Danh mục

Lịch sử Singapore 1965-2000 - Bí quyết hóa rồng: Phần 2

Số trang: 1752      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.38 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 36,000 VND Tải xuống file đầy đủ (1752 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Bí quyết hóa rồng - Lịch sử Singapore 1965 2000: Phần 2 - Lý Quang Diệu trong tập hồi ký này, ngoài việc tiếp tục theo dõi bước chân bôn ba của ông Lý, người đọc sẽ còn có cơ hội hóa thân làm một nhà lãnh đạo đất nước Singapore từ buổi đầu đầy khó khăn qua lời kể khách quan và hết sức chi tiết của tác giả. Nhà lãnh đạo ấy phải đối mặt với rất nhiều thách thức và phải xây dựng mọi thứ gần như từ đầu: Quốc phòng, ngoại giao, tài chính, thu hút đầu tư nước ngoài, an sinh xã hội, ngôn ngữ, nhân lực, Cuối cùng, ông đã thành công khi dẫn dắt con tàu Singapore trở thành một trung tâm tài chính lớn, với một nền kinh tế khỏe mạnh, chính Tài liệu an sinh xã hội tốt, với dàn lãnh đạo và viên chức nhà nước thanh liêm và một môi trường sống xanh sạch bậc nhất thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Singapore 1965-2000 - Bí quyết hóa rồng: Phần 2 19 ASEAN – MỘT KHỞI ĐẦU KHÔNG THUẬN LỢI, MỘT TƯƠNG LAI ĐẦY HỨA HẸN A s ean được thành lập vào tháng 8 /1 9 6 7 giữa lúc trong khu vực c ó s ự bất ổn lớn. Trong một buổi lễ không mấy trang trọng, các Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, M alaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan họp tại Bangkok để ký bản tuyên bố thành lập. Cuộc chiến ở Việt Nam đang lan rộng sang Campuchia và cả khu vực bị cuốn hút vào các cuộc nổi dậy của cộng sản. Tôi không đánh giá quá cao các mục đích cao cả của tổ chức này: tăng cường phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa; đẩy mạnh hòa bình và ổn định; hợp tác trong công nông nghiệp và mở rộng thương mại. M ục tiêu ngầm hiểu là đạt được sức mạnh thông qua khối đoàn kết để chuẩn bị cho khoảng trống quyền lực khi các cường quốc Anh, M ỹ rút quân. Indonesia muốn cam đoan với M alaysia và Singapore rằng sau kỷ nguyên Sukarno, đất nước này chủ trương hòa bình và xóa bỏ các chính sách hiếu chiến của Sukarno. Thái Lan muốn liên kết với các nước láng giềng không theo phe cộng sản là các thành viên của Phong trào Không liên kết. Philippines muốn có một diễn đàn để đẩy mạnh các yêu sách của mình đối với Bắc Borneo. Singapore tìm kiếm sự đồng tình và ủng hộ từ các nước láng giềng để tăng cường ổn định và an ninh trong khu vực. P hải mất 1 0 năm trước khi c húng tôi tạo được sự đoàn kết và phương hướng trong hoạt động của mình, đó là thời gian để các nhà lãnh đạo và các viên chức tìm hiểu và đánh giá lẫn nhau. Chúng tôi có chung một kẻ thù – đó là mối đe dọa của cộng sản trong các cuộc nổi loạn của quân du kích, được hậu thuẫn bởi Bắc Việt Nam, Trung Quốc và Liên Xô. Chúng tôi cần sự ổn định và phát triển để chống lại và không tạo cho cộng sản những điều kiện kinh tế và xã hội giúp họ tiến hành cuộc cách mạng. M ỹ và phương Tây sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi. T ổng thống Suharto c ó vai trò rất quan trọng đối với s ự thành c ông c ủa A s ean. Sau những khởi đầu thất bại bởi c ác quan chức Indonesia quá hăng hái, Suharto đã điều chỉnh theo một đường lối mới hoàn toàn khác so với đường lối của Ấn Độ đối với các nước thành viên khối SAARC (South Asian Association for Regional Cooperation – Hiệp Hội hợp tác khu vực Nam Á). Dưới chính quyền của Suharto, Indonesia không hành động như một vị bá chủ. Nó không giữ khư khư quan điểm của mình mà còn tính đến các chính sách cũng như lợi ích của các thành viên khác. Điều này đã khiến các nước thành viên khác có thể chấp nhận Indonesia ở vị trí đứng đầu. T rong khi c ác mục tiêu được c ông bố c ủa A s ean là kinh tế, xã hội và văn hóa, thì tất cả các thành viên của nó đều biết rằng sự hợp tác kinh tế sẽ tiến triển khá chậm chạp. Chúng tôi hợp tác cùng nhau vì mục đích chính là chính trị, ổn định và an ninh. Asean đã thành công khi tạo sự an toàn và ổn định, song như đã dự đoán thì khởi đầu còn quá ít tiến triển. Khi tôi phát biểu trong cuộc họp lần thứ 5 của các Ngoại trưởng khối Asean được tổ chức ở Singapore vào tháng 4/1972, tôi lưu ý mọi người về khoảng cách giữa con số quá lớn các dự án đề xuất và con số quá ít các dự án thực sự được thực thi. Hằng năm có từ 100 đến 200 đề án được đề nghị nhưng chỉ có 10 đến 20 trong số đó là được thực hiện. Sự kiện Sài G òn vào tháng 4 /1 9 7 5 đã tăng cảm giác của chúng tôi về nguy cơ của các cuộc đảo chính và nổi loạn. Asean phải đưa nền kinh tế phát triển hiệu quả hơn nhằm giảm đi sự bất mãn trong nội bộ. Tại cuộc họp với Suharto ở Bali vào tháng 9/1975, tôi cố gắng thuyết phục ông đồng ý đặt ra các mục tiêu kinh tế cho Asean trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của khối do Indonesia chủ trì, và đi đến một chính sách tự do thương mại, khởi đầu bằng việc giảm 10% thuế quan cho những hàng hóa do các nước thành viên lựa chọn và cuối cùng là đi đến một khu vực mậu dịch tự do. Tôi nghĩ là ông cũng đồng tình với tôi. Để cho hội nghị thượng đỉnh được thành công, chúng tôi đồng ý tập trung vào các vấn đề thể hiện mối đoàn kết và tạm gác các vấn đề có thể gây chia rẽ chúng tôi. A li M oertopo, người phụ tá thân c ận c ủa Suharto, s au đó đã c ho K. C . Lee, đại s ứ c ủa c húng tôi, biết rằng s au khi ngài T ổng thống gặp tôi, c ác nhà lãnh đạo công kỹ nghệ đã khuyên ngài chống lại chế độ mậu dịch tự do. Những lời của tôi đã gợi cho họ nỗi lo ngại về sự cạnh tranh tự do cho mọi đối tượng mà Indonesia sẽ trở thành một thị trường bán phá giá cho hàng hóa của các nước khối Asean khác, gây cản trở cơ hội công nghiệp hóa của họ. V ề mặt c hính trị, c uộc họp thượng đỉnh khối Asean tại Bali vào tháng 2/1976 đã thành công tốt đẹp. Asean đã thể hiện được sự đoàn kết ngay vào thời điểm rất không ổn định này. Về phía Indonesia, nước chủ nhà, cũng có một phần lợi. Vì cuộc hội nghị diễn ra vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng do việc chiếm đóng Đông Timor của Indonesia, nó giúp cải thiện địa ...

Tài liệu được xem nhiều: