Danh mục

Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 6

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 434.83 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi trải qua quãng đường dài hàng chục vạn năm của thời đại đồ đá, tổ tiên ta đã biết đến kỹ thuật luyện kim đúc đồng, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ dựng nước và giừ nước đầu tiên của dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 6Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 6] II. NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC. SỰ HÌNH THÀNH CỦA NHÀ NƯỚC, VẤN ĐỀ CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀ THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘISau khi trải qua quãng đường dài hàng chục vạn năm của thời đại đồ đá, tổ tiên ta đã biếtđến kỹ thuật luyện kim đúc đồng, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳdựng nước và giừ nước đầu tiên của dân tộc. Bước ngoặt lịch sử đó diễn ra cách ngày naytrên dưới 4.000 năm, mà trong ký ức của dân tộc còn giữ lại được nhiều đường nét cưbản, nhiều kỷ niệm về cái thuở ban đầu thuần phác, hồn nhiên, gian lao và anh dũng đó,được huyền thoại hoá trong các câu chuyện thần kỳ về dòng giống Rồng Tiên, về SơnTinh - Thủy Tinh, về Thánh Gióng trừ phá giặc Ân, về Vua Hùng dạy dân trồng lúa,những sự tích về trầu cau, bánh dày bánh chưng. . .Những mảnh rời vỡ của lịch sử dựng nước đó còn được bảo lưu trong nhiều tập tục, nhiềusinh hoạt văn hoá cổ truyền của nhân dân, được phục nguyên lại ngày một chính xác hơn,đầy đủ hơn bằng chính lịch sử được vật chất hoá và lưu truyền lại tới ngày nay và đãđược khảo cổ học phát hiện. Bởi lẽ đó, chỗ dựa chính cho việc xem xét, phân tích nhữngtiền đề lịch sử dẫn tới sự hình thành của nhà nước sớm nhất trong lịch sử nước ta - nhànước Văn Lang - Âu Lạc thành là những chứng tích khảo cổ học (xem bảng 1)1. Phát triển và chuyên hoá sản xuất:Từ bảng dẫn giải những chứng tích khảo cổ học trên cho thấy: Con người từng bước mởrộng không gian sống của mình bằng cách bám sát và tận dụng hoàn cảnh tự nhiên thayđổi (biển rút, hình thành các châu thổ rộng lớn...), nhờ những tiến bộ kỹ thuật đã đạtđược. Trong cuộc đấu tranh khắc phục và hoà điệu với tự nhiên, con người đã có trongtay những công cụ sắc bén hơn. Bên cạnh những cây r ìu, lưỡi cuốc đá, đã xuất hiệnnhững nông cụ mang tính cách mạng. Đó là những lưỡi cày kim lo ại bằng đồng thau,liềm, nhíp bằng đồng rồi bằng sắt.Hàng trăm lưỡi cày đồng thau đựng trong một chiếc trống đồng t ìm thấy gần đây (1982)ở Mả Tre (Cổ Loa) và hàng trăm lưỡi cày đồng khác có mặt từ thượng nguồn sông Hồng(Lào Cai) đến bờ sông Nhật Lệ (Quảng Bình) cùng với vết tích nhiều xương răng trâu bònhà, tượng trâu bò tìm được trong nhiều di chỉ khảo cổ học... Con trâu - cái cày, hìnhtượng trung tâm của bức tranh đồng quê còn được phản ánh cả trong tập tục chôn cấtngười chết. Trong ngôi mộ thạp ở Vạn Thắng (Phú Thọ) đã tìm thấy lưỡi cày đồng hìnhtam giác có dáng rất chắc khoẻ cùng với răng loài trâu bò nói lên phương thức canh tácdùng cày và sức kéo gia súc đã là phương thức canh tác nông nghiệp phổ biến và chủ yếucủa người Việt cổ.Nhờ đất đai phì nhiêu, “đất Giao Chỉ rất là tốt, nhiều màu mỡ v.v...”, được sử sách cổ củaTrung Quốc ghi lại như sách Phiên Ngung tạp ký của Trịnh Hùng đời Đường, Thái Bìnhhoàn vũ ký của Nhạc Sử đời Tống..., nhờ nước và ánh sáng dư thừa, cây lúa cho năngsuất cao, có thể cấy trồng hai vụ. Tài liệu khảo cổ học đã phát hiện ra vết tích vỏ trấutrong khu mộ táng Làng Vạc. Kết quả phân tích của các nhà chuyên môn nông sinh học(Nguyễn Xuân Hiển, 1981) cho biết, có khả năng đó là những hạt lúa chiêm . . . Kỹ thuậtcanh tác mới đưa năng suất nghề trồng lúa nước lên cao, có thể tạo ra sản phẩm dư thừa,có thể nuôi sống một số người làm thêm hoặc làm chuyên những công việc khác.Đó là tiền đề cho việc tách một số ngành thủ công khỏi nông nghiệp. Có thể thấy nhữngbiểu hiện đầu tiên của quá trình đó ngay từ giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên - tức giaiđoạn đầu của thời kỳ Hùng Vương - qua sự xuất hiện nhiều kiểu loại đồ gốm mang tínhnghệ thuật cao, được tạo dáng mỏng đều trên bàn xoay, được nhúng quét một lớp nướcbột sét pha màu đỏ tạo ra lớp áo mịn bóng, trên đó khắc vẽ trang trí những đồ án hoa vănhình học đối xứng. Đó là sự xuất hiện hàng loạt những địa điểm khảo cổ học về nơi chếtạo công cụ sản xuất hay đồ trang sức bằng đá.Những trung tâm đúc đồng lớn như Làng Cả (Phú Thọ), Cổ Loa (Hà Nội) . . . ra đời.Nghệ thuật pha chế tỷ lệ hợp kim đã tạo ra các sản phẩm có tính năng, công dụng thíchhợp, giá trị kỹ thuật và nghệ thuật đều ở đỉnh cao thời đại.Nghề rèn đúc kim loại sắt cũng ra đời trong văn hoá Đông Sơn và ngày càng phát huyđược tác dụng mạnh mẽ. Ở Gò Chiền (Thú Thọ) đã tìm thấy vật phẩm ôxyt sắt có tỷ lệFe2o3 lớn, được tạo ra trong lò luyện quặng hoàn nguyên. ở các địa điểm khác như ChiềnVậy, Vinh Quang (Hà Tây) đã tìm thấy nhiều quặng sắt và rỉ sắt. ở Vinh Quang còn gặpcả một đoạn ống bể mà ở đầu còn dính r ỉ sắt. Vết tích luyện sắt còn thấy ở Đồng Mỏm(Nghệ An), ở Xuân Giang (Hà Tĩnh)...Hàng trăm chiếc trống, thạp, thố, bình, âu, lọ bằng đồng to đẹp hoa mỹ được người thợđúc Đông Sơn chuyên nghiệp, tài ba giàu kinh nghiệm tạo ra. Đó là những sản phẩm cógiá trì cao về vật chất và tinh thần, về kỹ thuật và nghệ thuật. Một trống đồng có thể đổiđược hàng trăm, nghìn c ...

Tài liệu được xem nhiều: