Danh mục

Liên quan giữa acid uric huyết thanh với tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 318.28 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm tỉ lệ tăng acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp. Tìm mối liên quan giữa tăng acid uric huyết thanh và các tổn thương cơ quan đích ở tim, mạch máu và thận của tăng huyết áp. Tìm mối liên quan giữa tăng acid uric huyết thanh và các tổn thương cơ quan đích ở tim và mạch máu của tăng huyết áp không có hội chứng chuyên hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên quan giữa acid uric huyết thanh với tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân tăng huyết áp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học LIÊN QUAN GIỮA ACID URIC HUYẾT THANH VỚI TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP Lý Huy Khanh*, Đôn Thị Thanh Thủy*, Nguyễn Đức Công** TÓM TẮT Mở đầu: Acid uric là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Acid uric máu là một xét nghiệm thường quy ở bệnh nhân tăng huyết áp trong hầu hết các khuyến cáo về tăng huyết áp. Tuy nhiên, vấn đề Acid uric máu tăng có liên quan tổn thương cơ quan đích của tăng huyết áp là do đề kháng insulin mà chính là hội chứng chuyển hóa hay không và việc điều trị tăng acid uric máu đơn thuần vẫn còn nhiều bàn cải. Mục tiêu: Tìm tỉ lệ tăng acid uric huyết thanh ở bệnh nhân tăng huyết áp. Tìm mối liên quan giữa tăng acid uric huyết thanh và các tổn thương cơ quan đích ở tim, mạch máu và thận của tăng huyết áp. Tìm mối liên quan giữa tăng acid uric huyết thanh và các tổn thương cơ quan đích ở tim và mạch máu của tăng huyết áp không có hội chứng chuyên hóa. Phương pháp: Mô tả cắt ngang Kết quả: Khảo sát trên 668 bệnh nhân tăng huyết áp. Tuổi trung bình 61,0 ± 10,0. Nữ chiếm 60,8%. Acid uric huyết thanh trung bình 341,9 ± 90,6 µmol/L, ở nam cao hơn ở nữ. Tỉ lệ tăng acid uric huyết thanh 27,5%. Tuổi, vòng bụng, BMI, tỉ số eo mông, triglycerid, HDL Cholesterol, Hs_CRP, tỉ số albumin/Creatinine niệu trung bình ở nhóm có tăng acid uric cao hơn nhóm không tăng acid uric. Độ lọc cầu thận trung bình ở nhóm có tăng acid uric thấp hơn nhóm không tăng acid uric. Nam giới, cao tuổi, tăng triglycerid, giảm HDL Cholesterol, hội chứng chuyển hóa có liên quan tăng acid uric. Tăng acid uric huyết thanh ở người tăng huyết áp làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng tâm trương thất trái 2,05 lần (OR = 2,05 [1,44 - 2,93]), và tăng nguy cơ hẹp – xơ vữa động mạch cảnh 1,92 lần (OR = 1,92 [1,32 - 2,79]), suy thận 3,29 lần (OR = 3,92 [2,60 - 5,89]),tổn thương cơ quan đích giai đoạn 3 của tăng huyết áp OR = 1,79 [1,14 – 2,82]. Không tìm thấy mối liên quan tăng acid uric với phì đại thất trái, và biến đổi điện tim kiểu thiếu máu hay nhồi máu cơ tim, tiểu đạm. Người tăng huyết áp không có hội chứng chuyển hóa, tăng acid uric huyết thanh làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng tâm trương thất trái 2,59 lần (OR = 2,59 [1,58 - 4,25]),tăng nguy cơ hẹp – xơ vữa động mạch cảnh 2,21 lần (OR = 2,21 [1,32 - 3,70]), suy thận 3,87 lần (OR = 3,87 [2,22 - hot6,73]), tổn thương cơ quan đích giai đoạn 3 của tăng huyết áp (OR=1,92[1,05- 3,51]). Không tìm thấy mối liên quan tăng acid uric với phì đại thất trái, và biến đổi điện tim kiểu thiếu máu hay nhồi máu cơ tim, tiểu đạm. Kết lụân: Tỉ lệ lưu hành tăng acid uric huyết thanh ở người tăng huyết áp chiếm 1/4, làm tăng nguy cơ tổn thương cơ quan đích của tăng huyết áp. Ở không có hội chứng chuyển hóa, sự liên quan của tăng acid uric với tổn thương cơ quan đích của tăng huyết áp vẫn giữ nguyên giá trị. Từ khóa: Tăng huyết áp, acid uric, tổn thương cơ quan đích. ABSTRACT ASSOCIATION OF PLASMA URIC ACID WITH TARGET ORGAN DAMAGE IN PRIMARY HYPERTENSION. Ly Huy Khanh*, Don Thi Thanh Thuy*, Nguyen Duc Cong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 325-333 Background: Hyperuricemia is a risk factor for cardiovascular disease: hypertension, myocardial * Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương Tác giả liên lạc: BS.CK2 Lý Huy Khanh ** Bệnh viện Thống Nhất Tp. HCM ĐT: 0913149483 Email: noskhanh31@hotmail.com Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 325 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014 infarction and stroke. Uric acid is a routine test in hypertensive patients in most hypertension guidelines . However, increased plasma uric acid problems may be caused by insulin resistance which is the metabolic syndrome and the treatment hyperuricemia is still controversial. Objectives: Find the rate of hyperuricemia in patients with primary hypertension. Find the relationship between hyperuricemia and target organ damage in hypertension: Heart, Blood vesssels and renal. Find the relationship between hyperuricemia and target organ damage in hypertension: Heart, Blood vesssels and renal in patients without metabolic syndrome. Methods: Cross-sectional study. Results: Survey on 668 patients with hypertension. The mean age was 61.0 ± 10.0. Women 60.8 %. The mean plasma uric acid was 341.9 ± 90.6 µmol/L, highers value in males than in females. Hyperuricemia was 27.5%. The mean of Age, waist circumference, BMI, waist hips ratio, triglycerides, HDL cholesterol, Hs_CRP, rate albumin/creatinine urine was higher in the group hyperuricemia. The mean glomerular filtration rate was lower in the group hyperuricemia. Men, elderly, hypertriglyceridemia , hypo_HDL_cholesterolemia, metabolic syndrome was associated with hyperuricemia. Hyperuricemia in hypertension increased the risk of left ventricular relaxation disorder 2.05 ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: