Danh mục

Liên quan nhân quả và tối ưu hóa công thức viên nén ngậm Thường xuân

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.25 MB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thường xuân là dược liệu được chứng minh tính hiệu quả trong điều trị ho. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu mối liên quan nhân quả và tối ưu hóa công thức viên nén ngậm chứa 15 mg cao khô lá Thường xuân điều chế bằng phương pháp dập thẳng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liên quan nhân quả và tối ưu hóa công thức viên nén ngậm Thường xuânNghiên cứu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 6 * 2020 LIÊN QUAN NHÂN QUẢ VÀ TỐI ƯU HÓA CÔNG THỨC VIÊN NÉN NGẬM THƯỜNG XUÂN Nguyễn Đức Hạnh1, Phan Thị Mỹ Hoàng1, Đỗ Quang Dương1, Nguyễn Trường Huy2TÓM TẮT Mở đầu: Thường xuân là dược liệu được chứng minh tính hiệu quả trong điều trị ho. Đề tài được thực hiệnnhằm mục tiêu nghiên cứu mối liên quan nhân quả và tối ưu hóa công thức viên nén ngậm chứa 15 mg cao khôlá Thường xuân điều chế bằng phương pháp dập thẳng. Đối tượng và phương pháp: Khảo sát loại và tỷ lệ tá dược hút (Florite, Cab-O-sil, CSD) để điều chế caokhô từ cao lỏng Thường xuân. Các mẫu cao khô sau khi điều chế được so sánh tỷ trọng trước gõ, tỷ trọng sau gõ,góc nghỉ và tốc độ chảy. Chọn mẫu cao khô Thường xuân phù hợp để nghiên cứu điều chế viên nén ngậm bằngphương pháp dập thẳng. 10 công thức thiết kế theo mô hình D-optimal được thực hiện để xây dựng mối liên quannhân quả và tối ưu hóa công thức viên nén ngậm Thường xuân. Ba biến độc lập được chọn khảo sát gồm %mannitol, % PEG 8000 và % instant gum. Bốn biến phụ thuộc gồm độ biến thiên khối lượng viên, thời gian rã,độ cứng và độ mài mòn của viên. Chọn công thức viên nén ngậm Thường xuân với yêu cầu đạt độ biến thiênkhối lượng viên và độ mài mòn ở mức tối thiểu, đồng thời viên có thời gian rã và độ cứng tối đa. Kết quả: Trong số các mẫu cao khô Thường xuân được điều chế, mẫu cao khô có tỷ lệ cao lỏng (quy về hàmlượng rắn) và tá dược Florite là 1:1 có lưu tính vượt trội nên được lựa chọn để bào chế viên nén ngậm Thườngxuân bằng phương pháp dập thẳng. Ba biến độc lập có ảnh hưởng đáng kể đến bốn biến phụ thuộc. Công thức tốiưu được thiết lập và kiểm chứng ở quy mô 150 viên với tỉ lệ mannitol, PEG 8000 và instant gum lần lượt là15%, 10% và 21%. Độ biến thiên khối lượng viên, độ cứng, độ rã và độ mài mòn của viên nén ngậm công thứctối ưu lần lượt là 0,676%, 84,20 N, 31,46 phút và 0,573%. Kết luận: Viên nén ngậm chứa cao khô lá Thường xuân được bào chế thành công ở quy mô 150 viên bằngphương pháp dập thẳng. Công thức tối ưu có tiềm năng trong nghiên cứu nâng cấp cỡ lô điều chế viên nén ngậmchứa 15 mg cao khô Thường xuân. Từ khóa: viên nén ngậm, dập thẳng, tối ưu hóa, phần mềm BCPharSoft OPT, cao khô lá Thường xuânABSTRACT CAUSE – EFFECT RELATIONS AND OPTIMIZATION OF LOZENGES CONTAINING EXTRACT OF IVY LEAF Nguyen Duc Hanh, Phan Thi My Hoang, Do Quang Duong, Nguyen Truong Huy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 6 - 2020: 68 - 76 Background: Hedera helix L. has been reported its efficacy in cough treatment. The study aimed at thecause-effect relations and optimization of lozenge formula containing 15 mg dried ivy leaf extract prepared bydirect compression method. Methods: Different types and ratios of absorbents (Florite, Cab-O-sil, CSD) were employed for the dry ivyextract preparation from ivy liquid extract. The prepared dry ivy extracts were compared their bulk and tapedensities, angles of repose and flow rates to select the suitable sample for lozenge preparation by directcompression method. 10 formulations according to D-optimal model were carried out to study cause-effectrelations to and optimize the formula of lozenges. Three independent variables were selected including %Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh1Khoa Dược, Đại học Tôn Đức Thắng2Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Đức Hạnh ĐT: 0913576748 Email: duchanh@ump.edu.vn 68 B - Khoa học DượcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 6 * 2020 Nghiên cứumannitol, % PEG 8000 and % instant gum. Four dependent variables were the weight variation, disintegrationtime, hardness and friability of the tablets. The formulation of ivy lozenge was optimzied at the silutaneousconditions of lowest weight variation, lowest friability, longest disintegration time and highest hardness. Results: Among the prepared ivy dried extracts, the sample using Florite as absorbent with the liquid extract(calculated by solid content): absorbent ratio at 1: 1 possessed the best flowability and was selected for furtherstudy on lozenge preparation. All three independent variables significantly affected the four dependent variables.The lozenge formula was optimized at the mannitol, PEG 8000 and instant gum ratios of 15%, 10% and 21%,respectively. The optimal formulation was verified on the batch scale of 150 tablets. The weight variation,hardness, disintegration time and friability of the optimal lozenge tablets were at 0.676%, 84.20 N, 31.46 mi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: