Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 2
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.58 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Lịch sử quân sự là quá trình phát sinh và phát triển lĩnh vực quân sự của loài người từ xưa đến nay. Nó là một bộ phận của lịch sử xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, từ xa xưa đến nay các hoạt động quân sự của dân tộc ta được hình thành và phát triển, gắn liền với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu và hành động thôn tính bằng bạo lực của bọn xâm lược.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 2 Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 2] MỞ ĐẦU LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lịch sử quân sự là quá trình phát sinh và phát triển lĩnh vực quân sự của loài người từ xưa đến nay. Nó là một bộ phận của lịch sử xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, từ xa xưa đến nay các hoạt động quân sự của dân tộc ta được hình thành và phát triển, gắn liền với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu và hành động thôn tính bằng bạo lực của bọn xâm lược. So với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, lịch sử quân sự Việt Nam có bề dày rất lớn, phong phú và nhiều nét đặc sắc. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam cần được xúc tiến mạnh mẽ, xứng đáng với tầm vóc của lịch sử dân tộc, để tiếp tục đưa khoa học lịch sử quân sự vươn lên đáp ứng tốt yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. I. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM 1. Các giai đoạn phát triển của Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia phát triển sớm và có ích sử lâu đời. Trong lịch sử Việt Nam, lịch sử quân sự được biểu hiện đậm nét và oanh liệt nhất. Đó là lịch sử quá trình phát sinh và phát triển các hoạt động quân sự của dân tộc ta trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Việt Nam có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực chính trị ‘-quân sự, văn hoá và kinh tế, trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên lục địa châu á nói chung, vùng Đông - Nam á nói riêng. ở một đầu mối giao thông tự nhiên trong vùng, Việt Nam có điều kiện giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn minh khác, trở thành nơi hội tụ nhiều nền văn minh trong khu vực và thế giới. Nơi đây có tài nguyên phong phú, là một địa bàn chiến lược trọng yếu mà bọn xâm lược qua các thời đại đều muộn chiếm lấy để thực hiện mưu đồ thực dân của chúng. Các thế lực bành trướng hên tục gây chiến tranh thôn tính nước ta. Vì thế, từ xa xưa hoạt động quân sự của đần tộc ta đã xuất hiện và phát triển, trở thành một nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất nước ta là một trong những chiếc nôi của loài người, một xứ sở của văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, sớm có nền văn hoá bản địa với bản sắc riêng. Thành quả lao động đáng tự hào của người xưa để lại là sớm tạo dựng nên một nền văn hoá - văn minh Việt mà tiêu biểu là văn minh Sông Hồng và văn minh Đại Việt rực rỡ, toả sáng trong vùng. Đó là những nền văn minh cổ xưa nhưng xán lạn, tiêu biểu cho tài năng lao động sáng tạo, những phẩm giá cao quý và truyền thống tinh thần của tổ tiên. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử riêng, Việt Nam thường xuyên phải gánh chịu những thử thách hiểm nguy trước thiên tai và địch hoạ. Trong lịch sử, dân tộc ta biết bao lần bị phong kiến phương Bắc tiến công xâm lược, nhiều lần và trong nhiều thế kỷ bị đô hộ với âm mưu Hán hoá; rồi đến thời cận đại và hiện đại phải chống nguy cơ âu hoá và Mỹ hoá trong mưu đồ xâm lược của các đế quốc tư bản phương Tây. Vốn có một nền văn hoá bản địa vững bền nên dân tộc ta không bị đồng hoá; những ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh phương Bắc hay phương Tây cũng không làm mất được bản sắc riêng của văn hoá dân tộc Việt Nam. Việt Nam còn là một đất nước sớm hình thành dân tộc, sớm thống nhất đất nước và cũng sớm hình thành nhà nước tập quyền. Trước sự đe doạ của thiên tai và giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã cố kết và hợp quần lại để có đủ sức mạnh dựng nước và giữ nước. Công cuộc lao động và chiến đấu gian khổ tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ láng giềng, dòng họ; trong cộng đồng rộng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc Chính vì thế, người Việt đã sớm nhận thức được rằng, quê cha đất tổ, non sông đất nước này là do bàn tay, khối óc và xương máu của biết bao thế hệ xây đắp nên, là tài sản vô giá truyền lại muôn đời. T ình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc đã nảy sinh và phát triển trên cơ sở đó. Truyền thống quân sự là nét nổi bật của lịch sử Việt Nam. Lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện từ buổi đầu dựng nước, có một quá trình phát triển liên tục, chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm, luôn gắn liền trong mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình, giữa dựng nước và giữ nước. Suốt dọc dài lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam đã nêu cao tinh thần bất khuất, tự lập tự cường, trí thông minh và tài thao lược; xây dựng nên một nền văn hoá quân sự độc đáo. Mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc ta đều có những nỗ lực sáng tạo, đều giành được những chiến công vang dội, lập nên những chiến tích phi thường trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Có thể phân chia các giai đoạn Lịch sử quân sự Việt Nam như sau: 1.1. Giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương- An Dương Vương (từ thế kỷ II Tr.CN về trước). Trong giai đoạn này nhiều truyền thống dân tộc đã được hình thành, lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện và phát tri ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 2 Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 2] MỞ ĐẦU LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Lịch sử quân sự là quá trình phát sinh và phát triển lĩnh vực quân sự của loài người từ xưa đến nay. Nó là một bộ phận của lịch sử xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, từ xa xưa đến nay các hoạt động quân sự của dân tộc ta được hình thành và phát triển, gắn liền với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu và hành động thôn tính bằng bạo lực của bọn xâm lược. So với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, lịch sử quân sự Việt Nam có bề dày rất lớn, phong phú và nhiều nét đặc sắc. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam cần được xúc tiến mạnh mẽ, xứng đáng với tầm vóc của lịch sử dân tộc, để tiếp tục đưa khoa học lịch sử quân sự vươn lên đáp ứng tốt yêu cầu và đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. I. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM 1. Các giai đoạn phát triển của Lịch sử quân sự Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia phát triển sớm và có ích sử lâu đời. Trong lịch sử Việt Nam, lịch sử quân sự được biểu hiện đậm nét và oanh liệt nhất. Đó là lịch sử quá trình phát sinh và phát triển các hoạt động quân sự của dân tộc ta trong hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Việt Nam có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực chính trị ‘-quân sự, văn hoá và kinh tế, trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên lục địa châu á nói chung, vùng Đông - Nam á nói riêng. ở một đầu mối giao thông tự nhiên trong vùng, Việt Nam có điều kiện giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn minh khác, trở thành nơi hội tụ nhiều nền văn minh trong khu vực và thế giới. Nơi đây có tài nguyên phong phú, là một địa bàn chiến lược trọng yếu mà bọn xâm lược qua các thời đại đều muộn chiếm lấy để thực hiện mưu đồ thực dân của chúng. Các thế lực bành trướng hên tục gây chiến tranh thôn tính nước ta. Vì thế, từ xa xưa hoạt động quân sự của đần tộc ta đã xuất hiện và phát triển, trở thành một nhu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đất nước ta là một trong những chiếc nôi của loài người, một xứ sở của văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, sớm có nền văn hoá bản địa với bản sắc riêng. Thành quả lao động đáng tự hào của người xưa để lại là sớm tạo dựng nên một nền văn hoá - văn minh Việt mà tiêu biểu là văn minh Sông Hồng và văn minh Đại Việt rực rỡ, toả sáng trong vùng. Đó là những nền văn minh cổ xưa nhưng xán lạn, tiêu biểu cho tài năng lao động sáng tạo, những phẩm giá cao quý và truyền thống tinh thần của tổ tiên. Tuy nhiên, do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử riêng, Việt Nam thường xuyên phải gánh chịu những thử thách hiểm nguy trước thiên tai và địch hoạ. Trong lịch sử, dân tộc ta biết bao lần bị phong kiến phương Bắc tiến công xâm lược, nhiều lần và trong nhiều thế kỷ bị đô hộ với âm mưu Hán hoá; rồi đến thời cận đại và hiện đại phải chống nguy cơ âu hoá và Mỹ hoá trong mưu đồ xâm lược của các đế quốc tư bản phương Tây. Vốn có một nền văn hoá bản địa vững bền nên dân tộc ta không bị đồng hoá; những ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh phương Bắc hay phương Tây cũng không làm mất được bản sắc riêng của văn hoá dân tộc Việt Nam. Việt Nam còn là một đất nước sớm hình thành dân tộc, sớm thống nhất đất nước và cũng sớm hình thành nhà nước tập quyền. Trước sự đe doạ của thiên tai và giặc ngoại xâm, nhân dân ta đã cố kết và hợp quần lại để có đủ sức mạnh dựng nước và giữ nước. Công cuộc lao động và chiến đấu gian khổ tạo nên sự gắn bó mật thiết giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ láng giềng, dòng họ; trong cộng đồng rộng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc Chính vì thế, người Việt đã sớm nhận thức được rằng, quê cha đất tổ, non sông đất nước này là do bàn tay, khối óc và xương máu của biết bao thế hệ xây đắp nên, là tài sản vô giá truyền lại muôn đời. T ình yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh và ý thức độc lập tự chủ của dân tộc đã nảy sinh và phát triển trên cơ sở đó. Truyền thống quân sự là nét nổi bật của lịch sử Việt Nam. Lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện từ buổi đầu dựng nước, có một quá trình phát triển liên tục, chủ yếu do nhu cầu chống ngoại xâm, luôn gắn liền trong mối quan hệ giữa chiến tranh và hoà bình, giữa dựng nước và giữ nước. Suốt dọc dài lịch sử của mình, dân tộc Việt Nam đã nêu cao tinh thần bất khuất, tự lập tự cường, trí thông minh và tài thao lược; xây dựng nên một nền văn hoá quân sự độc đáo. Mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc ta đều có những nỗ lực sáng tạo, đều giành được những chiến công vang dội, lập nên những chiến tích phi thường trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Có thể phân chia các giai đoạn Lịch sử quân sự Việt Nam như sau: 1.1. Giai đoạn dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương- An Dương Vương (từ thế kỷ II Tr.CN về trước). Trong giai đoạn này nhiều truyền thống dân tộc đã được hình thành, lịch sử quân sự Việt Nam xuất hiện và phát tri ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
di tích lịch sử lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử kiến thức lịch sử Lịch sử quân sự việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 187 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 115 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình Đỗ Lâm Thượng
11 trang 113 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 95 1 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 5
24 trang 68 0 0 -
82 trang 62 0 0
-
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8
18 trang 60 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
24 trang 52 0 0 -
86 trang 50 0 0
-
10 trang 48 0 0