Danh mục

Linh hoạt xử lý nợ xấu giải phóng vốn mở rộng cho vay góp phần thúc đẩy tăng trường nền kinh tế bền vững

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 881.81 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng diễn biến nợ xấu của hệ thống Tổ chức dụng Việt Nam trong hơn 2 năm qua. Bài viết cũng đã phân tích nhiều biện pháp các Ngân hàng thương mại Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi đại dịch, như điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế sự gia tăng của nợ xấu, góp phần hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Linh hoạt xử lý nợ xấu giải phóng vốn mở rộng cho vay góp phần thúc đẩy tăng trường nền kinh tế bền vững Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” LINH HOẠT XỬ LÝ NỢ XẤU GIẢI PHÓNG VỐN MỞ RỘNG CHO VAY GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỜNG NỀN KINH TẾ BỀN VỮNG TS. Nguyễn Thị Trúc phương TÓM TẮT Bài viết đã tập trung làm rõ thực trạng diễn biến nợ xấu của hệ thống Tổ chức dụng Việt Nam trong hơn 2 năm qua. Thông qua phân tích và đánh giá các tư liệu và số liệu thực tế bài viết khẳng định, do đại dịch Covid-19 trên thế giới và ở Việt Nam diên biến phức tạp, kéo dài, đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của các Tổ chức tín dụng nói chung, các Ngân hàng thương mại nói riêng tăng cao. Thực trạng đó do khó khăn của doanh nghiệp bị đứt gẫy chuỗi cung ứng, bị ngừng trệ sản xuất và tiêu thụ do giãn cách xã hội. Bài viết cũng đã phân tích nhiều biện pháp các Ngân hàng thương mại Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19, như điều chỉnh kỳ hạn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế sự gia tăng của nợ xấu, góp phần hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, do khó khăn chung của môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, nên việc xứ lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng tiếp tục gặp nhiều trở ngại. Bài viết đã tập trung làm rõ các vướng đó và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn xử lý nợ xấu trong thời gian tới. Từ khóa: nợ xấu, ngân hàng Việt Nam, đại dịch Covid-19 ABSTRACT The article has focused on clarifying the situation of bad debts of Vietnam's application system over the past 2 years. Through the analysis and evaluation of documents and actual data, the article confirms that, due to the complicated and prolonged development of the Covid-19 pandemic in the world and in Vietnam, the bad debt ratio of the Credit institutions in general and commercial banks in particular increased sharply. That situation is due to the difficulties of businesses with broken supply chains, production and consumption delays due to social distancing. The article also analyzed many measures that Vietnamese commercial banks have taken to support businesses strongly affected by the Covid-19 pandemic, such as adjusting debt terms, extending debt, reducing lending interest rates, facilitating conditions for enterprises to continue production and business activities, limit the increase of bad debts, and contribute to supporting economic growth. However, due to the general difficulties of the domestic and foreign macroeconomic environment, the handling of bad debts of credit institutions continues to face many obstacles. The article has focused on clarifying those obstacles and proposing solutions to overcome difficulties in handling bad debts in the near future. Keywords: bad debt, Vietnamese banks, Covid-19 pandemic 1. GIỚI THIỆU Nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản thể hiện chất lượng tín dụng ngân hàng, chất lượng hoạt động của các Tổ chức tín dụng (TCTD), an toàn của hệ thống tài chính và hiện trạng của nền kinh tế. Có 2 chỉ tiêu đánh giá thực trạng nợ xấu: nợ xấu nội bảng bao gồm các khoản nợ được phân từ nhóm 3 đến nhóm 5; nợ xấu gộp bao gồm các khoản nợ xấu nội bảng và các khoản nợ xấu ngoại bảng, đưa ra theo dõi riêng ngoài báo cáo kế toán đã được trích lập dự phòng rủi ro 621 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 100% cho khoản nợ xấu đó. Để đánh giá khách quan, đầy đủ nợ xấu TCTD, cần phải sử dụng tỷ lệ nợ xấu gộp. Đại dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 2/2020 đến cuối tháng 4/2022 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong hơn 2 năm qua, đại đại dịch đã và đang tác động rất lớn nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng nợ xấu hệ thống TCTD Việt Nam trong hơn 2 năm qua ở một số góc nhìn khác nhau, đưa ra một số khuyến nghị, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP theo Nghị quyết hàng năm của Chính phủ. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết nghiên cứu về thực tiễn xử lý nợ xấu của các TCTD Việt Nam. Trong khuôn khổ và giới hạn của một bài báo khoa học, phạm vi số chữ trong một bài viết, tác giả không có điều kiện xây dựng cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, làm rõ tổng quan và khoảng trống nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống, sử dụng số liệu và tư liệu thứ cấp của các cơ quan chức năng đã công bố: Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam, Báo cáo tài chính chi tiết đến hết quý III/2021 và quý IV/2021 về nợ xấu và số nợ xấu chung đến hết năm 2021 của các Ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung, các NHTM NN đã cổ phần hóa nói riêng để mình chứng, số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA),..tiến hành tổng hợp so sánh, phân tích, đánh giá tập trung làm rõ các nội dung này và khuyến nghị giải pháp. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến nợ xấu 3.1.1. Nợ xấu năm 2021 đỉnh cao của đại dịch Theo số liệu của NHNN Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD giảm từ 1,99% cuối năm 2017 xuống 1,91% năm 2018, 1,63% năm 2019. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nợ xấu của hệ thống TCTD Việt Nam tăng cao kể từ đầu năm 2020. Cụ thể, đén cuối năm 2020 tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại, lên 1,69% và đến cuối năm 2021 là 1,9%, gần như trở lại tương đương như tỷ lệ nợ năm 2017, bắt đầu mới triển khai Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của toàn hệ thống TCTD ...

Tài liệu được xem nhiều: