Thông tin tài liệu:
Listening - Hãy thay đổi cách nghe.
.Đừng bao giờ cố gắng chuyển dịch nghĩa sang tiếng Việt. Điều này chỉ khiến bạn thêm mất thời gian. Mọi người khi học một ngọai ngữ đều cố gắng chuyển dịch chúng sang tiếng mẹ đẻ của mình. Họ không nhận ra rằng trong khi họ đang cố dịch từng câu chữ, cũng là lúc họ tạo nên rào cản với người đang nói chuyện với mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Listening - Hãy thay đổi cách nghe
Listening - Hãy thay đổi cách nghe.
Đừng bao giờ cố gắng chuyển dịch nghĩa sang tiếng Việt. Điều này chỉ khiến bạn
thêm mất thời gian. Mọi người khi học một ngọai ngữ đều cố gắng chuyển dịch
chúng sang tiếng mẹ đẻ của mình. Họ không nhận ra rằng trong khi họ đang cố
dịch từng câu chữ, cũng là lúc họ tạo nên rào cản với người đang nói chuyện với
mình.
Có thể khả năng đọc và viết tiếng Anh của bạn khá tốt, nhưng bạn lại gặp vấn đề
rất lớn ở kĩ năng nghe hiểu. Phải làm sao đây?! Một trong những nguyên nhân
khiến bạn xoay sở mãi mà không thể năng cấp kĩ năng listening là do một số cách
nghĩ quá sai lệch.
Một số lời khuyên mà bạn có thể sử dụng ngay tại chỗ:
1. Chấp nhận rằng bạn không thể nào hiểu tất cả mọi điều mà mình nghe.
2. Hãy bình tĩnh khi bạn nghe mà không hiểu, cho dù bạn tiếp tục không hiểu nhiều
nữa, thì cũng đừng quá hoảng loạn và cuống lên.
3. Đừng bao giờ cố gắng chuyển dịch nghĩa sang tiếng Việt. Điều này chỉ khiến
bạn thêm mất thời gian. Mọi người khi học một ngọai ngữ đều cố gắng chuyển
dịch chúng sang tiếng mẹ đẻ của mình. Họ không nhận ra rằng trong khi họ đang
cố dịch từng câu chữ, cũng là lúc họ tạo nên rào cản với người đang nói chuyện với
mình. Và thông thường người đang nói chuyện với bạn sẽ cho rằng bạn không tập
trung vào câu chuyện , mà suy nghĩ về điều gì đó khiến họ phải chờ đợi sự phản
hồi. Ngay cả khi bạn đang chú tâm lắng nghe một cuộc hội thoại hay một bài diễn
thuyết, bạn cũng sẽ không bao giờ bắt kịp mạch chính nếu luôn cố gắng dịch từng
câu chữ.
4. Mọi người luôn lặp lại điều mình nói. Hãy nghĩ xem , trong tiếng Việt, khi
chúng ta nói chuyện, chúng ta có lặp lại những gì mình nói không? Tất nhiên là
không lặp lại phần câu chữ. Nhưng những ý chính luôn được lặp lại.Và đó là tất cả
những gì bạn cần ở kĩ năng nghe. Bạn có thể yên tâm rằng ý chính của một bài
nghe luôn được nhắc đi, nhắc lại, trong lúc nói chuyện trực tiếp cũng vậy.
5. Chỉ lắng nghe nội dung chính của cuộc hội thoại. Đừng chú trọng đến những chi
tiết quá cụ thể cho tới khi bạn nắm được ý chính.
Giờ bạn đã thấy lạc quan hơn khi chuẩn bị nghe một bài tập mới hay cảm thấy sẵn
sàng hơn những cuộc đối thoại bằng tiếng Anh chưa?
Hãy bắt đầu thử xem!