Lo sợ khi đêm đến do mất ngủ kéo dàiGiấc ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường của con người. Ngủ để đưa lại trạng thái nghỉ ngơi cả về thể xác lẫn tinh thần từ trẻ mới lọt lòng cho đến người cao tuổi (NCT). Khi giấc ngủ bị rối loạn, nhất là mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày cho bất kỳ ở lứa tuổi nào. Đặc biệt đối với NCT, mất ngủ kéo dài sẽ là nỗi ám ảnh làm cho người bệnh lo lắng triền miên và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lo sợ khi đêm đến do mất ngủ kéo dài Lo sợ khi đêm đến do mất ngủ kéo dàiGiấc ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường của con người. Ngủ để đưa lại trạngthái nghỉ ngơi cả về thể xác lẫn tinh thần từ trẻ mới lọt lòng cho đến người cao tuổi(NCT). Khi giấc ngủ bị rối loạn, nhất là mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đếncuộc sống thường ngày cho bất kỳ ở lứa tuổi nào. Đặc biệt đối với NCT, mất ngủ kéodài sẽ là nỗi ám ảnh làm cho người bệnh lo lắng triền miên và dần dần biến thànhnỗi sợ mỗi khi đêm đến.Mất ngủ do bệnh tậtCó rất nhiều loại bệnh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhất là các bệnh mạn tính khó chữa.Đây là nguyên nhân đáng kể trong việc rối loạn giấc ngủ. Ví dụ như: bệnh đau nhứcxương, khớp có thể biểu hiện cả ngày lẫn đêm nhưng hay gặp nhất vẫn là ban đêm (điểnhình nhất là bệnh gút) làm cho giấc ngủ không sâu, chập chờn và nhiều khi đau nhứckhông thể ngủ được, nhất là khi thay đổi thời tiết.Một số bệnh về hệ thống tim mạch cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hay gặp nhất ở lứatuổi trưởng thành và NCT như: bệnh tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim (thiểu năng mạchvành), rối loạn tuần hoàn não, rối loạn nhịp tim, đau tức ngực làm cho người bệnh lo lắngảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ.Bên cạnh đó, một số bệnh về đườnghô hấp như: hen phế quản, viêm phếquản mạn tính hoặc giãn phế quản,bệnh lao gây ho nhiều, tức ngực, khóthở cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.Một số bệnh về đường tiêu hóa cũnglàm ảnh hưởng đến giấc ngủ một cáchđáng kể, nhưng bệnh gây mất ngủnhiều nhất phải kể là bệnh về dạ dày Tùy theo từng hoàn cảnh của từng cá thể mà tựvà bệnh viêm đại tràng mạn tính. Nếu điều chỉnh một cách hài hòa để làm sao cho giấcmắc một trong 2 bệnh này thì ảnh ngủ tốt.hưởng rất lớn đến giấc ngủ, nhiềungười bị đau suốt đêm không thể nào chợp mắt được.Một số bệnh về đường tiết niệu, tiền liệt tuyến, đái tháo đường cũng làm ảnh hưởng đếngiấc ngủ một cách đáng kể, đặc biệt là bệnh về đường tiết niệu như: sỏi tiết niệu gây đau,tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần vào ban ngày lẫn ban đêm gây mất ngủ cho người bệnh.Ngoài ra thì rối loạn tâm, sinh lý cũng là nguyên nhân hay gặp trong rối loạn giấc ngủ.Mất ngủ do chức năng của cơ thể bị suy giảmĐây là một nguyên nhân mà có thể nói rất khó tránh khỏi. Tuổi tác càng cao thì mọi chứcnăng của cơ thể đều bị suy giảm, trong đó chức năng của hệ thần kinh trung ương là rấtnhạy cảm. Tế bào thần kinh trung ương của con người kể từ lúc phôi thai phát triển chođến khoảng tuổi 25 là hoàn chỉnh. Sau lứa tuổi này thì mỗi ngày có khoảng 3.000 tế bàonơ-ron thần kinh bị hủy hoại và như vậy, ngoài ảnh hưởng đến các chức năng khác thìgiấc ngủ cũng không thể không bị ảnh hưởng.Mất ngủ do ảnh hưởng xấu của môi trường đang sinh sốngMôi trường sống có tác dụng rất lớn đến đời sống con người. Nếu phải thường xuyênsống trong môi trường nhiều tiếng ồn, không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi, có chất độc hạihoặc mùi hôi thối của cống rãnh, ao hồ, sông mất vệ sinh hoặc sống chật chội thì ảnhhưởng rất nhiều đến giấc ngủ cho mọi đối tượng trong gia đình, nhất là người trưởngthành và người cao tuổi.Mất ngủ do ăn, uống không điều độNếu mọi người đều ăn, uống điều độ thì ngoài việc đảm bảo cho sức khỏe tốt còn có tácdụng rất hữu ích trong giấc ngủ làm cho giấc ngủ ngon, sâu làm cho tinh thần luôn đượcsảng khoái, hồ hởi, phấn chấn. Nếu ăn uống quá no, uống nhiều nước trước khi đi ngủhoặ uống nhiều bia, rượu hoặc ăn, uống nhiều chất kích thích (chua, cay, cà phê hoặc hútthuốc) thì ảnh hưởng rất xấu đến giấc ngủ, đặc biệt là những người có một số bệnh mạntính như: cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường, viêmloét dạ dày hoặc viêm đại tràng mạn tính...Nên làm gì để có giấc ngủ tốt?Như vừa trình bày ở các phần trên, giấc ngủ có liên quan đến nhiều yếu tố. Tùy theo từnghoàn cảnh của từng cá thể mà tự điều chỉnh một cách hài hòa để làm sao cho giấc ngủ tốt.Nên đi khám bệnh định kỳ để biết được tình trạng sức khỏe của mình, nhất là khi có hiệntượng rối loạn giấc ngủ. Qua việc khám bệnh, bác sĩ sẽ cho biết tình trạng sức khỏe hiệntại và có nhiều lời khuyên bổ ích. Khi phát hiện có bệnh, đặc biệt là bệnh mạn tính phảituyệt đối tuân theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ, không tự tiện mua thuốc hoặc nghe theolời mách bảo của bạn bè để tự điều trị, bởi vì thuốc (cả thuốc Tây y lẫn thuốc Nam ngoàitác dụng chính còn vô số tác dụng phụ, trong đó có nhiều loại ảnh hưởng đến giấc ngủ).Ăn uống phải điều độ và không nên kiêng khem quá mức (tùy theo từng loại bệnh mà cósự tư vấn của bác sĩ để có sự kiêng thức ăn, nước uống cho phù hợp) và cũng không nênquá lạm dụng trong khâu ăn, uống. Ngoài các loại bệnh bị ảnh hưởng do ăn, uống thìnhiều loại thức ăn, nước giải khát có cồn ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ nếu dùng khôngphù hợp. Ví dụ: không nên uống cà phê, ...