Danh mục

Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Hai: Biện chứng pháp cuả tiền sử tư tưởng

Số trang: 38      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phạm vi bài này là nghiên cứu tiền sử tư tưởng tức là giai đoạn ý thức trước khi thành tư tưởng. Nói đến tư tưởng thì đã có nhận thức theo một đường lối nào đấy, do đấy toàn bộ ý thức theo một hệ thống thường gọi là ý thức hệ. Nhưng trước khi có ý thức hệ đã có ý thức rồi, ý thức ở trình độ thấp tức là ý thức cảm tính. Phải nghiên cứu ý thức cảm tính mới hiểu được ý thức tư tưởng. Lên đến ý thức tư tưởng thì ý...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Hai: Biện chứng pháp cuả tiền sử tư tưởng Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Phần Hai: Biện chứng pháp cuả tiền sử tư tưởng Phạm vi bài này là nghiên cứu tiền sử tư tưởng tức là giai đoạn ý thức trước khi thành tư tưởng. Nói đến tư tưởng thì đã có nhận thức theo một đường lối nào đấy, do đấy toàn bộ ý thức theo một hệ thống thường gọi là ý thức hệ. Nhưng trước khi có ý thức hệ đã có ý thức rồi, ý thức ở trình độ thấp tức là ý thức cảm tính. Phải nghiên cứu ý thức cảm tính mới hiểu được ý thức tư tưởng. Lên đến ý thức tư tưởng thì ý thức hình như độc lập tự túc với thế giới khách quan, hình thức độc lập và tự túc ấy xét đến thực chất là ảo tưởng vì thực ra ý thức tư tưởng không là độc lập tự túc mà bắt nguồn từ lối sống thực tiễn. Trong bản chất cũng như trong ý muốn của nó, nó bắt nguồn từ đời sống thực tiễn, nhưng ở trình độ ý thức tư tưởng thì điểm ấy không được rõ. Ví dụ: đối với tôn giáo, triết học duy tâm, hay ngay mọi phương pháp tư tưởng duy vật máy móc, dù có duy vật chăng nữa thì hình như ý thức tư tưởng cũng là độc lập, tách rời đời sống thực tiễn. Duy vật máy móc thực tế không nêu ra được nguồn gốc chân chính của ý thức tư tưởng thành ra trong duy vật máy móc, phần nào nghiên cứu ý thức tư tưởng thì vẫn có hướng duy tâm, vẫn đặt ý thức tư tưởng ngoài đời sống thực tiễn. Có thể trong lời nói nó là duy vật nhưng trong thực tế nó vẫn đặt ý thức tư tưởng ngoài biện chứng pháp duy vật của lịch sử. Muốn nêu rõ thực chất ý thức tư tưởng, phải đi sâu vào nguồn gốc của nó ở giai đoạn đã có ý thức nhưng chưa thành nhận thức, tư tưởng. Chúng ta đã qua giai đoạn ấy rồi, nhưng qua những kinh nghiệm cử động của động vật thì ta thấy nó đã có một hình thái ý thức nào đấy, chứ không thể nói động vật là hoàn toàn máy móc, mà phần nào đấy ta cũng thông cảm được cử động của động vật. Cử động ấy biểu lộ ý thức cảm tính chứ chưa phải là tư tưởng. Nhưng nghiên cứu Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx bằng cách thông cảm thì rất nguy hại; ở đây do đề tài bắt buộc, ta phải nghiên cứu một cách khách quan để bảo đảm giá trị khách quan của công việc nghi ên cứu. Nghiên cứu khách quan là như thế nào? Nghiên cứu khách quan là nghiên cứu qua những cử động và thái độ của động vật; ta không đi sâu vào tất cả cử động của động vật, ta chỉ phác qua những giai đoạn chính của quá trình phát triển và lý do biến chuyển của hình thái cử động để tìm hiểu về mặt khách quan và một phần nào chủ quan trong con vật nếu có thể được. Ta cũng không đi sâu vào tất cả động vật mà chỉ nghiên cứu những trường hợp điển hình. Những giai đoạn chính của những hình thái cử động cũng có thể coi là những giai đoạn chính của sự tiến triển động vật; nó là những giai đoạn chính của cuộc tiến hóa của hệ thần kinh mà hệ thần kinh là bộ phận qui định ý nghĩa đặc biệt, chính yếu của động vật. Hệ thần kinh bao trùm các bộ phận khác, nó là cơ quan chỉ huy của toàn bộ cơ thể; cuộc tiến triển của hệ thần kinh là kim chỉ nam của cuộc tiến triển sinh vật. Ta chỉ theo con đường chính, càng ngày càng tiến, đó là con đường đi đến nhân loại. I - NHỮNG GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG CUỘC TIẾN TRIỂN CỦA HỆ THẦN KINH VÀ CỦA NHỮNG HÌNH THÁI CỬ ĐỘNG Trên con đường chính, xuất phát từ những tế bào đầu tiên, ta đã thấy những cử động đầu tiên là những cử động đáp lại kích thích, nó là những phản ứng thuần túy của những vật đơn bào; những phản ứng ấy không phải là những hiện tượng máy móc, hay thuần túy lý hóa. Nó là hiện tượng sinh lý hóa. Xét hình thức thì nó đánh dấu một bước tiến triển cao hơn trình độ sinh lý thông thường tức là trình độ trao đổi bằng cách đồng hóa và dị hóa giữa cơ thể và vật chất xung quanh. Những quan Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx hệ tiêu hóa ấy là những quan hệ trực tiếp, cơ thể chưa đặt thành một đơn vị toàn bộ đối với hoàn cảnh. Những phản ứng đầu tiên đã tiến lên một trình độ cao hơn: đơn vị toàn bộ tương đối độc lập với hoàn cảnh. Trình độ ấy là trình độ tâm sinh lý tuy chưa nói được rằng đã có ý thức. Nó chỉ là bước cuối cùng của sinh lý và mở đầu cho trình độ tâm lý. Đến trình độ xoang tràng thì có thể nói đã đến trình độ tâm sinh lý. Xoang tràng. - Xoang tràng là động vật đầu tiên có một tổ chức thần kinh. Những tế bào được sắp xếp thành mạng: đây là một tổ chức chưa thống nhất nhưng bắt đầu đã là một tổ chức. Với mạng thần kinh thì có cái gọi là cảm giác. Ví dụ: trước một chất có thể tiêu hóa được như một mảng tế bào thì xoang tràng có cử động hấp thụ thức ăn bằng cách mở miệng và nuốt. Ở trình độ xoang tràng đã có những vận chuyển di động, không theo hướng nào nhưng là do một kích thích gây nên. Ví dụ: chiếu một tia sáng vào con xoang tràng thì nó vận chuyển theo kiểu di động (tức là cử động theo bất cứ hướng nào) cho đến lúc ra ngoài tia sáng ấy. Tia sáng là một kích thích, con vật đã cảm thấy kích thích ấy mà cử động, tức là tổ chức thần kinh tiếp thu kích thích và qui định cử động di chuyển ấy. Giun. - Đến trình độ giun thì hình thái di động tiế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: