Danh mục

Lịch sử đô thị các thời đại P4

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.29 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thành phố thôn dã của Frank Lloyd Wright và Thành phố phân tán của Eliel Saarinen. - Thành phố thôn dã kiểu phân tán của Frank Lloyd Wright ra đời năm 1935 là một sự phản kháng của ông về cuộc sống trong các đô thị lớn. Wright đã mô tả đô thị của mình với hồ, sông, với các nhà ở biệt lập xây dựng trên các khu đất rộng, ngập trong cây xanh. phía Tây Bắc thành phố có một khu trung tâm với một nhà hành chính cao đột xuất, có công viên, sân bãi thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử đô thị các thời đại P4Với cách tổ chức này và việc sử dụng chung các công trình dịch vụ các mối quanhệ láng giềng sẽ phát triển tạo nên môi trường ở tốt và sống động.5.4 Thành phố thôn dã của Frank Lloyd Wrightvà Thành phố phân tán của Eliel Saarinen. - Thành phố thôn dã kiểu phân tán của Frank Lloyd Wright ra đời năm1935 là một sự phản kháng của ông về cuộc sống trong các đô thị lớn. Wright đãmô tả đô thị của mình với hồ, sông, với các nhà ở biệt lập xây dựng trên các khuđất rộng, ngập trong cây xanh. phía Tây Bắc thành phố có một khu trung tâm vớimột nhà hành chính cao đột xuất, có công viên, sân bãi thể thao, vườn động vật,nhà thuỷ tạ ... Thành phố sử dụng các phương tiện giao thông hiện đại, có nhiềuđường ô tô rộng nối liền với các sân bay và các tuyến đường xe lửa. Phạm vi đi lạicho dịch vụ, công việc làm chỉ trong khoảng 16-32 km với thời gian đi lại 10-40phút. Khái niệm đô thị của Wright gắn với việc đề cao cá nhân, chống lại conquái vật cơ khí và giải thoát con người khỏi cách sống cả gói. - Thành phố phân tán của Eliel Saarinen cũng dựa trên một ý tưởng giả địnhmột cách lý tưởng về thiên nhiên và xã hội. Saarinen cho rằng nếu thành phố banđầu là một hình vuông đặc thì sau 10 năm, 20, 30, 40 năm và 50 năm sau sẽ phânhoá thành từng mảng nhỏ như những mảng thuỷ tinh vỡ hình thành nên một cấutrúc phân liệt. Saarinen đặc biệt chú ý vấn đề giao thông giữa các thành phần trongcấu trúc vì ông cho rằng đưa nhà máy, trường đại học, viện nghiên cứu và các nhàlàm việc vào trong khu ở là không thực tế. Qua những phân tích của mình,Saarinen cho rằng trong một chừng mực nào đó thành phố lớn có thể chấp nhậnđược như là một đơn vị thống nhất nhưng với điều kiện là phải cải tạo khi nó đãsuy thoái, và phải có sự phân tán hữu cơ.5.5 Hiến chương Athens và C.I.A.M. - C.I.A.M là tên gọi của Hiệp hội kiến trúc sư quốc tế thành lập năm 1928còn hiến chương Athens là một cương lĩnh có tính chất chiến lược về quy hoạchđô thị của hiệp hội được soạn thảo năm 1933 tại Athens. Mục đích của C.I.A.M làđúc rút kinh nghiệm của kiến trúc hiện đại, giới thiệu những ý tưởng mới, phổ biếnrộng rãi tư tưởng của kiến trúc hiện đại vào đời sống xã hội, nhằm gây một côngluận phổ biến có lợi cho nền kiến trúc mới. - Bản hiến chương về xây dựng đô thị này - căn cứ vào thực tế khủng hoảngđô thị thế giới - đã đề xuất ra 5 đại mục chính là: Nhà ở, Giải trí, Việc làm, Giaothông và di sản lịch sử với 95 đề nghị. Phần một của bản hiến chương đã đề cậpđến vấn đề Đô thị và Vùng đô thị. Phần hai nói đến tình trạng hiện đại của các đôthị, tiến hành phê phán và đề ra phương pháp cải tạo chúng, nêu lên điểm đầu lànhà ở (phê phán tình cảnh ở tồi tàn ở các đô thị); điểm thứ hai nói đến vấn đề nghỉngơi (nhấn mạnh tầm quan trọng của không gian cây xanh); điểm thứ ba là côngviệc làm (nêu lên việc bố trí bất hợp lý các khu vực đô thị); điểm thứ tư là nhữngquan điểm về giao thông (nêu lên hiện trạng và phương pháp cải tạo), điểm thứnăm bàn về đi sản đô thị (chủ trương cứu vãn những giá trị văn hoá). Phần ba (kếtluận) đã đề ra việc thành phố phải bảo đảm về mặt vật chất và tinh thần, tự do cánhân, lợi ích tập thể cho cộng đồng đô thị.5.6 Trường phái quy hoạch đô thị Xô Viết những năm 1920 - 1930. - Sức bật mạnh mẽ của hoạt động xây dựng đô thị ở Liên Xô trong nhữngnăm 1920-1930 có cơ sở kinh tế-xã hội từ việc Liên Xô đã quốc hữu hoá toàn bộđất đai lãnh thổ. Rất nhạy cảm với sự đe doạ của các đô thị lớn, các nhà kiến trúcđô thị Xô Viết đã đề ra khái niệm Trục phân bố dân cư, nhằm hạn chế việc tạothành các đô thị lớn, tiêu diệt mâu thuẫn giữa thành phố và nông thôn. Những trụcphân bố như vậy đặt dọc theo các tuyến đường giao thông, với đầy đủ các thànhphần: các khu ở, khu văn hoá dịch vụ, khu công nghiệp và cà các khu nông nghiệp. - Một mô hình quy hoạch đô thị quan trọng đã được đưa vào thực tiễn xâydựng thành phố Stalingrad bởi Miliutin là quan niệm Thành phố dải, một hình thứcthành phố tuyến nhưng với những khái niệm cách tân hơn. Miliutin đã đặt thànhphố trải dài theo triền sông Volga, theo thứ tự từ bờ sông ra bên ngoài là dải nhà ở,tiếp đến là đại lộ sau đó đến dải cây xanh rộng 500 mét: rồi đến dải đất dùng chokhu công nghiệp, ngoài cùng là đường xe lửa. CHƯƠNG 6: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI THỜI KỲ ĐẦU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II Cuộc chiến tranh thế giới thứ II kết thúc với sự tổn thất nặng nề về mọi mặttrong đó có đô thị, việc tái thiết các thành phố lớn trở nên cần thiết. Các nướcTBCN phương Tây thời hậu chiến đã chú ý đến vấn đề xây dựng các tiểu khu nhàở, muốn tăng độ lớn của các đơn vị quy hoạch để thuận lợi cho việc bố trí dịch vụvà cây xanh. Trong lãnh vực giao thông, xu hướng chung là tiến tới phân côngchức năng cho các loại đường, bố trí hệ thống đường đi bộ ở một số khu vực đô thịvà tách hệ thống này khỏi những tuyến đường ô tô cao tốc, mở rộng chiều rộngđường, giả ...

Tài liệu được xem nhiều: