Danh mục

Liên kết kinh doanh: Tạo dựng mối quan hệ kinh doanh từ phẩm chất cá nhân lãnh đạo

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 789.66 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu xem xét một trường hợp điển hình về liên kết kinh doanh, tạo dựng mối quan hệ kinh doanh và hoạt động liên kết kinh doanh quan trọng như liên kết công nghệ, sự hiểu biết và chuyển giao kiến thức, quan hệ xã hội và thói quen hành chính và hệ thống.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên kết kinh doanh: Tạo dựng mối quan hệ kinh doanh từ phẩm chất cá nhân lãnh đạo HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 LIÊN KẾT KINH DOANH: TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ KINH DOANH TỪ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN LÃNH ĐẠO ESTABLISH RELATIONSHIPS IN BUSINESS BY LEADERS’ PERSONALITIES TS. Nguyễn Phúc Nguyên, NCS. ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nguyennp@due.edu.vn TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu xem xét một trường hợp điển hình về liên kết kinh doanh, tạo dựng mối quan hệ kinh doanh và hoạt động liên kết kinh doanh quan trọng như liên kết công nghệ, sự hiểu biết và chuyển giao kiến thức, quan hệ xã hội và thói quen hành chính và hệ thống. Qua đó, giới thiệu phương pháp liên kết công nghệ của Amoldo C. Hax et al (1992),cung cấp nhận định về sự hiểu biết và chuyển giao công nghệ, sự quan trọng của phẩm chất cá nhân trong quan hệ xã hội, thói quen hành chính và vai trò của tư vấn trong quan hệ pháp lý. Đồng thời, khẳng định vai trò lãnh đạo trong việc tạo dựng nhiều mối quan hệ chất lượng và các mối quan hệ chính là lợi thế cạnh tranh của các lãnh đạo doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Từ khóa: Phẩm chất cá nhân lãnh đạo, liên kết kinh doanh, mối quan hệ kinh doanh ABSTRACT The research aims to examine some typical cases of business connections, establishment of business relationship and business connecting practices such as technology alliance, knowledge and knowledge transfer, social relations and beauraucracy habits and system. Through that, the research will introduce Amoldo C’s technology connecting method. Hax et al (1992) provided some findings about knowledge and technology transfer, the importance of individuals’ personalities in social relations, thoi quen hanh chinh.. At the same time, the research also address the leaders’ roles in establishing quality relationship and relationship is the competitive advantage of business leaders in today’s context. Key Words: Economic performance; growth; marketing communication; tourism; advantage; Kontum. 1. Giới thiệu Nhiều tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ kinh doanh thừa nhận tầm quan trọng của tạo dựng mối quan hệ chất lượng, chẳng hạn như tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi, nghĩa vụ chia sẻ thông tin, sự tin tưởng và tôn trọng, khai thác khả năng tiềm ẩn, tăng cường năng lực, giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả (Cooper et al, 1993; Hakanson et al, 1995; David Hawkuns, 2011; Min Z Carter et al, 2012). Phần lớn nghiên cứu vấn đề về tin tưởng, lựa chọn đối tác, chuyển giao kiến thức thông qua liên doanh, liên minh giữa các đối tác thống trị các diễn ngôn khoa học (Emanuela To deva et al, 2005). Nghiên cứu về vai trò trung gian của lãnh đạo, hiệu quả của lãnh đạo trong mối quan hệ với người đi theo, với đối tác, bằng chứng thực nghiệm về vai trò của mối quan hệ lãnh đạo trong sự tương tác giữa văn hóa đạo đức của một tổ chức và tin tưởng tổ chức là khan hiếm (Riminta Pucetaite et al, 2015). Các mối quan hệ được xây dựng dựa trên một sự quan tâm lẫn nhau thông qua yếu tố cá nhân của lãnh đạo tham gia vào các mối quan hệ kinh doanh là khoảng trống cho các nghiên cứu hiện tại. Trong bài viết này, chúng tôi xem xét một trường hợp liên kết điển hình và vấn đề cần thiết trong tạo dựng mối quan hệ chất lượng không chỉ trên cơ sở của sự tin tưởng mà ở các phẩm chất của lãnh đạo sẽ tạo dựng mối quan hệ chất lượng đồng thời giới thiệu các liên kết quan trọng. Cuối cùng chúng tôi cho rằng, phẩm chất đại diện cho sự linh hoạt của nhà lãnh đạo, cố định những điều nên và không nên thực hiện, là đặc tính ổn định lâu dài vì vậy rất phù hợp để lãnh đạo xây dựng quan hệ có chất lượng qua đó tạo liên kết bền vững và các mối quan hệ là lợi thế cạnh tranh của lãnh đạo trong bối cảnh phức tạp hiện nay. 16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Mối quan hệ kinh doanh Man (2001) cho rằng mối quan hệ, đó là đàm phán với người khác, duy trì một mạng lưới cá nhân trong liên lạc công việc, tương tác hiệu quả với người khác, phát triển mối quan hệ tin cậy lâu dài và phát triển động lực nhóm (Endi Sarwoko, 2013). Theo Hakansson, Snehota (1995) nghiên cứu về phát triển mối quan hệ trong kinh doanh mạng đã xác định mối quan hệ kinh doanh giữa hai công ty thể hiện kết cấu sự phụ thuộc gồm công nghệ, hiểu biết, quan hệ xã hội, thói quen hành chính và hệ thống, quan hệ pháp lý. 2.1.2. Phẩm chất cá nhân lãnh đạo Lý thuyết đặc điểm giả định lãnh đạo dựa trên phẩm chất cá nhân của lãnh đạo, nhưng không phải là đặc điểm của lãnh đạo phi trường (Timothy et al, 1992) Tuy nhiên, lý thuyết đặc điểm ảnh hưởng bởi nghiên cứu của Stodill (1974) nhưng Stephen J.Zaccaro et al, (2003) cho rằng: “Các nghiên cứu về lãnh đạo lôi cuốn đại diện cho một dòng nghiên cứu khác của lãnh đạo đặc điểm trong năm 1980”. Điều này cho thấy tầm quan trọng trong nhận định của Cowley (1931) khi ông tổng kết quan điểm của các nhà lý thuyết đặc điểm, đã bình luận rằng: 'Cách tiếp cận để nghiên cứu về lãnh đạo nên thường xuyên thực hiện và có lẽ phải luôn luôn thông qua việc nghiên cứu các đặc điểm” (trích trong Timothy et al, 2002). Theo Herron and Robinson (1993) “Phẩm chất cá nhân hay những đặc điểm là đặc tính ổn định lâu dài của một cá nhân biểu lộ cách thức nhất quán của hành vi trong mọi hoàn cảnh”( Murali Sambasivan et al, 2009). Baum et al, (2001) từng khẳng định “phẩm chất cá nhân không tác động trực tiếp vào hiệu suất kinh doanh mà tác động thông qua năng lực, mức độ động lực, chiến lược của công ty”(trích trong Murali Sambasivan, et al, 2009). 2.2. Thực trạng một số liên kết trong nước và nước ngoài Đề cập đến liên kết kinh doanh, rất khó để đánh giá các hoạt động liên kết kể cả lý thuyết và thực tiễn trong khoảng thời gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: