Hội hoạ Hiện Đại Hội họa Hiện Đại là gì? Có gì khác biệt với những khuynh hướng hội hoạ trước đó? Điểm khác biệt là ở quan niệm về năng khiếu. Năng khiếu là yếu tố cần thiết của người hoạ sĩ, nhưng trong Hội họa Hiện Đại, người ta khẳng định rằng: năng khiếu, một trong những yếu tố giúp cho hoạ sĩ có được những tác phẩm cuốn hút, lại là không cần thiết lắm! Bởi vì sản phẩm của hội hoạ không phải chỉ là những cái gì đẹp, không chỉ là để thỏa mãn một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lich sử hội họa hiện đại và hậu hiện đai việt nam Lich sử hội họa hiện đại và hậu hiện đai việt namI. Hội hoạ Hiện ĐạiHội họa Hiện Đại là gì? Có gì khác biệt với những khuynh hướng hội hoạ trước đó?Điểm khác biệt là ở quan niệm về năng khiếu. Năng khiếu là yếu tố cần thiết củangười hoạ sĩ, nhưng trong Hội họa Hiện Đại, người ta khẳng định rằng: năng khiếu,một trong những yếu tố giúp cho hoạ sĩ có được những tác phẩm cuốn hút, lại làkhông cần thiết lắm! Bởi vì sản phẩm của hội hoạ không phải chỉ là những cái gì đẹp,không chỉ là để thỏa mãn một thị hiếu, mà cốt yếu nó còn đi tìm một sự đồng cảm vàchia sẻ. Nói chung, nó phải truyền thông được một thông điệp với công thức:Tác phẩm lớn = Tính sâu thẳm + tính phức tạp + tính nguyên sơ.Có thể nói, khuynh hướng Hiện Đại này đã đi vào môi trường Hội hoạ của Việt Namkể từ ngày triển lãm đầu tiên vào năm 1929 tại Trường Mỹ thuật Đông Dương.Cách đây 85 năm, ngày 7/10/1924, tại Hà Nội, toàn quyền Đông Dương MartialMerlin ký sắc lệnh cho thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương, với tên tiếng Pháp làÉcole superieure des Beaux-Arts de L’Indochine. Người đảm nhiệm kiêm hiệu trưởnglà họa sĩ người Pháp: Victor Tardieu. Trường hoạt động trong thời gian 20 năm (1925-1945), đã trao bằng tốt nghiệp cho 128 sinh viên họa sĩ, trong đó có các ngôi sao sángcủa nền mỹ thuật Việt Nam như: Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Tô Ngọc Vân, LêPhổ, Nguyển Gia Trí, Bùi Xuân Phái, v.v...Và cuộc triển lãm đầu tiên mang tính lịch sử ở VN thời bấy giờ, được khai mạc tạitrường Mỹ Thuật Đông Dương, số 102 phố Reinach, Hà Nội, vào ngày thứ sáu15/11/1929 (cách đây 80 năm), đã có tác động đáng kể đến đời sống và công chúngđương thời. Lúc ấy, tranh lụa và tranh sơn mài chưa ra đời. Vào thời điểm đó, tờL’Avenir du Tonkin (Tương lai Bắc Kỳ) đã trang trọng chạy “tít” trên bìa 1: Mộttrường phái hội họa và điêu khắc mới “Trường phái Việt Nam”. Trong tờ báo đó, kýgiả Yvonne Schultz viết: “Cái trường phái hội họa này, ngay bây giờ người ta có thểgọi là trường phái Việt Nam, sẽ làm giàu cho Viễn Đông bằng những tác phẩm thíchứng với sự nhạy cảm của người Việt Nam thế kỷ 20. Về mặt lịch sử, quá trình pháttriển của hội họa sơn dầu VN khác xa các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. Cáchọa sĩ VN quả thực đã tiếp nhận các kỹ thuật hội họa phương Tây, nhất là kỹ thuật sơndầu trực tiếp qua các họa sĩ Pháp (Victor Tardieu và Joseph Inguimberty) như mộtphương tiện có tính phổ quát, để xây dựng cho mình một nền hội họa ĐẦU TIÊNmang tính chất quốc gia, chuyên nghiệp, có tác giả, một nền hội họa bác học theo tinhthần của thời đại mới, mà vẫn đảm bảo bám rễ sâu vào nguồn mạch văn hóa mỹ thuậttruyền thống”.A. Giai đoạn đầu (1925-1945)Vào thời kỳ Đông Dương, nền hội họa sơn dầu Việt Nam đã ít nhiều có những sắc tháiriêng biệt, với những nội dung hết sức đặc biệt, được phản ánh qua những tác phẩm cóphong độ bậc thầy như “Thiếu Nữ bên Hoa Huệ” của Tô Ngọc Vân, “Chơi Ô ĂnQuan” của Nguyễn Phan Chánh, “Vườn Xuân Bắc Nam” của Nguyễn Gia Trívv…Các họa sĩ VN đã đi từ trường phái Cổ điển, qua Hiện thực, và phần nào tiếp cậncác trường phái Hiện Đại như: Ấn tượng...B. Giai đoạn từ 1945-1975Miền Bắc bước vào thời kỳ kháng chiến, nền hội họa sơn dầu VN đã chuyển hóa cácthành tựu của thời kỳ trước sang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Một số còn lại di cưvào Nam, sát nhập với trường Cao Đăng Mỹ Thuật Gia Định, nay là trường Đại HọcMỹ Thuật Tp HCM, số 5 Phan Đăng Lưu, Q Bình Thạnh, Tp. HCM.Thời kỳ này ở miền Nam, tức Sài Gòn cũ, các họa sĩ nổi tiếng các nơi tổ chức triểnlãm liên tục, ở Ty Văn Hóa (đường Tự Do), ở Hội Việt Mỹ, với các họa sĩ cổ thụ nhưNguyễn Gia Trí, Văn Đen, Nguyễn Siên, Tạ Tỵ, Hiếu Đệ, Nguyễn Thanh Thu. Đếnthập niên 60 thành lập thêm nhóm họa sĩ trẻ Sài Gòn, gồm có các họa sĩ NguyễnTrung, Hồ Thành Đức, Bé Ký, Hồ Hữu Thủ,Trịnh Cung, vv...Đây là thời gian cực thịnh của các trường phái Hiện Đại: Ấn tượng, Lập thể, Siêuthực, Trừu tượng v.v... Ở thời vàng son này, các họa sĩ rất được công chúng trọng thịvà mến yêu, nhất là tầng lớp trung lưu trí thức, bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáosư,vv…Sau mỗi tháng lãnh lương, họ thường trích ra một khoản tiền để sưu tập tranh,tượng.Hội hoạ Hiện Đại và Hậu Hiện Đại VNTrừu tượng, sơn dầu, Tạ TỵTranh hậu hiện đại của Lê Hiếu Tranh hậu hiện đại củaLê HiếuC. Giai đoạn từ 1975-1990Sau khi thống nhất đất nước, trong bối cảnh cả nước vẫn sống trong nền kinh tế baocấp tập trung, Sài Gòn-Tp HCM có lực lượng họa sĩ xuất thân từ các nguồn đào tạohết sức khác nhau, từ các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Tiệp Khắc, Hungary,Ba Lan, Trung Quốc, và từ các nước tư bản như Pháp, Mỹ, Ý, Anh, Nhật…Riêng miền Nam đang liên tục tiến hành cải tạo xã hội và xây dựng xã hội mới mà dânSài Gòn và giới văn nghệ sĩ tại chỗ còn quá xa lạ. Vì thế mà rất nhiều người cầm cọthời bấy giờ, bị đi cải tạo, hoặc bỏ vẽ. Số còn lại trở nên rụt rè trước hoàn cảnh xã hộithay đổi. Trong suốt thời gian này hầu n ...