Danh mục

Lịch sử Thanh Hóa - Phủ Tĩnh Gia

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.21 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có 3 huyện Huyện Nông Cống (a) Huyện Ngọc Sơn (b) Huyện Quảng Xương (c) Phủ Tĩnh Gia ở phía tây Thanh Hoa. Huyện Nông Cống ở miền trung du, đất liền với huyện Đông Sơn, phía tây nam có nhiều ngọn núi chồng chập vòng quanh, một chi nhánh núi Na Sơn chót vót đứng thẳng, trong dãy núi này có nhiều ngọn kì lạ, động đẹp. Về cổ tích thì có đường đi tắt của ông lão kiếm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Thanh Hóa - Phủ Tĩnh Gia Lịch triều hiến chương loại chí QUYỂN II SỰ KHÁC NHAU VỀ PHONG THỔ CÁC ĐẠO Phủ Tĩnh GiaCó 3 huyệnHuyện Nông Cống (a)Huyện Ngọc Sơn (b)Huyện Quảng Xương (c)Phủ Tĩnh Gia ở phía tây Thanh Hoa. Huyện NôngCống ở miền trung du, đất liền với huyện Đông Sơn,phía tây nam có nhiều ngọn núi chồng chập vòngquanh, một chi nhánh núi Na Sơn chót vót đứngthẳng, trong dãy núi này có nhiều ngọn kì lạ, độngđẹp. Về cổ tích thì có đường đi tắt của ông lão kiếmcủi. Thời Hồ Hán Thương, ở Na Sơn có ông lão kiếmcủi ẩn cư trong động sâu. Sứ nhà Hồ đến mời ra giúpviệc. Ông lão mời sứ vào, nhưng toàn nói chuyện chêtrách việc làm của thời bấy giờ, chứ không chịu ra.Sứ giả về trả lời với Hán Thương. Hán Thương lại saiđi lần thứ hai thì thấy rêu mọc lan khắp cửa động,đường vào khi trước đã bị che lấp mất rồi. HánThương giận, sai đốt núi y thì chỉ thấy một con hạcđen vút lên trên không bay đi. Việc này chép rõ ởTruyền kì [mạn] lục.Phan Chỉ Am (1) có đề bài thơ :Nông Cống chi tây vạn lĩnh hoànSa nga Na Lĩnh bức vân gianThiên lưu dật thú nham khê cũĐại quýnh chi trần thác thụ nhânĐộng kinh dĩ tùy tiền tẩu diểuSơn dung tất vị Hán Thương hàn...[Dịch]Phía tây huyện Nông Cống có nhiều núi quanh bọcNgọn núi Na này chót vót sát tầng mâyTrời để dành cái thú chỗ khe đá này cho người ẩn dậtđã lâuCỏ cây ở đó được thảnh thơi, là bởi đất này xa chốnbụi trầnĐường vào động đã theo ông già kiếm củi mà mờ mấtđiDung quang của núi không vì Hán Thương mà sợ...___________________(a) Có 15 xã, 24 sách, 3 sở, 1 trang, 1 phường(b) Có 54 xã, 4 phường, 1 trang, 1 vạn.(c) Có 51 xãHuyện Quảng Xương, huyện Ngọc Sơn đều ở miềndưới, gần biển, có các núi Văn Trinh, T ượng Sơn,Yểm Sơn (a)Về cửa biển thì có cửa biển Hội Trào, cửa Hiếu Hiền,cửa Du Xuyên.( Cửa Hội Trào ở huyện Quảng Xương, sâu hẹpquanh co, thuyền bè đi ra thì khó, đi vào thì dễ, tụcgọi là cửa Dễ vào khó raCửa Hiếu Hiền ở huyện Quảng Xương, có nhiều bãicát ngầm ở dưới.Cửa biển to mà nông, thuyền bè ravào rất khó.Cửa Du Xuyên ở huyện Ngọc Sơn, tục gọi là cửaBạng, nông và hẹp. Bờ bên tả là đá, bờ bên hữu là cát)Bên ngoài núi Biện Sơn là sở tuần ti (1) ( Sở tuần ti ởhuyện Ngọc Sơn, cách bờ biển ước chừng 10 dặm,nổi lên một quả núi, bên cạnh có đầm, trên núi là nơiđóng đồn tuần ti, thuyền bè qua lại, đậu ở bến ấy,không lo sóng gió ).Ba huyện đều có người thi đỗ, mà huyện Nông Cốngthì thịnh hơn, những người có danh tiếng nối nhausinh ra, có nhiều sự nghiệp vĩ đại.( Huyện Quảng Xương, huyện Ngọc Sơn đều có 7người đỗ đại khoa, chỉ huyện Nông Cống có 28người. Những người bề tôi có tiếng tốt, trước sau nốinhau sinh ra, như Lê Nghĩa Trạch ở Cổ Đôi, đời ThậnĐức [1600] phụng mạng đi sứ Thuận Hoá, QuảngNam, dùng mưu trí biện bạch mọi việc, Nam triều (2)khen là triều đình nhà Lê có người giỏi. Thời ChínhHòa [1680 - 1704] Nguyễn Hiệu ở Lan Khê dâng bàisách nói về việc trị bình, được nhà vua yêu, cho làmchức tham tụng, thời bất giờ khen là viên quan trọngyếu và có danh tiếng. Đến như Lê Nhân Triệt đượcnối chức ông nội, Nguyễn Hoàn nối được nghiệp cha,sự nghiệp cũng hơi giống nhau, đều là những người ítcó trong một châu._______________(a) Núi Văn Trinh, núi Tượng Sơn ở huyện QuảngXương. Núi Yểm Sơn ở huyện Ngọc Sơn, đều có cổtích cả.(1) Sở tuần ti : nơi kiểm soát và lấy thuế lâm hải sản,thuế thuyền buôn.(2) Chỉ triều đình chúa Nguyễn Hoàng.

Tài liệu được xem nhiều: