Thông tin tài liệu:
Ngưng chiến ở Bắc Kinh giúp các lực lượng Pháp rảnh tay - Phó thủy sư đề đốc Charner được Hoàng Đế đề cử thống lãnh viễn chinh Nam Kỳ - Các lực lượng viễn chinh tổ chức trở lại, rời nước đến Sài Gòn trong những ngày đầu tháng hai 1861...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861 - CHƯƠNG I Lịch sử cuộc viễn chinh nam kỳ năm 1861CHƯƠNG I Đề cương:Ngưng chiến ở Bắc Kinh giúp các lực lượng Pháprảnh tay - Phó thủy sư đề đốc Charner được HoàngĐế đề cử thống lãnh viễn chinh Nam Kỳ - Các lựclượng viễn chinh tổ chức trở lại, rời nước đến SàiGòn trong những ngày đầu tháng hai 1861Hoàng đế Hien - fung bất thần đào tẩu về Zhe-hol nơitận cùng xứ Mãn Châu làm quân đồng minh hết hyvọng thương thuyết với Thiên quốc. Quyết định cựcđoan của hoàng đế nước Tàu gây ra mối hiểm nguylớn nhất cho việc tiến quân của lực lượng đồng minhlúc bấy giờ. Tương lai cho thấy nhiều điềm xấu và tốităm: Quân đồng minh đang lâm vào cuộc chiến manrợ, kéo dài, nhưng muốn chấm dứt trong danh dựcũng thật khó khăn. Mùa đông đã báo hiệu và mọingười đều biết sẽ vô cùng gay go trên đất Tàu, buộcta phải chọn 1 quyết định. Lực lượng đồng minh vìthế buộc phải rút lui, đóng quân chặt chẽ tại Tien-tsin, thiết lập liên lạc với căn cứ hành quân trên bờbiển qua các ngõ Tien-kou, Sing-ko, Takou. Lựclượng Hải quân cũng bắt buộc phải chuẩn bị theo đểgánh chịu mùa đông.Bộ mặt mới của tất cả mọi việc sẽ phải thay đổi hết,tùy thuộc vào những yếu tố mới, tức việc tiếp xúc vớiHoàng tử Kong, từ tính tình, vị thế vương quyền củaông ta cho đến kết quả trung gian của 1 lực lượngChâu Âu liên hệ thân hữu từ lâu với nước Tàu (Tứclà nước Nga - ND). Ngày 25 tháng 10 năm 1860,nam tước Gros, huân tước Elgin và Hoàng tử Kongcùng ký 1 hiệp ước hòa bình. Hiệp ước thành côngnhờ sự dàn xếp của đại tướng Ignatieff. Nhờ vậy tìnhtrạng tháo mở, quân đội của 2 cường quốc được giảitỏa (Nước Anh và nước Pháp liên kết đi đánh Tàu -ND). Lực lượng hải quân và 1 phần đội quân viễnchinh của ta được rảnh tay để kéo xuống đập vàoNam Kỳ (An Nam) với mục đích củng cố vị thếthống lãnh của Pháp ở phần đất Châu Á này.Hoàng đế (Tức Nã phá Luân đệ tam - ND) giao phóviệc chỉ huy viễn chinh cho Phó đề đốc Hải quânCharner. Phó đề đốc Charner liền tổ chức lại lựclượng hải quân do chính ông làm chỉ huy trưởng từlúc mới khởi đầu cuộc chiến tranh với Tàu. Ôngthành lập 2 sư đoàn lớn. Sư đoàn thứ nhất gọi là sưđoàn Tàu, lo việc bảo vệ và canh giữ Ta-kou, Tche-fou, Thượng Hải, luôn cả các hòn đảo Chu-san vàNhật Bản; ông sai Chuẩn đề đốc hải quân Protetthống lãnh sư đoàn này. Ông quyết định là các chiếnthuyền thuộc sư đoàn Tàu phải thật linh động, dichuyển ngắn hạn ở Nhật, cốt để phô trương khả năngvề phương tiện mạnh mẽ mà nước Pháp có sẵn tại cácvùng biển này. Mặc dù đóng ở xa mặt trận đang đượcchuẩn bị là Nam Kỳ, vị thế của đơn vị thuộc miềnBắc nước Tàu thật quan trọng vì giữ nhiều trọngtrách như: canh chừng Nhật Bản; khống chế bọn nổiloạn trong các xí nghiệp kinh doanh ở Thượng Hải vàNingPo; nuôi đạo quân viễn chinh và hồi hương quânlính; ngoài ra còn phải bảo vệ hiệp ước vừa ký mà sựthực thi chưa chắc được bảo đảm; việc duy trì đườngdây liên lạc giữa Ta-kou và Tche-fou. Sư đoàn thứhai dùng để hành quân ở Nam Kỳ. Vị tổng tư lệnh chỉđịnh Chuẩn đề đốc Page trực tiếp chỉ huy sư đoàn thứhai và đặt dưới sự chỉ đạo của chính mình. Hai khuvực Hồng Kông và Canton tách ra khỏi trách nhiệmchỉ huy của tổng hành dinh Sài Gòn.Phó đề đốc Charner thân hành đến Tien-tsin để hội ývới sứ thần các nước và các tướng lãnh đồng minh,để biết những gì đã được quyết định liên hệ đến phíaPháp.Chiến hạm Duchayla giao cho nam tước Gros sửdụng, ông này phải trở về Pháp sau khi sắp xếp choông de Bourboulon đổi từ Thượng Hải đến nhậmchức ở Bắc Kinh. Chiến hạm Duchayla trên đường vềsẽ ghé Hồng Kông, Manille và có thể cả SàiGòn.Chiến hạm Duchayla mang theo quân bổ sung(Thật ra vào lúc đó, tình thế của đạo quân ở Sài Gònđã được cải thiện, nhưng vị chỉ huy trưởng Cantonbuộc phải tuân lệnh của Tổng tư lệnh gửi đi từ tháng7 năm 1860 bắt phải chuyển 1 đại đội bộ binh đếnSài Gòn. Trong khi ấy trại quân Sài Gòn vừa được bổsung 100 thủy quân lục chiến do tàu Weser chở tới.200 quân bổ sung khác sẽ còn được liên tục chở đếnsau - TG) cho trại binh Sài Gòn. Theo các tin tức mớinhất thì quân trại Sài Gòn càng ngày càng thiếu nhânlực, việc canh phòng khó khăn vì vòng đai phòng thủrộng. Đoàn quân đổ bộ trước kia đã tiến chung vớiquân đồng minh vào Bắc Kinh được giải thể. Thủyquân lục chiến cũng tách ra khỏi quân đoàn viễnchinh trên đất Tàu để tăng cường một phần cho trạiquân Ta-kou; phần còn lại chuyển đến Canton, và sauđó là Sài Gòn. Đại tướng Jamim cùng với Trung đoànbộ binh 101, Tiểu đoàn 2 bộ binh, một giàn pháo binh12 khẩu, một giàn pháo binh 4 khẩu, một Đại độicông binh và một nửa bộ phận hành chính đượcchuyển về Thượng Hải. Đại tướng Collineau đượcchỉ định chiếm đóng Tien-tsin với đoàn lục quân 102,2 giàn pháo binh, 1 đại đội công binh, một số kỵ binhvà một nửa còn lại của bộ phận hành chính. Chiếnthuyền Forbin giao cho đại tướng Cousin-Montauban, vì ông này muốn thanh tra vài nơi tạiNhật Bản trước khi quay về ...