Danh mục

LIỆT DÂY THẦN KINH MẶT

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.38 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tỷ lệ và chức năng — Liệt dây thần kinh mặt (facial paralysis) chiếm 2,95% số bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh Bệnh viện 103 (Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Chương, Cao Hữu Hân. 1991). — Dây thần kinh mặt hay dây VII là dây hỗn hợp, có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi (vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LIỆT DÂY THẦN KINH MẶT LIỆT DÂY THẦN KINH MẶT 1. Đại cương 1.1. Tỷ lệ và chức năng — Liệt dây thần kinh mặt (facial paralysis) chiếm 2,95% số bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Thần kinh Bệnh viện 103 (Hồ Hữu Lương, Nguyễn Văn Chương, Cao Hữu Hân. 1991). — Dây thần kinh mặt hay dây VII là dây hỗn hợp, có đầy đủ chức năng của một dây thần kinh ngoại vi (vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ). 1.2. Giải phẫu 1.2.1. Các nhân Dây VII có 4 nhân: — Nhân vận động. — Nhân cảm giác (nhân bó đơn độc). — Nhân thực vật (nhân lệ tỵ và nhân bọt trên). 1.2.2. Đường đi của dây VII Gồm có 3 đoạn: trong sọ, đoạn trong xương đá và đoạn ngoài sọ. — Đoạn trong sọ: từ rãnh hành - cầu, dây VII thoát ra khỏi n ão đi vào xương đá qua lỗ tai trong (meatus acusticus internus). Ngay ở đoạn tro ng sọ dây VII cũng có đoạn trong não và đoạn trong màng não. Hình 3.10: Đường đi của dây VII. — Đoạn trong xương đá: sau khi qua lỗ tai trong, dây VII vào ống tai trong (ductus acusticus internus); trong đoạn này nó đi bên cạnh dây VIII, nằm trên dây VIII (cuốn cong như một cái võng) rồi chui vào hố trước trên của đáy ống tai, dây VII vào ống Fallop (hay còn gọi là ống dây VII, facial tunel). — Đoạn ngoài xương đá (đoạn ngoài sọ): — Dây VII chui qua lỗ châm chũm (foramen stylomastoideum) ra ngoài sọ, sau đó đi qua giữa 2 thùy của tuyến mang tai và chia thành 2 nhánh tận (nhánh thái dương - mặt và nhánh cổ - mặt). Đây là hai nhánh thuần vận động phân bố cho cơ bám da mặt và bám da cổ. — Các nhánh thái dương - mặt (rami buccales et temporales) còn gọi là nhánh trên phân bố cho các cơ nằm bên trên mặt, trong đó có ba cơ quan trọng là cơ trán, cơ mày và cơ vòng mi mắt. — Nhánh cổ - mặt còn gọi là nhánh dưới phân bố cho các cơ nằm bên dưới mặt, trong đó quan trọng là cơ vòng miệng và xa hơn nữa dây VII phân nhánh xuống tới tận cơ bám da cổ. 2. Triệu chứng 2.1. Liệt mặt ngoại vi — Khi tĩnh: hai bên mặt không cân đối, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nửa mặt bên bệnh bất động và nhẽo (giảm trương lực cơ), trán mắt nếp nhăn, lông mày hơi sụp xuống, má hơi xệ, rãnh mũi - má mờ, góc mép miệng bị xệ xuống, tai hình như thấp xuống. Tuy nhiên, trong giai đoạn muộn có nhiều trường hợp mặt bệnh nhân khi không cử động nhìn thấy mặt cân đối, chỉ khi cử động mới thấy mất cân đối. — Khi cử động: mặt và mắt cân đối rõ rệt hơn. + Bên bệnh không nhăn trán được, mắt không nhắm kín (dấu hiệu hở mi - lagophthalmus), không làm được động tác nhe răng, phồng má, mím môi, huýt sáo, thổi lửa, chau mày. + Dấu hiệu Charles - Bell dương tính: biểu hiện là khi bệnh nhân nhắm mắt chủ động, mắt bên liệt nhắm không kín, nhãn cầu vận động lên trên và ra ngoài (khi đó giác mạc lẩn dưới mi trên, củng mạc trắng lộ rõ giữa hai khe mi). + Dấu hiệu Negro: khi bệnh nhân ngước mắt nhìn lên trên, đồng tử bên tổn thương ở vị trí cao hơn bên lành. + Dấu hiệu Souques: trong khi nhắm hai mắt thì mắt bên bệnh nhắm không được chặt, lông mi của bên bệnh còn thò ra ngoài dài hơn bên lành. + Dấu hiệu Pierre Marie - Foix: phát hiện liệt mặt trong trường hợp hôn mê, thầy thuốc ấn mạnh vào hai góc hàm hoặc giật tóc mai của bệnh nhân, bệnh nhân sẽ nhăn mặt, khi đó nửa mặt bên lành sẽ co, còn bên liệt không có phản ứng gì. — Các triệu chứng khác: liệt dây VII ngoại vi có thể đi kèm theo liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện như trong hội chứng Millard - Gubler hay hội chứng Foville cầu não dưới. 2.2. Liệt mặt trung ương (do tổn thương đường vỏ nhân) — Chỉ liệt 1/4 dưới của mặt, không có dấu hiệu Charles - Bell. — Dây VII rất dễ bị tổn thương trung ương (đoạn trên nhân), khi có các quá trình bệnh lý khu trú ở bán cầu đại não. Nguyên nhân là nhân vận động dây VII có 2 phần: phần trên (phân bố vận động cho 1/4 trên của mặt cùng bên) được chi phối bởi cả 2 bên bán cầu, còn phần dưới (phân bố vận động cho 1/4 dưới của mặt cùng bên) chỉ được chi phối bởi một bán cầu bên đối diện. Vì vậy, khi có một bán cầu não bị tổn thương thì nửa dưới nhân vận động dây VII bên đối diện mất phân bố thần kinh, biểu hiện bằng liệt 1/4 d ưới của mặt bên đối diện. — Có thể nói: liệt dây VII trung ương là liệt 1/4 dưới của mặt, còn liệt dây VII ngoại vi là liệt nửa mặt (phải hoặc trái). — Không bao giờ tiến triển thành liệt cứng. — Thường phối hợp với liệt nửa người cùng bên. 3. Định khu tổn thương dây VII 3.1. Liệt dây VII do tổn thương bán cầu não — Tổn thương bệnh lý: vỏ não và đường vỏ - nhân dây VII bị tổn thương gây liệt dây VII trung ương cùng bên với liệt nửa người. — Liệt 1/4 dưới mặt bên đối diện với ổ tổn thương. — Liệt nửa người kiểu trung ương bên đối diện với ổ tổn thương 3.2. Tổn thương nhân dây VII ở cầu não — liệt mặt ngoại vi — Hội chứng Millard - Gubler: liệt dây VII ngoại vi bên tổn thương, liệt nửa người trung ương bên đối diện. — Hội chứng Foville cầu não dưới: + Hai mắt nhìn sang bên đối diện với tổn thương. + Liệt mặt ngoại vi bên tổn thương. + Liệt nửa ngư ...

Tài liệu được xem nhiều: