Thông tin tài liệu:
LỊCH SỬ OLYMPIC VẬT LÍ QUỐC TẾ (IPhO)Waldemar GORZKOWSKI Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Balan 1. Tóm tắt lịch sử của IPhO Olympic Vật lí Quốc tế là cuộc thi Vật lí mang tầm quốc tế dành cho các học sinh trung học. Cuộc thi đầu tiên do Giáo sư Czesław Ścisłowski tổ chức ở Warsaw (Ba Lan) vào năm 1967. Từ thời gian đó Olympic Vật lí Quốc tế đã được tổ chức hàng năm ở mỗi quốc gia khác nhau, trừ một số ngoại lệ sẽ được đề cập sau đây. Việc tổ chức Olympic...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LỊCH SỬ OLYMPIC VẬT LÍ QUỐC TẾ (IPhO) LỊCH SỬ OLYMPIC VẬT LÍ QUỐC TẾ (IPhO) Waldemar GORZKOWSKI Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học Balan 1. Tóm tắt lịch sử của IPhO Olympic Vật lí Quốc tế là cuộc thi Vật lí mang tầm quốc tế dành cho các học sinhtrung học. Cuộc thi đầu tiên do Giáo sư Czesław Ścisłowski tổ chức ở Warsaw (Ba Lan)vào năm 1967. Từ thời gian đó Olympic Vật lí Quốc tế đã được tổ chức hàng năm ở mỗiquốc gia khác nhau, trừ một số ngoại lệ sẽ được đề cập sau đây. Việc tổ chức Olympic Vật lí Quốc tế đã được đề xuất trước năm 1967. OlympicVật lí Quốc tế cần phải là một sự kiện hàng năm giống như Olympic Toán học Quốc tế đãđược tổ chức vào năm 1959. Thành công của Olympic Toán học Quốc tế và kinh nghiệmcó được từ việc tổ chức đã khích lệ các nhà vật lí trong ngành giáo dục vật lí và nhữngnhà vật lý quan tâm đến tương quan kiến thức của những sinh viên giỏi nhất đến từ cácnước khác nhau. Sự cống hiến và quá trình làm việc miệt mài của ba giáo sau là rất đángkhen ngợi: Giáo sư ZcisBowski CzesBaw của Ba Lan, Giáo sư Rostislav Kostial củaCzechoslovakia và Giáo sư Rudolf Kunfalvi của Hungary. Mỗi giáo sư đều đã cân nhắcnhững khả năng tổ chức Olympic Vật lí Quốc tế đầu tiên ở nước mình. Và họ kết luậnrằng Ba Lan là nước có những điều kiện tốt nhất và môi trường thuận lợi nhất cho việc tổchức một sự kiện như vậy. Chính nhờ điều này cùng với đóng góp to lớn của cá nhânGiáo sư CzesBaw ZcisBowski, cuộc thi vật lí quốc tế đầu tiên đã được tổ chức ở Warsawvào năm 1967. Một điều cần phải nhấn mạnh ở đây là có sự khác nhau giữa Olympic Toán họcQuốc tế và Olympic Vật lí Quốc tế. Tại cuộc thi Olympic Vật lí Quốc tế, các thí sinh phảigiải quyết không chỉ bài thi lý thuyết mà còn có cả bài thi thực hành. Vì lí do đó mà việctổ chức cuộc thi vật lí phức tạp hơn và tốn kém hơn. Một vài tháng trước khi IPhO đầu tiên diễn ra, thư mời được gửi tới tất cả cácnước Châu Âu. Thư mời này đã được các nước Bungaria, Czechoslovakia, Hungary vàRomania nhận lời (5 quốc gia trong đó có Ba Lan, nước tổ chức cuộc thi). Mỗi đội gồmcó ba học sinh trung học và một giám sát viên đi cùng. Cuộc thi được sắp xếp theo cácthứ tự của giai đoạn cuối của Olympic Vật lí Ba Lan: một ngày dành cho thi lý thuyết vàmột ngày dành để thi thực hành. Sự khác biệt rõ ràng đó là các thí sinh phải đợi bài làmcủa mình được chấm. Trong thời gian chờ đợi, Ban tổ chức đã sắp xếp 2 chuyến đi thamquan bằng máy bay tới Kraków và Gdańsk. Tại cuộc thi IPhO đầu tiên, các thí sinh phảilàm 4 câu lý thuyết và 1 bài thực hành. Olympic thứ hai do Giáo sư Rudolf Kunfalvi tổ chức ở Budapest, Hungary vàonăm 1968. Trong cuộc thi này có 8 quốc gia đã tham dự: 5 nước ở cuộc thi lần I và cóthêm Cộng hòa Dân chủ Đức, Liên Xô và Nam Tư. Đại diện cho mỗi quốc gia có 3 họcsinh và 1 giám sát viên. Trước IPhO lần thứ hai, bản Quy chế và Chương trình thi sơ bộđã được soạn thảo. Sau đó, Hội đồng Quốc tế với thành phần là các giám sát viên của cácđội tuyển chính thức duyệt bản dịch này. Một cuộc họp đặc biệt đã được tổ chức ở Bruno,Czechoslovakia, một vài tháng sau IPhO lần thứ hai để duyệt các văn bản trên . Cần nhấnmạnh rằng tuy đã bị thay đổi nhiều nhưng tất cả các đặc tính cơ bản của những Quy chếđầu tiên vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Năm 1969, IPhO lần thứ ba đã được tổ chức bởi Giáo sư Rostislav Kostial ởBruno, Czechoslovakia. Tại IphO lần này, mỗi đội tuyển gồm có 5 thí sinh và 2 giám sátviên. Cuộc thi ở Bruno được tổ chức theo Quy chế chính thức đã được thông quatrước đó. Olympic tiếp theo được diễn ra tại Moscow, Liên Xô vào năm 1970. Đại diệncho mỗi quốc gia có 6 học sinh và 2 giám sát viên. Trong Olympic đó, Quy chế thi đãcó một số thay đổi nhỏ. Kể từ IPhO lần thứ năm, được tổ chức tại Sofia, Bungaria vàonăm 1971, mỗi đội tuyển sẽ gồm có 5 học sinh và 2 giám sát viên. IPhO lần thứ sáu được tổ chức ở Bucharest, Romania vào năm 1972. Đó là 1 sựkiện quan trọng vì có sự tham gia lần đầu tiên của 2 quốc gia, Cu Ba - quốc gia đầu tiênkhông thuộc Châu Âu và Pháp - nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên. Tại lần Olympic này,Hội đồng Quốc tế đã quyết định có một số thay đổi trong Quy chế (tuy nhiên khôngđược đưa ra bằng văn bản ). Đáng tiếc là năm 1973 Olympic đã không được tổ chức vì không có nước nào sẵnsàng đứng ra tổ chức mặc dù số lượng các nước tham gia đã tăng hơn năm trước. Khi màOlympic Vật lí Quốc tế đứng trước nguy cơ không được tổ chức nước, Ba Lan - nướckhởi xướng cuộc thi Quốc tế này đã tiếp tục tổ chức IPhO lần thứ bảy ở Warsaw vào năm1974 (đây là lần thứ hai Ba Lan tổ chức IPhO). Lần này đã có thêm sự tham gia lần đầutiên của Cộng hòa Liên bang Đức. Thực tế này chắc chắn mang một ý nghĩa tượng trưng. Trước cuộc thi Ban tổ chức giới thiệu trong Quy chế những thay đổi đã đượcthảo luận và được chấp nhận ở Bucharest. Bản Quy c ...