Danh mục

Lịch sử Y dược của Trung Quốc

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.72 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử Y dược của Trung Quốc1. NGUỒN GỐC TRUNG Y Xưa nay biết bao học giả đã gắng công chú giải kinh điển Trung y. Những chứng cứ khảo cổ mới được phát hiện gần đây và các công trình nghiên cứu về những ký lục của các y sư riêng biệt về các y án đã tiết lộ cho thấy một xu hướng canh tân và đa dạng trong việc thực hành Trung y.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Y dược của Trung Quốc Lịch sử Y dược của Trung QuốcDÀN BÀI1. NGUỒN GỐC TRUNG Y2. Y SƯ VÀ Y THUẬT3. KHÍ VÀ SINH LÝ HỌC CON NGƯỜI4. CẤU TRÚC CƠ THỂ CON NGƯỜI5. CHÂM CỨU6. DƯỠNG SINH7. DƯỢC PHẨM VÀ THỨC ĂN TRỊ LIỆU1. NGUỒN GỐC TRUNG YXưa nay biết bao học giả đã gắng công chú giải kinh điển Trung y.Những chứng cứ khảo cổ mới được phát hiện gần đây và các côngtrình nghiên cứu về những ký lục của các y sư riêng biệt về các yán đã tiết lộ cho thấy một xu hướng canh tân và đa dạng trong việcthực hành Trung y. Những dị biệt theo khu vực địa lý cũng nhưnhững yếu tố xã hội và chính trị đã ảnh hưởng rõ rệt cách thức màcá nhân hay tập thể đã xây dựng và thuyết giải nền y học cổ điển.Trong khi hầu hết các nguồn tư liệu viết bằng chữ Hán mô tả mộtcách giới hạn về một nền y thuật kiệt xuất và do nam giới đảmnhiệm, thì một số văn bản tiết lộ về một lịch sử y học của phụ nữ. Hoàng ĐếNhững gì chúng ta biết được về sự thực hành Trung y suốt đờiChiến Quốc và đời Hán là chủ yếu góp nhặt từ các chuyên luận củacác tác giả vô danh về triết lý và y thuật. Các tác giả Trung Quốcngày xưa có xu hướng gán tác phẩm của mình cho tam hoàng ngũđế, các y sư truyền thuyết, hay các bậc thầy của họ. Khi nghiên cứuy thuật, các y sư ngày xưa thường sao chép các đoạn bản thảo vàsắp xếp chúng theo một thứ tự nhằm phản ánh sự kế tục của các ysư bậc thầy thuộc nhiều trường phái khác nhau. Điều này giải thíchsự hiện diện của bốn sưu tập lớn về các y luận châm cứu, được biếtchung dưới tên Hoàng Đế Nội Kinh. Hoàng Đế là một vị vuatruyền thuyết, tương truyền sống khoảng 2697-2597 tcn, và đượcxem là cha đẻ của Trung y. Đa phần lý thuyết trong Hoàng Đế NộiKinh (biên soạn khoảng đầu công nguyên) được trình bày qua lờivấn đáp giữa Hoàng Đế và Kỳ Bá, một vị quan cũng là chuyên giavề châm cứu và các vấn đề huyền bí.Giá trị mà những bậc học thức nhìn nhận đối với các y luận này cóthể giải thích sự hiện diện của những sưu tập đầu tiên về các tư liệutương tự trong các ngôi mộ đời Hán, thí dụ như 3 ngôi Hán mộđược phát hiện tại Mã Vương Đôi, thuộc Trường Sa, tỉnh Hồ Namhiện nay. Trong số các văn bản khai quật ở ngôi Hán mộ số 3 thìcó 7 văn bản đề cập lý thuyết âm dương, lời chú cúng tế, phòngtrung thuật, tĩnh tọa, và các phương thuốc bào chế từ thảo dược,động vật, và các chất liệu gia dụng.Sự phát triển mau chóng của thương mại nói chung và của kỹ thuậtấn loát nói riêng vào đời Minh đã giúp phổ biến kiến thức y học.Sự giao tiếp trực tiếp giữa y sư và đệ tử không quan trọng bằngviệc các y điển quan yếu được phổ biến rộng rãi hơn trước. Trongcác gia đình theo nghiệp y, các thế hệ con cháu đã xuất bản và đềcao tác phẩm y học của gia tiên. Rõ ràng việc tường thuật các cachẩn trị thành công này đã chứng minh các quan điểm lý thuyết vàthể hiện những kỹ thuật mới. Những y án cũng trở nên phổ biếnhơn, giúp người ta thấy được lý thuyết Trung y được vận dụngtrong thực tế ra sao.Sau cùng, văn chương, nhất là các tiểu thuyết từ đời Minh và đờiThanh đã tạo một ấn tượng muôn màu về sự phức tạp và tinh tếcủa thế giới Trung y.2. Y SƯ VÀ Y THUẬT Hoa ĐàNhững nghiên cứu về lịch sử Trung y cho thấy các y sư TrungQuốc thuở xưa thực là đa dạng. Họ đồng thời cũng có thể là nho sĩ,tăng nhân, đạo sĩ, hay phụ nữ. Tuy nhiên những chuyên luận docác y sư trứ tác đôi khi đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Trungy, thí dụ như tác phẩm Thương Hàn Luận của Trương TrọngCảnh (142-220). Tác phẩm được người đời sau trích dẫn rất nhiềunày đã chào đời sau một nạn bệnh dịch xảy ra và tàn phá thị trấnông cư ngụ. Y luận của ông được kế tục vào đời Tống, Kim,Nguyên do một số y sư có tư tưởng canh tân và lập nên trườngphái riêng, chẳng hạn như Tôn Tư Mạc (khoảng 581-682, về sauđược sùng bái như một vị thần y dược).Suốt đời Thương, chiêm bốc hẳn rất cần thiết để xoa dịu cơn thịnhnộ của tổ tiên; nhưng những khi khác thì chiêm bốc và lịch phápđược dùng để xác định quá trình và hậu quả của bệnh tật. Giới vuhịch (đồng cốt), nhất là nữ vu (bà đồng) cũng thực hành y thuật,một công việc liên quan đến chức năng tôn giáo của họ. Họ chuyênvề chiêm bốc, mà việc này dùng để chẩn bệnh. Họ có thể niệmdanh các chư thần, triệu vời ma quỉ và chiêu hồn tổ tiên về trợ giúpviệc trị bệnh, hoặc chế tác các hình nộm của bệnh nhân để thư ếmhay trị bệnh.Các phương pháp chẩn bệnh cổ truyền gọi là tứ chẩn: vọng (quansát), văn (nghe), vấn (hỏi han), và thiết (bắt mạch). Tư Mã Thiênchép truyện Biển Thước và Thương Công trong Sử Ký, đã kể rằngthần y Biển Thước thời Chiến Quốc đã biết «thiết mạch, vọngchẩn, thính thanh, vấn chẩn» rồi. Tôn Tư MạcCác tác phẩm y học đã chứng minh rằng cả y thuật mang tính tôngiáo lẫn ma thuật có lúc đã là thành phần chủ lực trong truyềnthống y thuật bác học. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ II tcn, những ysư thực hành y thuật theo triết lý tự nhiên hẳn đã tự xem mình lànhữn ...

Tài liệu được xem nhiều: