Danh mục

Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 8

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.14 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

. Bản sắc văn hoá và những yếu tố truyền thống trong cộng đồng dân tộc: Nhìn nhận và khái quát lại những giá trị, những đặc điểm tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng có thể thấy bức tranh tổng quát về quá trình hình thành văn hiến, quốc gia, dân tộc Việt Nam diễn ra trong những điều kiện lịch sử đặc thù về đấu tranh khắc phục những bất lợi của thiên nhiên về lũ lụt hạn hán để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước nhiệt đới, về đấu tranh chống lại sự đe...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước - bài 8Lịch sử quân sự việt nam - tập 1: Buổi đầu giữ nước [bài 8] IV. SỰ HÌNH THÀNH BƯỚC ĐẦU BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC, NHỮNG YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC. QUÁ TRÌNH Ý THỨC DÂN TỘC.1. Bản sắc văn hoá và những yếu tố truyền thống trong cộng đồng dân tộc:Nhìn nhận và khái quát lại những giá trị, những đặc điểm tiêu biểu của nền văn minhsông Hồng có thể thấy bức tranh tổng quát về quá tr ình hình thành văn hiến, quốc gia,dân tộc Việt Nam diễn ra trong những điều kiện lịch sử đặc thù về đấu tranh khắc phụcnhững bất lợi của thiên nhiên về lũ lụt hạn hán để phát triển nền nông nghiệp trồng lúanước nhiệt đới, về đấu tranh chống lại sự đe doạ xâm lược, môi hiểm hoạ xâm lượcthường xuyên từ ngoài để bảo vệ đất đai quê hương và cuộc sống. Cuộc đấu tranh đó đòihỏi một sự liên kết, chung sức hành động vì cái chung, vì lợi ích cộng đồng của mọinhóm tộc, có chung số phận và cùng chung sống trên dải đất này.Quá trình hình thành dân tộc cũng là quá trình hình thành và nâng cao ý thức dân tộc. Ýthức dân tộc thể hiện trước hết ở ý thức về một lãnh thổ chung, ý thức về sự cần thiết vàcốt tử phải bảo vệ cái không gian sinh tồn của cộng đồng và cho toàn cộng đồng. ý thứcdân tộc còn thể hiện ở ý thức về một cội nguồn chung, một gốc ngôn ngữ chung, một nềnvăn hoá vật chất và tinh thần chung. ý thức dân tộc xem như là cái thần thái, cái thần sắcdân tộc, ý thức về độc lập dân tộc, về tự chủ của đất nước có chủ quyền.Lòng yêu nước, tình đoàn kết gắn bó là cư sở sức mạnh cho sự bảo tồn và phát triển dântộc. Ý thức dân tộc và lòng yêu nước đã thấm sâu vào mọi hoạt động, hướng dẫn mọihành vi ứng xử của con người trong những hoàn cảnh sống cụ thể, tạo ra những giá trịvăn hoá mang màu sắc riêng, hình thành hệ giá trị phản ánh bản sắc văn hoá riêng củamỗi dân tộc.Bản sắc văn hoá là những nét văn hoá riêng làm thành hệ giá trị được một dân tộc chấpnhận, được xem là phù hợp và thích hợp với dân tộc đó và được vận hành trong cuộcsống nhằm thoả mãn nhu cầu sống và phát triển của dân tộc trong nền cảnh lịch sử t ươngứng và phù hợp. Trong bản sắc văn hoá dân tộc chứa đựng tính nhân loại, tính khu vực vàtính tộc. Tính nhân loại và tính khu vực của văn hoá được đa dạng hoá, được biến đổi vàđược kết hợp với cái riêng dân tộc và dân tộc đó sáng tạo ra trong những ho àn cảnh lịchsử riêng của mình. Tất cả những cái đó làm thành bản sắc văn hoá dân tộc, chứ bản sắcdân tộc không phải chỉ là những cái gì riêng của dân tộc đó nghĩ ra, làm ra. Như vậy cóthể hình dung bản sắc dân tộc của văn hoá như một vòng chính tâm đa sắc, hộ i kết vàchiết xuất muôn vàn vòng sáng đa sắc của văn hoá nhân loại.Bản sắc văn hoá Việt Nam được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài mấy nghìnnăm lịch sử. Nền văn hoá đó, mà những yếu tố làm thành bản sắc luôn được tuyển chọnvà chắt lọc, luôn được đổi mới, thêm giàu có và đầy sức sống, phát triển, vươn lên khôngngừng.Văn hoá Việt cổ ở buổi sinh thành và ấu thơ, mang ý nghĩa là nền tảng giá đỡ và bệphóng cho sự cất cánh của dân tộc và văn hoá ó các thời kỳ lịch sử tiếp theo. Bởi vậy, tìmvề cội nguồn và nhận ra cái cốt lõi đầu tiên của bản sắc văn hoá Việt Nam là việc làm hếtsức quan trọng và cần thiết nhằm kế thừa, bảo vệ, đổi mới và phát huy những tinh hoa;đẩy lùi, loại bỏ những cái lạc hậu, thiếu văn hoá, thực hiện được chức năng làm nền vàđịnh hướng cho cách ứng xử (thể hiện ở tâm hồn, đạo lý, lối sống, hành vi...) của mỗi cánhân và của cả cộng đồng hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong quan hệ với mình, vớingười, với xã hội và với tự nhiên 1.Ở bên trên đã chỉ ra cái trường lịch sử, tức môi trường tự nhiên và nền cảnh xã hội, trongđó hình thành các đặc Trưng văn hoá tạo thành bản sắc văn hoá của nền văn minh Việt cổthời kỳ Đông Sơn, khi ấy đời sống, lẽ sống được người Việt cổ hiểu rất hồn nhiên, nômna, nhưng cũng thật bản chất, chính xác súc tích và sâu sắc được diễn tả qua ngôn từ đờithường rất ngắn gọn thể hiện hai mạch sống cư bản: việc làm ăn (lao động sản xuất, hoạtđộng kiếm sống nói chung) và cách ăn ở (nếp sinh hoạt, cách ứng xử, đấu tranh, các quanniệm đạo đức tâm lý, thẩm mỹ, tâm linh...), trong đó làm và ăn được chú ý trên hết, quánxuyến hết thảy.1 Hà Văn Tấn: Bản sắc văn hoá Việt cổ in trong Văn hoá - phát triển và bản sắc, Hà Nội,1995, tr. 28.Dựng nghiệp trên một không gian sống rộng lớn và đa dạng với trung tâm hoạt động vàhưng khởi là miền đồng bằng sông nước mênh mông tựa núi và tiếp biển. Không giansinh tồn đặc sắc đã đào luyện nên tính cách, tâm lý hoá thân vào đồng đất và mở rộng cõibờ với hướng chảy dọc theo các mạch đồng bằng ven biển. Màu nâu của nón áo và đồngđất cùng với màu xanh của đồng lúa và tre làng đã tạo nên sắc thái độc đáo của văn hoánông nghiệp - xóm làng Việt.Những chứng tích khảo cổ học về nhà ở và mộ táng, cùng với những tài liệu về ...

Tài liệu được xem nhiều: