Danh mục

Lịch triều hiến chương loại chí - DƯ ĐỊA CHÍ SỰ KHÁC NHAU VỀ BỜ CÕI QUA CÁC ĐỜI

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.07 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đời Hùng Vương dựng nước gọi là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (a), chia nước làm 15 bộ : Giao Chỉ, Chu Diên, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức. Chỗ nhà vua ở gọi là nước Văn Lang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch triều hiến chương loại chí - DƯ ĐỊA CHÍ SỰ KHÁC NHAU VỀ BỜ CÕI QUA CÁC ĐỜILịch triều hiến chương loại chí DƯ ĐỊA CHÍ SỰ KHÁC NHAU VỀ BỜ CÕI QUA CÁC ĐỜIĐời Hùng Vương dựng nước gọi là nước Văn Lang,đóng đô ở Phong Châu (a), chia nước làm 15 bộ :Giao Chỉ, Chu Diên, Việt Thường, Ninh Hải, DươngTuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân,Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức. Chỗ nhà vua ở gọi lànước Văn Lang.Lời bàn của sử thần họ Ngô (1) :Xét cương giới nước Việt ta bắt đầu có bằng chứngkhảo được là từ đời Hán chia ra 7 quận, 56 huyệngọi là bộ Giao Châu. Từ Tấn, Tùy trở về sau, thườngcó nhân cũ hay đổi mới khác nhau. Đến đời Đườngđặt đạo Lĩnh Nam lấy đất An Nam riêng ra làm phủĐô hộ, gồm có 10 quận 59 huyện tức là quận GiaoChỉ, Cửu Chân, Nhật Nam ở trong 7 quận của nhàHán. Trong khi ấy có lúc nhân cũ đổi mới, cắt lấychỗ này ghép vào chỗ kia rồi cương giới của nướcNam ta đến lúc ấy mới nhất định.Nay đem những tên các bộ về đời Hùng Vương đặt ramà tìm trong các sách địa chí của các đời trước thìthấy : ở Đường thứ (2) gọi là Giao Chỉ, Chu Diên thìthuộc quận Giao Chỉ, gọi là Cửu Chân thì thuộcquận Ái Châu, gọi là Cửu Đức, Việt Thường thì thuộcquận Hoan Châu, gọi là Phúc Lộc thì thuộc quậnĐường Lâm, gọi là Hoài Hoan thì thuộc quận DiễnChâu, gọi là Vũ Định thì thuộc quận Giao Chỉ,nhưng đến nhà Tùy đổi là Long Bình. Lại Đường thưchép : châu Vũ Định có ba huyện lệ thuộc vào làhuyện Nhu Viễn, huyện Phúc Lộc, huyện Đường Lâm.Hoặc giả thời Hùng Vương lấy đất huyện Nhu Viễn,hoặc huyện Đường Lâm làm bộ Vũ Định, cùng vớiPhúc Lộc, đều gọi là bộ cả. Đời Tấn, bộ Vũ Ninh làhuyện của Giao Chỉ ; bộ Tân Hưng ở Phong Châucũng thuộc quận Giao Chỉ, đời Ngô (3) bắt đầu chiađặt làm quận. Chỉ có bộ Lục Hải, Bình Văn thì duyêncách thế nào chưa rõ. Có lẽ cũng là quận, huyềntrong địa giới phủ đô hộ, người nhà Đường đổi ra tênmới, nên không thể tra xét được.Nếu bảo rằng nước Văn Lang phía bắc đến hồ ĐộngĐình, thế thì từ đời Hùng Vương đã có đất trong 7quận của nhà Hán rồi sao ?Kể ra, Nam Hải, Quế Lâm và một nửa đất TượngQuận, từ trước khi nhà Tần chưa mở mang đặt quậnhuyền, dân đều còn là giống Bàn Hồ (4). Các dânĐồng, Dao, Linh, Cật (5) đều có quân trưởng của họthì Hùng Vương làm gì mà có đất ấy được. Vả lại,Hùng Vương đương vào đời Nghiêu, Thuấn củaTrung Quốc thì khi ấy hồ Động Đình là nơi hiểm yếu,đương bị người Tam Miêu (6) ngăn trở, cương giớivề phía bắc nước ta lúc bấy giờ làm gì đã đến đấyđược. Từ khi người nhà Tần hàng phục được cả BáchViệt, thì hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây mới đặtlàm quận huyện. Triệu Vũ Đế nhờ mệnh lệnh của nhàTần, nhân lúc loạn mới chiếm cứ lấy. Từ Nam Hải,Phiên Ngung (7) trở về Nam, từ Khánh Viên, Tư Ân,Thái Bình (8) trở về bắc, gọi là Nam Việt thì GiaoChâu không ở vào trong ấy.Lại địa chí nhà Đông Hán (9) gọi quận Giao Chỉ lànước của An Dương Vương, cách phía Nam đất LạcDương (10) 11000 dặm (11), thì đủ rõ rằng đất nướccác đời dựng ra trước thời An Dương Vương tức làcương giới của nước Nam ngày nay. Tức như thiênNghiêu điển ở Kinh Thư có chép : Sai Hy Thúc đếnNam Giao , sử nhà Chu chép Giao Chỉ ở về phíaNam thì từ đời Đường Nghiêu đến đời nhà Chu,nước ta đã có giới hạn nhất định rồi. Bảo là phíanam đến đất Ba Thục, thì nay (12) xét ra chỗ đấtcùng cực của tỉnh Hưng Hóa (13), thông với tỉnh VânNam là đất Ba Thục ngày trước, cho nên An DươngVương ở đất Ba Thục mà sang lấy Văn Lang, chỗ nàycó thể là một bằng chứng để xét nghiệm được.Xét trong sách vở đã ghi chép, đất nước ta phía đôngđến biển, phía tây giáp Vân Nam, phía nam giápChiêm Thành, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, phíađông bắc giáp tỉnh Quảng Đông, phía tây giáp nướcLão Qua (14), so với sử cũ đã chép cũng gần giốngnhau. Nhưng gọi Hồ Tôn là Chiêm Thành thì khôngcó bằng chứng gì cả.Người đời trước ghi địa giới một châu một huyện cònchép cả 8 bên giáp giới, huống chi là cương giới mộtnước. Cho nên phải phân biệt rõ ràng.______________________(a) Sử cũ chép : nước Văn Lang, phía đông đến biển,phía tây đến đất Ba Thục, phía bắc đến hồ ĐộngĐình, phía nam giáp nước Hồ Tôn, tức là nướcChiêm Thành ngày nay.(1) Tức Ngô Thì Sĩ(2) Ở mục Địa lý chí.(3) Nhà Ngô thời Tam quốc ( 201 - 280)(4) Tên gọi chung một số dân tộc ở miền núi như DaoMán, tin rằng tổ tiên mình ngày xưa có quan hệ vớicon chó thần Bàn Hồ.(5) Tên các dân tộc thiểu sổ ở miền Nam Trung Hoangày xưa.(6) Gồm nhiều giống người Miêu ở Trung Quốc. Thờicổ là nước Tam Miêu ở khoảng giữa Động Đình,Bành Trạch tức là đất thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ.(7) Phiên Nhung là một quận trong thành phố QuảngĐông. Ngày xưa nhà Triệu đóng đô ở đấy.(8) Thuộc tỉnh Quảng Tây ( Trung Quốc )(9) Tức là mục Quận quốc chí trong sách Hậu Hánthư của Phạm Việp. Gọi là Hậu Hán hay Đông Hánvì vua đầu triều này là Hán Quang Vũ dời đô từTrường An ra phía đông, tức là Lạc Dương.(10) Kinh thành có từ đời Đông Chu. Này là đạo HàLạc, tỉnh Hà Nam ( Trung Quốc )(11) Khoảng 5500km.(1 ...

Tài liệu được xem nhiều: