Danh mục

Lợi ích nhóm và nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 355.50 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Lợi ích nhóm và nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" trình bày về quan niệm về lợi ích nhóm và nhận diện về lợi ích nhóm tiêu cực hiện nay; những tác động của lợi ích nhóm tiêu cực đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; một số giải pháp cơ bản ngăn chặn tác động của lợi ích nhóm tiêu cực đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lợi ích nhóm và nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nayKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” LỢI ÍCH NHÓM VÀ NGUY CƠ CHỆCH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Xuân Hiếu Trường Đại học Nguyễn Huệ Tác giả liên hệ: Nguyễn Xuân Hiếu, email: minhquan221012@gmail.com Tóm tắt: Lợi ích nhóm là một thực tại khách quan tồn tại trong xã hội có giai cấp. Khái niệm lợi ích nhóm cũng đã xuất hiện từ lâu trong đời sống chính trị - xã hội ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam, những năm gần đây, khái niệm lợi ích nhóm đã được các nhà nghiên cứu, các cán bộ lãnh đạo quản lý rất quan tâm. Lợi ích nhóm đã và đang tác động đến nhiều đối tượng, lĩnh vực, đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến sự tồn vong của chế độ và nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do vậy, cần có những giải pháp hiệu quả ngăn chặn lợi ích nhóm để bảo đảm sự công bằng, bình đẳng và dân chủ; xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Từ khóa: lợi ích nhóm; chệch hướng; xã hội chủ nghĩa.1. QUAN NIỆM VỀ LỢI ÍCH NHÓM VÀ NHẬN DIỆN VỀ LỢI ÍCH NHÓMTIÊU CỰC HIỆN NAY1.1. Quan niệm về lợi ích nhóm hiện nay Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về lợi ích nhóm. Theo nghĩa rộng,lợi ích nhóm (Interest Groups) là tập hợp các cá nhân có chung quan điểm, mục tiêuhành động đối với từng vấn đề xã hội và cùng nhau hiện thực hóa mục tiêu đó bằngcách tác động đến việc xây dựng chính sách của chính phủ. Theo nghĩa hẹp, lợi íchnhóm là những nhóm vận động hành lang, tác động đến chính phủ để trong việchoạch định và thực thi chính sách nhằm tìm kiếm những đặc quyền, đặc lợi cho phenhóm của mình. Về bản chất, lợi ích nhóm là sự phản ánh lợi ích chung của nhiềuchủ thể nhu cầu đang tìm kiếm những phương tiện, điều kiện thực hiện những lợiích riêng (cá nhân) nhất định. Như vậy, lợi ích nhóm vừa thể hiện lợi ích riêng (lợiích của riêng một nhóm trong một xã hội tồn tại nhiều các nhóm lợi ích khác nữa)vừa là lợi ích chung (lợi ích liên kết nhiều cá nhân lại với nhau). 93TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Từ lợi ích nhóm sinh ra nhóm lợi ích. Nhóm tự nó đã có tính liên kết các phầntử, thành phần, cá nhân. Nhưng liên kết xuất phát từ vai trò của nhóm để tạo sứcmạnh cho một mục đích mang tính động cơ, tính toán thì đó là lợi ích nhóm. TheoA.Bentley, “không hình thành, tồn tại các nhóm đứng ngoài lợi ích. Xã hội - đó làmột tổng hợp của các nhóm lợi ích khác nhau, số lượng của chúng bị quy định vàgiới hạn bởi một chỉ số duy nhất: lợi ích - cái mà từ đó chúng liên kết, hình thànhvà hoạt động” (Nguyễn, 2013, 67). Ở các nước phương Tây, có nhiều nhóm lợi íchkhác nhau như: nhóm lợi ích chính trị được hiểu là tổ chức bao gồm nhiều thành viêncủa một xã hội có cùng quan điểm, cùng nhu cầu lợi ích chung liên kết với nhautheo một chế độ tự nguyện, hoạt động ảnh hưởng ở mức độ nhất định phương thứcnhất định tác động đến quyền lực nhà nước vì lợi ích, nhu cầu các thành viên củanhóm hoặc phục vụ cho quyền lợi chung của cộng đồng. Các nhóm lợi ích chính trịlà hình thức bổ sung cho quyền đại diện ở nghị viện, là một mắt xích quan trọngtrong cơ chế thực hiện và chuyển hóa quyền lực chính trị, giữ vai trò trung giangiữa chính quyền và công dân, phản ánh thái độ của các nhóm người khác nhautrong xã hội đối với nhà nước. Nhóm lợi ích kinh tế là tổ chức tập hợp tự nguyện củanhững chủ thể có cùng quan điểm, mục tiêu kinh tế nhằm tác động đến quá trìnhhoạch định và thực thi chính sách của chính phủ để tìm kiếm lợi ích cho nhóm củamình hoặc lợi ích chung của cộng đồng. Phương thức hoạt động của nhóm lợi íchchính trị và nhóm lợi ích kinh tế chủ yếu là “vận động hành lang” (với quy trìnhtìm cách tiếp xúc; thông tin - thuyết phục các vấn đề đang được yêu cầu; huy độngcử tri - thông qua quan hệ, điện thoại, thư tín, báo chí, ủng hộ các cuộc vận độngbầu cử); hoạt động điều trần trước các nhà lập pháp, gửi các kiến nghị, chất vấnhoặc các kết quả nghiên cứu, thông tin đến chính phủ và quan chức có liên quan;viết thư gửi các nhà lập pháp; tài trợ cho các ứng cử viên tranh cử vào các cơ quanlập pháp, hành pháp; tham gia hoặc phản biện các dự án luật. Căn cứ vào mục đích và tính chất, “lợi ích nhóm” có thể phân chia thành hailoại: “lợi ích nhóm” tích cực và “lợi ích nhóm” tiêu cực. “Lợi ích nhóm” tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhóm người.“Lợi ích nhóm” tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp, phù hợp, không mâu thuẫnvới lợi ích của quốc gia, dân tộc, hướng tới và hài hòa với lợi ích xã hội, lợi ích dântộc và quốc gia. Ở khía cạnh tích cực, các nhóm lợi ích cũng đã góp một phần nhỏ 94KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: