Lời khuyên tốt nhất về doanh nghiệp nhượng quyền
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lời khuyên tốt nhất về doanh nghiệp nhượng quyền Lời khuyên tốt nhất về doanh nghiệp nhượng quyền Làm thế nào để có thể thu thập được thông tin cần thiết từ kho báu quý giá nhất của bạn: những nhà nhận quyền của hệ thống đó Nguồn thông tin quý giá nhất cuả bất kì hệ thống nhượng quyền nào cũng chính là những người nhận quyền đang hoạt động trong hệ thống đó. Đây là những người đang trải qua từng ngày ở vai trò của nhà nhận quyền và họ có thể nói cho bạn biết đôi chút về thực tế cuộc sống của bạn sẽ diễn ra như thế nào khi bạn quyết định gia nhập vào nhóm này. Chọn bất kì một hệ thống nhượng quyền mà bạn cảm thấy có hứng thú, lên kế hoạch họi điện hoặc đến thăm một vài người trong số các nhà nhận quyền trong hệ thống đó để thu thập thông tin cho cuộc điều tra của bạn. Điều này nghe có vẻ như một điệp khúc nhàm chán nhưng dù cho thái độ của những người nhận quyền có mang tính chủ quan về một vấn đề nào đó thì chắc chắn là điệp khúc kia sẽ giúp bạn có thái độ đúng đắn hơn về vấn đề mà bạn cần quan tâm khi bạn đang muốn trở thành một nhà nhận quyền. Hãy chắc chắn rằng bạn có cơ hội trò chuyện với một con số đáng kể các nhà nhận quyền để có thể cảm nhận về thái độ chủ đạo của tập hợp những người đó. Dù bạn muốn tìm đại đa số những người nhận quyền có vẻ hạnh phúc và nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nhượng quyền (và mong rằng mình sẽ là một trong số họ), điều quan trọng là phải cố gắng tìm được it1 nhất một hoặc hai nhà nhận quyền không mấy suôn sẻ. Nếu bạn tìm được một người trong số họ không hài lòng lắm với công việc hiện tại, bạn không chỉ nghe những lời than vãn của họ mà phải cố gắng phán đoán xem nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt của doanh nghiệp nhượng quyền của người này so với những nhà nhận quyền khác mà bạn đã có cơ hội gặp gỡ. Nếu bạn thấy rằng bạn có thể thu hoạch được điều gì đó từ những nhà nhận quyền thành đạt và cảm thấy những nhà nhận quyền kém thành công không hề giống mình thì bạn sẽ ổn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy rằng mình giống những nhà nhận quyền không thành công thì cợ hội được nhượng quyền này hợp với bạn. hoàn toàn không phù Sau đây là các chủ đề chính mà bạn phải trao đổi trong những cuộc trò chuyện với các nhà nhận quyền: • Chương trình huấn luyện. Hãy tìm hiểu xem các chương trình tập huấn ban đầu và hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền chuẩn bị mở doanh nghiệp nhượng quyền và đi vào hoạt động. Hãy hỏi các thí dụ cụ thể về những điểm mạnh và điểm yếu trong chương trình tập huấn. Và bạn cũng nhớ phải hỏi về điều thường gây ngạc nhiên cho các nhà nhận quyền sau khi tham gia tập huấn, khi họ thực sự đưa doanh nghiệp của mình đi vào hoạt động. chính • Hỗ trợ giai đoạn chuẩn bị. Hãy tìm hiểu xem người nhượng quyền đã tiến hành mở doanh nghiệp nhượng quyền đầu tiên và đưa nó vào hoạt động một cách dẽ dàng như thế nào? Có sự hỗ trợ nào về việc lựa chọn địa điểm, thương lượng khi thuê mặt bằng, xây dựng và thiết kế, chuẩn bị về mặt tài chính, giấy phép hay bất cứ yếu tố liên quan nào khác cần thiết để đưa doanh nghiệp nhượng quyền này vào hoạt động? Và cũng phải xem xét liệu đã có lỗ hổng nào trong quá trình đó - mà lẽ ra họ đã phải được hỗ trợ? Câu hỏi quan trọng cuối cùng sẽ là: “Nếu bạn có cơ hội làm laị tất cả mọi việc này từ đầu thì điều quan trọng nhất mà bạn không làm như cũ là gì?” • Hỗ trợ trong quá trình hoạt động. Hãy đặt câu hỏi các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình hoạt động cuả nhà nhượng quyền đạt hiệu quả như thế nào trong việc giúp các nhà nhận quyền giải quyết các vấn đề nảy sinh khi quản lí doanh nghiệp của họ. Vấn đề này phải được xúc tiến ngay từ giai đoạn đầu và khai thác những gì mà nhà nhượng quyền đã thực hiện để giúp doanh nghiệp phát triển và đạt được thành công về lâu dài. • Các chương trình tiếp thị doanh nghiệp nhượng quyền. Hầu hết các nhà nhượng quyền cóp nhặt từng đồng trong hoạt động tiếp thị của mỗi nhà nhận quyền để dành cho hoạt động đẩy mạnh thương hiệu. Bạn cần phải biết liệu các nhà nhận quyền có hài lòng và nhận được sự hỗ trợ về cách thức phát triển doanh nghiệp cuả họ. Lưu ý rằng đây là lĩnh vực đặc trưng mà bạn có thể thấy được hầu hết những vấn đề đáng phàn nàn trong bất kì hệ thống nhượng quyền nào mà bạn muốn tìm hiểu. Và phải khai thác mọi vấn đề phàn nàn đó cụ thể từng chi tiết, nhất là khi những vấn đề đó mang tính phổ biến đối với một số các nhà nhận quyền. Từ đó, bạn có thể hiểu được cái mà mình sắp sửa lao vào sẽ đóng vai trò như thế nào trong thành phần kinh tế quan trọng này. • Sức mua hàng. Nhà nhượng quyền có sử dụng sức mua hàng cuả toàn hệ thống để tranh thủ sự giảm giá từ phía các nhà cung cấp và hàng tồn, vấn đề vốn bị hạn chế đối với một doanh nghiệp đơn lẻ. Yếu tố này là một trong những thuận lợi đáng kể khi gia nhập vào một hệ thống nhượng quyền đã có bề dày phát triển và phần nào bù lại cho chi phí ban đầu của một doanh nghiệp được nhượng quyền. Bạn hãy thắc mắc về từng thí dụ cụ thể, những lí lẽ tán thành hay phản đối khi nhà nhượng quyền cố gắng phát thế mạnh của toàn hệ thống. huy các • Quan hệ giữa người nhượng quyền và nhà nhận quyền. Hãy tìm hiểu xem những nhà nhận quyền cảm thấy thế nào đối với người nhượng quyền nói chung. Người nhượng quyền có hỗ trợ, quan tâm, tập trung cho sự thành công của người nhận quyền, có đáp ứng, hiệu quả, hữu hiệu hay đang tín cậy không? Hãy hỏi về từng thí dụ cụ thể và cả những chi tiết nhỏ nhất của những nhà nhận quyền hiện đang hoạt động để có thể minh họa cho những ý kiến chung mà họ đưa ra. Và phải chắc chắn rằng bạn có cảm nhận tốt về giá trị của tổ chức đó và những giá trị đó cũng phù hợp với mục đích của bạn. • Đầu tư của doanh nghiệp nhượng quyền. UFOC sẽ cung cấp cho bạn một danh mục cần phải đầu tư vào doanh nghiệp. Hãy dùng chính các cuộc thảo luận cuả d ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức thương hiệu chiến lược thương hiệu bí quyết marketing kĩ năng quản trị thương hiệu phát triển thương hiệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 sai lầm trong chiến lược quảng cáo
3 trang 357 0 0 -
28 trang 250 2 0
-
Giá trị vô hình của thương hiệu.
5 trang 229 0 0 -
Chương 8: Truyền thông marketing
43 trang 223 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 220 0 0 -
4 trang 218 0 0
-
Xây dựng nhãn hiệu mạnh bằng lý thuyết 9C
5 trang 153 0 0 -
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 133 0 0 -
Lợi thế của thị trường truyền thông kỹ thuật số
7 trang 129 0 0 -
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
6 trang 116 0 0 -
Engagement – Cách Quảng Cáo Mới
3 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Kế hoạch phát triển thương hiệu trà Ô Long Cao Sơn tại thị trường Việt Nam
28 trang 106 0 0 -
107 trang 93 0 0
-
'Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi' – Liệu có đúng ở thị trường Việt Nam?
4 trang 91 0 0 -
Narrow branding – Xây dựng thương hiệu hẹp
5 trang 90 0 0 -
Phân biệt giữa PR và quảng cáo
6 trang 81 0 0 -
9 trang 71 1 0
-
4 phương thức để tận dụng tốt mẫu quảng cáo hơn
3 trang 67 0 0 -
Bài giảng Quản trị thương hiệu: Chương 4 – ThS. Đặng Đình Trạm
37 trang 64 0 0 -
10 tips event marketing không thể bỏ qua
5 trang 58 0 0