Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, dễ để lại biến chứng nặng nề, điều trị kéo dài, tốn kém, gánh nặng cho gia đình và xã hội.Ước đoán có khoảng 30% số nam giới ở giai đoạn trung niên có nguy cơ bị loãng xương do có liên hệ mật thiết tới sự suy giảm nội tiết tố sinh dục nam. Quá trình phát triển của xương, các yếu tố quan trọng để kết lại thành xương như: calcium, phospho, natri, khoáng chất, vitamin D và sợi collagen....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Loãng xương ở nam giới trung niên chớ xem thườngLoãng xương ở nam giới trung niên chớ xem thườngLoãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, dễđể lại biến chứng nặng nề, điều trị kéo dài, tốn kém, gánhnặng cho gia đình và xã hội.Ước đoán có khoảng 30% số nam giới ở giai đoạn trung niêncó nguy cơ bị loãng xương do có liên hệ mật thiết tới sự suygiảm nội tiết tố sinh dục nam.Quá trình phát triển của xương, các yếu tố quan trọng để kếtlại thành xương như: calcium, phospho, natri, khoáng chất,vitamin D và sợi collagen.Bên cạnh đó, vai trò nội tiết cũng vô cùng quan trọng. Ngàynay khoa học đã chứng minh rằng: testosterone có vai trò rấtquan trọng trong quá trình biệt hóa giới tính và tác động đếnsự phát triển của xương. Testosterone có tác dụng làm tănghàm lượng muối canxi trong xương, tăng độ dày và chắc củaxương. Testosterone còn có tác động làm cho đĩa sinh trưởngcủa xương liên kết với thân xương, yếu tố này giúp tăngchiều cao tối đa của thời kỳ thanh thiếu niên.Đến thời kỳ mãn dục nam, lượng testosterone giảm xuống,đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây loãng xương ở namgiới. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được làxương phát triển thì cần trực tiếp số lượng bao nhiêutestosterone để phát triển.Cơ thể nam giới cũng cần một lượng nhỏ estrogen, vàestrogen có tác dụng bảo vệ mật độ xương nam cũng như nữ,và có sự chuyển đổi testosteron thành estrogen là để xâydựng khối lượng xương.Về loãng xương ở nam giới thời kỳ mãn dục, ngoài nguyênnhân do nội tiết tố sinh dục giảm, còn do: ít vận động, chế độăn thiếu canxi; bệnh đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp,rối loạn tiêu hóa gây giảm hấp thu canxi; do phải sử dụng lâudài một số thuốc để điều trị, như: nhóm corticosteroid, thuốcchống động kinh, thuốc chữa bệnh đái tháo đường nhưinsulin, thuốc chống đông máu như Heparin… Các thuốc trênđã làm tăng bài tiết canxi của cơ thể qua thận và làm tăng quátrình hủy xương…Loãng xương thường diễn biến âm thầm nên thường ít đượcquan tâm. Lúc đầu người bệnh không cảm thấy khó chịu,không có dấu hiệu nào rõ ràng, có chăng chỉ là một vài triệuchứng đau nhẹ thoáng qua hay nhức - mỏi không cố định, cókhi rất mơ hồ, có thể ở cột sống thắt lưng, ở các chi hay cácđầu xương... Càng về sau, khi khối lượng xương bị mất ngàycàng nhiều, các triệu chứng đau nhức nhiều hơn, rõ ràng hơn,tập trung nhiều hơn ở các xương có tính chất chịu lực của cơthể như cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối; đau tăng vềđêm, nghỉ ngơi không hết đau. Các triệu chứng toàn thânthường gặp là luôn có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bịchuột rút.Để cảnh giác với loãng xương, nam giới cần thay đổi lốisống, bằng cách duy trì chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất, đủlượng canxi, vitamin D, K, magiê, phospho để giúp việcchuyển tải canxi vào xương. Cần phơi nắng lúc sáng sớm đểcó nhiều vitamin D từ nguồn ánh sáng mặt trời. Dùng nhiềucải trắng, chuối, bông cải xanh.Nam giới cần duy trì chế độ vận động bằng tập luyện thể dục- thể thao nhằm tăng sức mạnh và bảo toàn khối lượng choxương, nên chọn các môn tập phù hợp với sức khỏe, thời gianvà điều kiện kinh tế; bỏ rượu bia, thuốc lá. Khi đã có dấuhiệu khối lượng xương thấp hay loãng xương thì cần bổ sungcanxi.Khi có dấu hiệu bệnh lý cần điều trị sớm bằng các thuốcthuộc nhóm Bisphosphonate như Alendronate với tên biệtdược là Fosamax hay Risedronate, Zoledronic… có tác dụngrất tốt để ngừa gãy xương nhất là đốt sống và cổ xương đùi.Cần khám sức khỏe và đo mật độ xương định kỳ, tốt nhất là 6tháng/lần. Cần bổ sung lượng hoóc-môn sinh dục nam đểđiều trị cũng như phòng ngừa loãng xương bằng testosreronevới biệt dược là Andriol, Sustanon… Tuy nhiên, việc dùngnội tiết để điều trị này cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩchuyên khoa. ...