêm nhường của ông ta. Chấtgiọng ông ấy nghe dịu êm, ấm áp và dễ chịu vô cùng bởi nó có cái gì đó khang khác, vừapha chút giọng Bắc lại vừa lơ lớ chút giọng miền trong. Chất giọng này chinh phục ông ngayvà chắc hẳn cũng dễ dàng làm mềm lòng bất kỳ ai, cho dù người ấy mới chỉ có được tiếpkiến lần đầu. Giờ đây ông Cần có cảm giác như người bị hút mất hồn từ cái bắt tay chặt vừaxong, từ những lời nói lịch lãm. Ông như thấy mình bỗng chốc trở nên nhỏ bé trước conngười quyền quý này...Ông Cần vốn là lớp họa sĩ đầu tiên của trường đại học Mỹ thuật quốc gia, đã có tranh triểnlãm ở cả bảo tàng Nga, Pháp, Italy và trong rất nhiều bộ sưu tập tranh của cá nhân ở trongnước cũng như ở nước ngoài. Lĩnh vực ông thành công nhất trong hội họa là thể loại giấydó và cho đến nay, chưa ai có thể vượt nổi ông. Khi mà nghệ thuật giấy dó đã đạt tới đỉnhcao, ông lại xoay sang thể nghiệm tranh sơn dầu. Và ở sơn dầu, lại một lần nữa ông khẳngđịnh thêm cho mình. Có thể thấy, người xem cũng như các nhà sưu tập tranh rất chú ý vàđam mê tới từng nét vẽ, bởi tranh của ông thường gợi mà không tả, nét nhiều hơn khối, mầukhá tùy hứng với nhiều tầng rung động, luôn dùng tín hiệu để biểu đạt ý tưởng của mình. Vìthế tranh của ông không phải là dễ hiểu chút nào, nó làm cho người xem có lúc phải trở đitrở lại tới vài lần mới ớ người khi mà họ chợt nắm được cái thần của tác phẩm, cái lõi củamột phương pháp thể hiện đầy chất trừu tượng. Những lúc thế này, ông cảm thấy phấnkhích, tự tin thêm và thường để mắt tới họ, bởi giữa ông với họ đã có chung một điểm nàođó, đã có một cái gì khẽ rung cảm để hòa đồng với nhau. Điều ấy càng được biểu hiện rõnét hơn qua những bức tranh còn lại hôm nay. Chúng là những bức tranh ông rất thích, mặcdù khách mua vật nài thế nào, ông cũng nhất định không chịu bán. Chưa bao giờ ông cảmthấy mãn nguyện như đợt triển lãm tranh lần này vì khách đến xem tranh khá đông và ngườimua tranh cũng nhiều không kém. Dường như họ đợi phòng tranh của ông từ lâu lắm rồi, cứnhư thể người khát gặp cơn mưa, người đói gặp cơm ăn.Dù thành công là vậy, nhưng đứng trước ông Tâm lúc này, lạ thay, ông lại trở nên tự ti thếnào ấy. Ông theo sát khách quý và để ý từng cử chỉ của ông ta. Ông Tâm vẫn đứng gần cácbức tranh và quan sát rất kỹ từng bức tranh một. Thỉnh thoảng ông lại chau mày, đầu khẽgật gật và cặp môi hơi mím lại. Có những bức tranh, khi thì ông đứng gần, lúc lại lùi xa. Nhìndáng vẻ ấy của khách quý, ông Cần ưng lắm và tự nhủ, thế mới là người biết thưởng thứctranh. Chợt ông Tâm quay sang họa sĩ, thả một c ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lịch Lãm Hoàng Ngọc Sơn truyện ngắn Việt Nam truyện ngắn văn học hiện đại câu chuyện đời thườngTài liệu liên quan:
-
6 trang 255 0 0
-
Tập truyện Bông trái quê nhà: Phần 1
66 trang 110 0 0 -
4 trang 87 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa
60 trang 61 0 0 -
8 trang 54 0 0
-
171 trang 54 0 0
-
2 trang 51 0 0
-
3 trang 48 0 0
-
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (In lần thứ 20): Phần 1
89 trang 45 0 0 -
12 trang 45 0 0