Danh mục

Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 7

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.02 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Văn minh sông Hồng, văn minh Đông Sơn hay văn minh Việt cổ đều có chung một nội dung phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước buổi đầu của dân tộc Việt Nam nhìn từ góc độ địa lý nhân văn, khảo cổ học hay lịch sử tộc người. Về thời kỳ lịch sử này, tổ tiên ta từ xưa đã sớm nhận ra nền văn hiến được dựng xây lâu đời, hào quang văn minh toả sáng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 7Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 7] III. NỀN VĂN MINH SÔNG HỒNGVăn minh sông Hồng, văn minh Đông Sơn hay văn minh Việt cổ đều có chung một nộidung phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước buổi đầu của dân tộc Việt Nam nhìn từgóc độ địa lý nhân văn, khảo cổ học hay lịch sử tộc người. Về thời kỳ lịch sử này, tổ tiênta từ xưa đã sớm nhận ra nền văn hiến được dựng xây lâu đời, hào quang văn minh toảsáng. Nguyễn Trải trong Bình Ngô Đại Cáo đã tuyên bố long trọng, khẳng định đanhthép:“Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuCõi bờ sông núi đã riêngPhong tục Bắc - Nam cũng khác”...Còn Vũ Quỳnh trong lời tựa sách Lĩnh Nam chích quái đã khái quát: “Nước ta khởi đầutừ Hùng Vương đã khá văn minh. Núi non kỳ lạ, đất đai linh thiêng, nhân dân anh hào,chuyện tích thần kỳ, thường thường vẫn có...”.Bằng cảm quan của tâm thức sâu thẳm, của tâm linh huyền diệu, tác giả đã tái hiện nênbức tranh thoáng nhìn có phần nhuốm màu, đượm vẻ thần tiên, song đã làm nổi lên đượccái thực chất của bước chuyển mình của dân tộc; những đổi thay to lớn của đất nước, xãhội và con người trong khí thế hào hùng tiến vào văn minh.Núi sông, đất đai, bờ cõi, không gian sống này của thời các Vua Hùng quả đã khác xưalắm lắm. Đầm lầy đã được phủ lên màu xanh của lúa. Rừng rậm lùi xa, xóm làng, đồngruộng, bến sông cứ mở rộng, trải dài mãi mãi... Một cuộc đổi đời thực sự như vậy háchẳng phải là điều kỳ lạ, linh thiêng?Và cái sức mạnh tạo ra sự đổi thay kỳ lạ đó, tạo ra bộ mặt văn minh đó chính là nhân dânanh hào đã lớn lên lẫm liệt trong khí thiêng sông núi - cái khí thiêng do chính con ngườitạo ra bằng biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu đào, nó được hoà nhập trở lại vào họ,tạo ra những điều thần kỳ.Bức tranh lịch sử, bộ mặt văn minh buổi đầu dân tộc được khôi phục lại bằng ký ức vàsuy tưởng đó, đã phần nào phản ảnh được sự thật, đáp ứng được tình cảm của nhân dân tahướng về cội nguồn, ngưỡng mộ thành kính tiên liệt.Chỉ đến ngày nay, cùng với ý thức dân tộc được khơi dậy mạnh mẽ, lịch sử nhiều nghìnnăm được động viên góp vào đổi mới đất nước, chấn hưng dân tộc, những giá trị, nhữngchuẩn mực chứa đựng trong di sản văn hoá được khai thác, bảo tồn và phát huy, vănminh Việt Nam thời dựng nước đầu tiên được dựng lại ngày một chính xác hơn, đầy đủhơn. Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựngnước. . .” như kim chỉ nam chuẩn xác, định hướng cho những tìm tòi về cội nguồn dântộc, phục dựng văn minh.Quá trình hình thành và diễn biến của nền văn minh sông Hồng được phục dựng chủ yếutrên các cứ liệu khảo cổ học thu thập được có không gian phân bố và thời gian tồn tạiđược thư tịch cổ và truyền thuyết gọi là nước Văn Lang đời các Vua Hùng và nước ÂuLạc đời vua Thục.Các mạch văn hoá khởi đầu chảy từ các văn hoá Hoà Bình và hậu Hoà Bình hình thànhcác nguồn hợp tiếp theo qua các văn hoá hậu kỳ đá mới được ngưng kết lại trong văn hoáPhùng Nguyên - nhân lõi đầu tiên và điểm xuất phát của văn minh sông Hồng.Văn hoá Phùng Nguyên có niên đại khởi đầu khoảng 4000 năm cách ngày nay, có địavực phân bố chủ yếu là các t ỉnh thuộc trung du và đồng bằng cao sông Hồng lan rộng racả ven biển và toả xa xuống phía nam. Các di tích Phùng Nguyên thường có quy mô rộng(hàng vạn mét vuông) tầng văn hoá dày (trên một mét) chứng tỏ mật độ dân cư đông đúcvà cư trú lâu dài ổn định của cư dân nông nghiệp mà chứng tích của hoạt động kinh tếnày là bộ công cụ bằng đá đồ sộ và phong phú cùng với vết tích nhiều hạt lúa gạo t ìmđược. Bước đầu đã có sự chuyên hoá một số nghề thủ công: làm đá, nung gốm. Vết tíchsử dụng và chế tạo kim loại đã thấy ở nhiều nơi (ít ra là ở 11 địa điểm). Tài năng kỹ thuậtvà nghệ thuật đạt đỉnh cao biểu lộ trên các đồ trang sức tinh tế bằng đá, những đồ gốm cóhoa văn trang trí, cân xứng, mềm mại, hài hoà. Đặc điểm của tư duy mỹ cảm của ngườiPhùng Nguyên là phản ánh thế giới khách quan một cánh ước lệ, không chuộng chi tiết,tỉa tót mà chú trọng làm bật cái thần, cái sống động có thể thấy qua các t ượng đầu gàbằng đất nung ở Xóm Rền (Phú Thọ), t ượng người đàn ông bằng đá ở Văn Điển (HàNội)...Theo dõi quá trình hình thành và phát triển các văn hoá tiền Đông Sơn và Đông Sơn cóthể nhận ra những nét đặc Trưng cư bản của các nền văn hoá này là đều có khởi nguồn từvăn hoá Phùng Nguyên. Từ hình dáng công cụ, vũ khí, đồ trang sức và nghệ thuật đềuđược tạo lập từ thời Phùng Nguyên, chúng chỉ được đa dạng về kiểu loại và chất liệu ởcác giai đoạn sau.Từ khoảng thế kỷ XIII-VIII trước công nguyên, trên địa bàn văn hoá Phùng Nguyên vàcác văn hoá ở bình tuyến Phùng Nguyên kế tiếp nhau phát triển thành các văn hoá ĐồngĐậu, Gò Mun ở vùng sông Hồng, Bái Man, Quỳ Chữ ở vùng sông Mã và Rú Cật, RúTrăn ở vùng sông Lam.Tiếp tục phát triển truyền thống Phùng Nguyên, một trong những đặc trưng quan trọngcủa các giai đoạn kế liề ...

Tài liệu được xem nhiều: