Danh mục

Lịch sử quan hệ Việt-Trung nhìn từ góc độ đại chiến lược

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.50 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 8,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, cũng như nhiều quan hệ địa chính trị khác, có hai mặt: hình thức và thực chất. Hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử quan hệ Việt-Trung nhìn từ góc độ đại chiến lược Lịch sử quan hệ Việt-Trung nhìn từ góc độ đại chiến lượcTóm tắt: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, cũng như nhiều quan hệ địa chính trị khác, cóhai mặt: hình thức và thực chất. Hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng... Lịchsử quan hệ Việt-Trungnhìn từ góc độ đại chiến lượcVũ Hồng Lâm*Tóm tắt: Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, cũng như nhiều quan hệ địa chính trị khác, cóhai mặt: hình thức và thực chất. Hai mặt này không phải bao giờ cũng tương đồng. Vềmặt hình thức, quan hệ Việt-Trung được định vị trong khuôn khổ một mô hình thế giới cótính chuẩn tắc mà cả hai thế lực cầm quyền ở Trung Quốc và ở Việt Nam cùng côngnhận. Song về thực chất, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phản ánh sự cọ sát, đụngđộ hoặc thỏa hiệp giữa những viễn t ượng khác nhau về trật tự thế giới, xét cho cùng làphản ánh tương quan lực lượng giữa các thế lực lãnh đạo đại diện cho các viễn tượng thếgiới khác nhau. Sự chia sẻ và tranh chấp trật tự thế giới được thực hiện thông qua đạichiến lược và được thể hiện thông qua lễ nghi. Tìm hiểu đại chiến lược của Việt Nam vàTrung Quốc, giải mã lễ nghi trong tiếp xúc và trao đổi giữa hai nước (đúng hơn là hai thếlực địa chính trị), sẽ cho câu trả lời về tính chất và đặc điểm của mối quan hệ Việt-Trung.Bài viết này điểm qua mối quan hệ Việt-Trung trong 22 thế kỷ lịch sử của nó, đặc biệt tậptrung vào giai đoạn từ thập niên 1970 cho đến nay.Tổng quanQuan hệ Việt Nam-Trung Quốc là một trong những mối quan hệ địa chính trị lâu đời nhấttrên thế giới còn tồn tại đến ngày nay. Nói “quan hệ địa chính trị” để nói về một phạm trùtổng quát hơn, bao trùm hơn phạm trù “quan hệ giữa hai quốc gia”. Bởi vì trong gần haimươi hai thế kỷ lịch sử của nó, quan hệ Việt-Trung không phải lúc nào cũng là quan hệgiữa hai quốc gia, càng không phải lúc nào cũng là quan hệ giữa hai “nhà nước dân tộc cóchủ quyền”, như ta vẫn quen hình dung về mối quan hệ giữa hai “nước” trong thế giớihiện đại. “Quan hệ Việt-Trung” ở đây được hiểu là mối quan hệ giữa hai thực thể địachính trị. Mối quan hệ địa chính tr ị này trong từng thời kỳ có tính chất gì, mang đặc điểmgì, hay có thể gọi là gì, đó chính là câu hỏi bao trùm của bài nghiên cứu này.Quan hệ Việt-Trung trong gần 2200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay có thểchia ra bốn thời kỳ cơ bản. Thời kỳ thứ nhất quen gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”, dài khoảngmột ngàn năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt củaTriệu Đà (năm 179 tr. TL), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sôngHồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-NamViệt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938sau TL). Thời kỳ thứ hai gọi chung là “thời kỳ Đại Việt”, dài tương đương, từ khi NgôQuyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh côngnhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883). Thời kỳ thứ ba quen gọi là “thời kỳ Pháp thuộc”,kéo dài khoảng 6 thập niên, từ 1883 đến 1945, khi Việt Nam tuyên bố độc lập. Thời kỳthứ tư gọi chung là “thời kỳ Việt Nam”, dài tương tự, từ 1945 đến nay. Thời kỳ này gồm3 giai đoạn: (1) từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, (2) từ đầu thập niên 70 đếncuối thập niên 80, (3) từ đầu thập niên 90 đến nay.Thời kỳ Bắc thuộcThời Bắc thuộc, Việt Nam được tổ chức thành quận huyện trong cơ cấu nhà nước đếquốc Trung Hoa với tên gọi “Giao châu” (nửa đầu thời kỳ) và “An Nam đô hộ phủ” (nửasau thời kỳ). Quan cai trị Việt Nam do vua Trung Quốc bổ nhiệm. Như vậy, Việt Namthống thuộc vào Trung Quốc về nhân sự lãnh đạo cũng như về chính sách. Song thực tếkhông nhất thiết là như vậy. Có hai cách đi ra ngoài khuôn khổ của triều đình Trung Hoa.Cách thứ nhất được thực hiện bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang, sau đó người lãnh đạokhởi nghĩa xưng “vương” hoặc xưng “đế”. Hiện tượng các thủ lĩnh địa phương nổi lênxưng đế là hiện tượng bình thường trong lịch sử Trung Quốc. Thế nhưng trong đa sốtrường hợp họ đều hướng tới chiếm lĩnh Trung nguyên, thâu tóm cả Trung Quốc về mình:Dưới vòm trời chỉ có một mặt trời mà thôi. Song ở Việt Nam, những người nổi lên xưngvương xưng đế chưa bao giờ nuôi ý đồ tiến chiếm Trung nguyên. Họ luôn coi TrungQuốc như một thiên hạ khác. Họ không định gồm thâu Trung Quốc, mà ngược lại, họmuốn rạch ngang vòm trời, chia thiên hạ làm hai, nửa bắc của người bắc, nửa nam củamình. Ở đây, người ta vẫn sử dụng mô hình thế giới của Trung Hoa, nhưng bóp méo nóđi ở một điểm cơ bản: Thiên hạ chia hai, có hai mặt trời. Tư tưởng này là viễn tượng vềtrật tự thế giới của hàng loạt các thế lực lãnh đạo Việt Nam cho đến mãi về sau. Nó thểhiện trong đế hiệu “Lý Nam đế” của Lý Bí (544), trong bài thơ “Nam quốc sơn hà Namđế cư” được cho là của Lý Thường Kiệt (1075), trong bài phú “Bình Ngô đại cáo” củaNguyễn Trãi (1428). Nhưng không phải nó chỉ bắt đầu với Lý Bí. Nó đã bắt đầu rất sớm,trước cả khi có mối quan ...

Tài liệu được xem nhiều: