Thông tin tài liệu:
Đối với các tập đoàn lớn, xây dựng nhãn hiệu thường được coi là công việc của các chuyên gia. Các nhà tư vấn, thiết kế, marketing thường được mời để tham gia vào việc hoạch định chiến lược nhãn hiệu cũng như họ có nguồn ngân sách đáng kể dành cho truyền thông. Vậy làm cách nào các doanh nghiệp vừa và nhỏ với vài nhân viên, ít tiền và không có nhiều thời gian có thể xây dựng nhãn hiệu của mình. Các chủ doanh nghiệp nhỏ khi nghe đến thuật ngữ “xây dựng nhãn hiệu” thường có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Liệu doanh nghiệp nhỏ có thể xây dựng thương hiệu lớn
Liệu doanh nghiệp nhỏ
có thể xây dựng thương
hiệu lớn
Đối với các tập đoàn lớn, xây dựng nhãn hiệu thường được coi là công việc
của các chuyên gia. Các nhà tư vấn, thiết kế, marketing thường được mời để
tham gia vào việc hoạch định chiến lược nhãn hiệu cũng như họ có nguồn
ngân sách đáng kể dành cho truyền thông. Vậy làm cách nào các doanh
nghiệp vừa và nhỏ với vài nhân viên, ít tiền và không có nhiều thời gian có
thể xây dựng nhãn hiệu của mình.
Các chủ doanh nghiệp nhỏ khi nghe đến thuật ngữ “xây dựng nhãn hiệu”
thường có những thái độ không kiểm soát được. Họ thường nhìn xung quanh
và khi có cơ hội là bắt đầu kể họ đã đạt được những gì với chỉ một phần
ngân sách nhỏ bé so với các tập đoàn lớn.
Nhưng những nhà doanh nghiệp khác luôn lo lắng về khách hàng, luôn phải
họp hành và làm việc muộn vào cuối tuần với mong muốn trở thành người
dẫn đầu thường không cho phép thờ ơ với việc xây dựng nhãn hiệu của
mình.
Nhãn hiệu là gì? Thật vậy, tất cả các doanh nghiệp cho dù lớn hay nhỏ đều
có nhãn hiệu của mình. Temi Abimbola, một giảng viên marketing kinh
nghiệm của đại học Trung tâm nước Anh cho rằng “ Các công ty nhỏ thường
nghĩ rằng xây dựng nhãn hiệu chỉ dành cho các công ty lớn. Nhưng xây
dựng nhãn hiệu không có nghĩa là quảng cáo. Bạn không cần phải quảng cáo
thật nhiều như các tập đoàn lớn. Đã là một điều tốt khi mỗi doanh nghiệp
đều có nhãn hiệu của mình hiện diện trên thị trường. Điều quan trọng là phải
làm gì để mọi người quan tâm đến bạn”.
Kevin Clarke, một nhà tư vấn nhãn hiệu và marketing cho các doanh nghiệp
nhỏ ỏ Utah giải thích: “ Xây dựng nhãn hiệu là một chiến lược toàn diện của
các kỹ thuật marketing cá nhân bạn sử dụng để truyền thông tới thị trường
mục tiêu về những gì sản phẩm hay dịch vụ của bạn mang lại cho họ. Đó là
một chiếc ô lớn che chở cho toàn bộ các hoạt động marketing còn lại của
bạn. Nếu bạn vẽ 10 đối thủ cạnh tranh lên tường, khách hàng sẽ chọn ai?
Bạn phải làm gì đó giúp bạn nổi bật và khác biệt. Ông nói thêm “ Dù tiêu
cực hay tích cực, mỗi người đều đại diện cho cái gì đó. Có thể họ không biết
hoặc không quan tâm, nhưng đúng vậy họ có một sắc thái nhãn hiệu riêng”
Như vậy, một tin tốt lành cho các công ty nhỏ là nhãn hiệu đã được hình
thành. Nó thể hiện ở các nhân viên, kỹ thuật và thái độ của họ, trong sản
phẩm và chất lượng, trong tên gọi, trong logo, trong marketing. Câu hỏi còn
lại là xác định được tinh chất của nhãn hiệu (Brand Essence) và từ đó xác
định kim chỉ nam cho mọi quyết định trong tương lai.
Một tin còn tốt hơn nữa là xây dựng nhãn hiệu không phải tốn phí quá đắt.
“Tôi sẽ giả dối khi cho rằng chúng tôi không bao giờ nghĩ về xây dựng nhãn
hiệu” Dan Germain giám đốc nhãn hiệu của nước giải khát Innocent nói.
“Chúng tôi chú trọng đến chất lượng sản phẩm từ đầu cũng như mãi mãi sau
này. Nếu bạn có sản phẩm tốt, xây dựng nhãn hiệu sẽ dễ hơn rất nhiều.
Chúng tôi không bao giờ họp để hỏi “Vậy còn xây dựng nhãn hiệu có vấn đề
gì không”, ông nói.
Đúng vậy, nước giải khát Innocent đã là một nhãn hiệu mạnh. Công ty được
thành lập năm 1998 tại Anh, sản xuất nước trái cây tươi tinh khiết và
smoothies. “Xây dựng một sự “ngây thơ” là tất cả những gì chúng tôi làm” -
Germain nói- “Chúng tôi muốn mọi sự phải thể hiện sự “ngây thơ” như bao
bì từ nguồn nguyên liệu tái chế, cách gọi tươi trẻ của nhãn hiệu, các xe tải
được sơn như những con bò, các trò chơi của nhân viên trong công viên”
Caroline Plumb, người sáng lập hãng tuyển dụng Fresh Mind đồng ý rằng
“Thật không cần thiết phải tiêu hàng triệu USD để thuê tư vấn nhãn hiệu vì
nó không thực tế đối với các công ty nhỏ. Tại Fresh Mind, chúng tôi xem xét
công ty nào khiến chúng tôi phải khâm phục và nghiên cứu chiến lược nhãn
hiệu của họ để học tập. Bắt chiếc là mức độ cao nhất của sự tiến hóa”
Về điểm này, các chuyên gia nhãn hiệu do dự cho rằng không phải tất cả các
công ty đều có khả năng trực giác về xây dựng nhãn hiệu như Innocent hay
Fresh Minds. “Không có nghĩa là bạn cần phải tiêu tiền hay thuê các chuyên
gia nhưng cần phải tự đào tạo và học về nhãn hiệu và làm gì để tạo sự khác
biệt cho chính bạn. Hãy tới thư viện và đọc sách về nhãn hiệu. Đừng bỏ qua,
học tập sẽ làm tăng cơ hội thành công của bạn”. Nhà tư vấn nhãn hiệu
Clarke nói.
Germain nhấn mạnh rằng “Định nghĩa về nhãn hiệu hình thành một cách tự
nhiên. Người biết điều gì tốt cho chúng tôi chính là chúng tôi. Nếu bạn trả
tiền cho ai đó để làm những điều hài hước và những ý tưởng thì thật ngớ
ngẩn. Nhãn hiệu phải được cảm nhận đúng và tự nhiên do vậy chúng tôi
nghĩ là phải tự làm. Nhãn hiệu phải thực sự hoạt động từ trong công ty ra
ngoài”
Một khi tinh chất nhãn hiệu đã được hình thành, nó phải được truyền thông
tới người tiêu dung. Và không có cách quảng cáo nào hữu hiệu hơn là thông
tin truyền miệng của các khách hàng. “ Với những công ty vừa và nhỏ, hay
kinh doanh các phụ tùng, sửa chữa hay tư vấn, sự lựa chọn của khách hàng
dựa trên uy tín, kinh nghiệm từ trước, thông tin truyền miệng hay sự giới
thiệu” Abimbola nói. Khi bạn truyền thông thành công nhãn hiệu của bạn,
người tiêu dùng sẽ truyền tải thông điệp rất nhanh.
“Có nhiều cách đơn giản để tạo sức mạnh cho nhãn hiệu nhưng không tốn
nhiều tiền” Plumb (Fresh Minds) nói. “Tại Fesh Minds, chúng tôi in các
decan với tên và logo trên mặt trước của tất cả tài liệu gửi ra ngoài. Tuy nhỏ
nhặt nhưng điều đó chứng tỏ chúng tôi chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Đó cũng
là một cách giúp khách hàng nhớ đến chúng tôi. Hãy nghĩ về nhãn hiệu trên
toàn bộ các kênh truyền thông. Chúng tôi cho rằng nhãn hiệu Fresh Minds
rất thân thiện nhưng chuyên nghiệp, và chúng tôi cố gắng hết sức để tác
động đến khách hàng theo cách này”
Bạn cũng biết rằng, “nhỏ” có thể trở thành “trung bình” và “trung bình” trở
lên “to lớn”. Thế nhưng, xây dựng nhãn hiệu không đồng nghĩa với sự tăng
trưởng và có rất nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ không muốn biến thành tập
đoàn lớn.
Clarke nói thêm “Nhãn hiệu không ...