Danh mục

Lịch sử Việt Nam thời Văn Lang - Âu Lạc đến chống Bắc thuộc

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.42 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt và chia âu Lạc ra làm 2 quận là Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (bắc Trung Bộ), cử quan lại và quân lính sang cai trị và đóng đồn. Cách cai trị của họ Triệu tương đối lỏng lẻo. Triệu Đà chưa xoá bỏ vương hiệu của thủ lĩnh đất Tây Vu là đất bản bộ của họ Thục và vẫn cho các Lạc tướng được trị dân như cũ. Những luật lệ, phong tục tập quán cũ của âu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Việt Nam thời Văn Lang - Âu Lạc đến chống Bắc thuộc Lịch sử Việt Nam thời Văn Lang - Âu Lạc đến chống Bắc thuộc Giai đoạn từ An Dương Vương đến Trưng Vương (179 TCN -43)Sau khi chiếm được nước Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt vàchia âu Lạc ra làm 2 quận là Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (bắc Trung Bộ), cửquan lại và quân lính sang cai trị và đóng đồn. Cách cai trị của họ Triệu tương đốilỏng lẻo. Triệu Đà chưa xoá bỏ vương hiệu của thủ lĩnh đất Tây Vu là đất bản bộcủa họ Thục và vẫn cho các Lạc tướng được trị dân như cũ. Những luật lệ, phongtục tập quán cũ của âu Lạc dưới thời Triệu tạm thời được duy trì. Cơ cấu xã hộiÂu Lạc cũ hầu như chưa bi đụng chạm đến. Trong hơn 60 năm thống trị của nhàTriệu, trên đất Giao Chỉ, Cửu Chân không có những biến động quân sự, chính trịlớn.Ở Trung Quốc, năm 202 TCN, Lưu Bang thay thế nhà Tần lập ra nhà Hán. NhàHán đã kế tục và phát triển trên một trình độ cao đường lối bành trướng nước lớn“bình Thiên hạ trước đây.Năm 111 TCN, nhà Hán điều hơn 10 vạn quân xuống chinh phục Nam Việt Saumột thời gian chống cự, vua tôi nhà Triệu kẻ bị giết, kẻ bị bắt. Nhân thời cơ đó,thủ lĩnh đất Tây Vu ( Tây Vu Vương ) đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại bọn sứ giảnhà Triệu, định khôi phục lại nền độc lập của nước Âu Lạc xưa. Đây là cuộc nổidậy chống Bắc thuộc đầu tiên của nhân dân ta mà sử cũ còn ghi lại được. Cuộckhởi nghĩa bị thất bại. Bọn quan lại nhà Triệu đã quỳ gối đầu hàng Lộ Bác Đức.Đất Âu Lạc lại chuyển sang tay nhà Hán.Nhà Hán chia vùng đất mới chiếm ra làm 9 quận là Đạm Nhĩ, Chu Nhai (thuộcđảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố, Uất Lâm, Thương Ngô (đều thuộc QuảngĐông, Quảng Tây Trung Quốc ngày nay), Giao Chỉ (Bắc Bộ Việt Nam), CửuChân (vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh), Nhật Nam (vùng từ Quảng Bình đến QuảngNam). Năm 106 TCN, nhà Hán đặt châu Giao Chỉ thống suất 7 quận ở lục địa vàđặt trị sở ở quận Giao Chỉ là quận lớn nhất và quan trọng nhất. Đứng đầu châuGiao Chỉ là chức thứ sử, đóng trị sở tại Mê Linh (nay là làng Hạ Lôi, huyện MêLinh, Vĩnh Phúc). Mỗi quận có một viên thái thú và một viên đô uý (cai quản việcdân sự và quân sự). Bên dưới quận là huyện. Nhìn chung, các Lạc tướng vẫn đượccai trị dân chúng theo truyền thống cũ ở huyện. Phương thức bóc lột cơ bản lúcnày vẫn là phương thức cống nạp. Tuy nhà Hán đã áp đặt được một bộ máy đô hộở các cấp châu, quận, song chính giới thống trị Hán tộc cũng. phải thú nhận làchúng chỉ có thể “dùng tục cũ mà cai trị, không nắm được các huyện vì ở huyệnvẫn theo chế độ lạc tướng cha truyền con nối của người Việt.Thời kỳ từ thế kỷ thứ II TCN cho đến đầu Công nguyên vẫn là thời kỳ tồn tại củacơ cấu văn minh Đông Sơn với mô hình kinh tế- văn hóa nông nghiệp lúa nước cổtruyền ở Sơ kỳ thời đại đồ sắt Việt Nam. Nền văn minh Việt cổ vẫn thể hiện đầyđủ sức sống mãnh liệt của nó trong mấy trăm năm đầu của thời kỳ Bắc thuộc. Tuyvậy, người Việt nói chung không bài ngoại một cách mù quáng mà vẫn hấp thụ cóchọn lọc những yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm phong phú thêm bản sắc riêngcho chính mình. Thời kỳ này đã bắt đầu có sự truyền bá vừa ôn hòa vừa cưỡngbức lối sống văn minh- văn hóa Hán vào đất Việt. Truyền bá ôn hòa qua giao lưukinh tế-văn hoá, qua di dân Trung Quốc sang, còn truyền bá cưỡng bức, qua bọnđô hộ với các biện pháp hành chính- quân sự. Như thế, trên cơ tầng văn hóa Việtđã vận hành một cơ chế Hán, trong đó lối sống và văn hóa Việt tiếp xúc lâu dài vàtrực tiếp với văn hóa Hán, đã diễn tiến dưới ảnh hưởng của văn hóa Hán, và đangdần dần biến đổi từ mô hình Đông Sơn cổ truyền sang một mô thức mới: Việt-Hán.Đến đầu Công nguyên, triều đình phương Bắc có biến lọan. Vương Mãng cướpngôi nhà Tây Hán, lập ra triều Tân (8- 23). Sau đó, Đông Hán thay thế triều Tân(23- 220), trong đó giai đoạn từ năm 25 đến năm 88 là thời kỳ Trung Quốc ổn địnhở bên trong và có điều kiện mở rộng bành trướng ra bên ngoài.Trước tình hình đó, một số khá đông quý tộc, địa chủ, sĩ đại phu Trung Quốc đemtheo cả gia đình và tộc thuộc di cư xuống Giao Châu, dựa vào chính quyền đô hộmà sinh cơ lập nghiệp, xâm lấn ruộng đất và tài sản của người Việt. Lúc này, đạidiện cho chính quyền Đông Hán ở Giao Chỉ là Tích Quang và Ở Cửu Chân làNhâm Diên. Cả Tích Quang và Nhâm Diên trước sau đều dùng lối sống Hoa cảibiến phong hóa Việt.Họ mở trường dạy lễ nghĩa và buộc người Việt phải tuân theolễ nghĩaTrung Quốc. Từ những việc như lấy vợ gả chổng cho đến việc ăn mặc,thậm chí cả việc tổ chức khai thác nông nghiệp cũng đều phải theo truyền thống,tập quán và kỹ thuật Hán....Mức độ bóc lột và đồng hóa của chúng ngày càng trởnênkhốc liệt.Ngoài việc bắt nhân dân ta phải cống nạp nhiều của quý, vật lạ củaphương Nam, nhà Hán còn bóc lột tô thuế nặng nề, chiếm đất lập trang trại, nắmđộc quyền sản xuất và mua bán muối. Nhà Hán ra sức củng cố và hoàn thiện chínhquyền đô hộ ở Giao Chỉ, tìm mọ ...

Tài liệu được xem nhiều: