Thông tin tài liệu:
Lịch sử thế giới cổ trung
III. ÐẾ QUỐC MÔ-RI-ATHỜI ÐẠI ACOKA 1. Chế độ chính trị thời đương triều Mô-ri-a. Ngay từ trước khi các quốc gia chiếm hữu nô lệ ở lưu vực sông Hằng thống nhất tại thành quốc gia Ma-ga-đa rộng lớn dưới vương triều Mô-ri-a, đại đa số các quốc gia đó thực hành nền quân chủ chuyên chế theo kiểu phương Ðông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử thế giới cổ trung phần 2
Lịch sử thế giới cổ trung
III. ÐẾ QUỐC MÔ-RI-ATHỜI ÐẠI ACOKA
1. Chế độ chính trị thời đương triều Mô-ri-a.
Ngay từ trước khi các quốc gia chiếm hữu nô lệ ở lưu vực
sông Hằng thống nhất tại thành quốc gia Ma-ga-đa rộng lớn
dưới vương triều Mô-ri-a, đại đa số các quốc gia đó thực
hành nền quân chủ chuyên chế theo kiểu phương Ðông.
Dưới thời đế quốc Mô-ri-a, chế độ chuyên chế đó lại càng
phát triển cao hơn.
2. Thời đại Acoka - Sự truyền bá đạo Phật.
Thời kỳ thịnh vượng nhất của đế quốc Mô-ri-a là tương
đương với thời thống trị của vua Acoka: 273-237 tr.cn.,
cháu của San-dra-gup-ta. Lịch sử gắng liền sự hùng mạnh
của đế quốc Mô-ri-a với tên tuổi của Acoka một trong
những ông vua nổi tiếng trong lịch sử Ấn Ðộ cổ đại. Có
hơn 30 bả khắc trên đá nói rõ tình hình đế quốc Mo-ri-a
dưới đời Acoka; đó là những chiếu chỉ, sắc lệnh của ông
khắc trên vách đá, trên côt trụ bằng đá trong các hang động,
các chùa chiền.
Dưới đời AcoKa, đạo Phật đã được tôn làm quốc giáo. Nhà
vua ra sức truyền truyền bá đạo Phật ra nước ngoài. Ở thế
kỷ thứ III trước công nguyên, đạo Phật đã được truyền bá
rộng rãi ở Xây-lan, Miến-diện, Thái-lan, Mã- lai và In- đô-
nê-xi-a.
Về sau khoảng thế kỷ đầu của công nguyên, đất nước Ân
độ bị chia cắt thành nhiều công quốc phong kiến. Ðạo phật
ở Ấn Ðộ lúc này bị đạo Bà La Môn bài xích. Ðề thích ứng
với điều kiện lịch sử mới, đạo Bà La Môn từ đó dần dần cải
biến thành đạo Hindu tức Ấn Ðộ giáo. Ðạo phật ở Ấn độ
dần dần suy yếu, phải nhường địa vị ưu thế cho đạo Hindu.
Nhưng ở ngoài biên giới Ấn độ, tại các nước Ðông Á thì
đạo phật lại đang trong thời kỳ hưng thịnh.
3. Sự suy vong của đế quốc Mô-ri-a
Mặc dầu vua A-xô-ka có những cố gắng lớn để củng cố sự
thống nhất quốc gia, đế quốc Mô-ri-a trước sau vẫn không
phải là một quốc gia thống nhất vững chắc, mà là một quốc
gia liên hiệp nhiều công quốc và nhiều bộ lạc có trình độ
phát triển kinh tế, văn hóa rất chênh lệch nhau, không có
liên hệ kinh tế xã hội bền chặt.
Bởi vậy, ngay sau khi vua A-xô-ka chết, năm 236 trước
công nguyên, đế quốc Mô-ri-a bắt đầu suy sụp. Ðến năm
187, vương triều mô-ri-a bị lật đổ. Một vương triều mới,
vương triều Shunga, ra đời (187-73 trước công nguyên).