Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 222.18 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong nền kinh tế hàng hóa như hiện nay, toàn cầu hóa đang diễn ra, mỗi quốc gia đều hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng các mối quan hệ buôn bán để phát huy lợi thế so sánh của mình. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với thế mạnh là xuất khẩu gạo. Sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất cổ truyền, có từ lâu đời và gắn với lịch sử phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Cho đến nay, lúa là cây lương thực thiết yếu đóng vai trò quan trọng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo I. Đặt vấn đề. Trong nền kinh tế hàng hóa như hiện nay, toàn cầu hóa đang diễn ra, mỗi quốc gia đều hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng các mối quan hệ buôn bán để phát huy lợi thế so sánh của mình. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với thế mạnh là xuất khẩu gạo. Sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất cổ truyền, có từ lâu đời và gắn với lịch sử phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Cho đến nay, lúa là cây lương thực thiết yếu đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nhiều năm qua. Sản xuất lúa gạo luôn giữ vị trí hàng đầu với tỉ trọng cao về diện tích cũng như sản lượng. những lợi thế về sản xuất gạo đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp cũng như xuất khẩu gạo ra các nước đặc biệt là những thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản… Trong những năm gần đây, gạo xuất khẩu đã mang lại lượng ngoại tệ trung bình khoảng 800 triệu USD/ năm cho đất nước, trong đó 3 năm gần đây đạt trên 1 tỉ USD/ năm, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. II. Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất gạo. 1. Những ưu thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo so với các nước. a. Vị trí địa lí là một ưu thế nổi trội. Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống biển là cửa ngõ của Việt Nam cũng như nền kinh tế các quốc gia khác. Do đó tạo điều kiện thuận lợi lớn cho xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Thêm vào đó, nước ta có một số cảng biển lớn, có giá trị kinh tế cao, lâu đời giúp giảm chi phí cho việc vận chuyển đi các nước. VD: Chi phí vận chuyển gạo từ Thái Lan sang Philipine khoảng 31 – 32 USD/ tấn, trong khi chi phí này của Việt Nam sang Philipin e chỉ khoảng 25 USD/ tấn. Giá cước vận chuyển container của Việt Nam đến Yokohama là 1304 USD/ tấn trong khi từ Ấn Độ là 1470 USD / tấn. b. Đất đai – nguồn tài nguyên quý giá. Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là trên 33,1 triệu ha, trong đó có khoảng 4,1 triệu ha đất đang được sử dụng để trồng lúa. Diện tích đất có khả năng làm nông nghiệp ở nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa khoảng 8,5 triệu ha. Như vậy quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn. Các quốc gia khác như Thái Lan với diện tích có khả năng trồng lúa là hơn 11 triệu ha, trong đó đã sử dụng cho trồng lúa là 9,6 triệu ha; Pakistan với tổng diện tích đất trồng lúa là 5,3 triệu ha, sử dụng khoảng 3,4 triệu ha; quỹ đất giành cho trồng lúa của Ấn Độ còn lại khoảng 2,4 triệu ha… So với các quốc gia này ( đều là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới), thì khả năng mở rộng diện tích đất trồng lúa của Việt Nam còn tương đối cao thêm vào đó, một số nước như Philipine, Indonesia, thậm chí cả Ấn Độ do tốc độ tăng dân số nhanh, nguồn lực đất khan hiếm nên diện tích đất lúa khó có thể mở rộng, và diện tích canh tác lúa phải cạnh tranh với các diện tích đất trồng các cây lương thực thay thế khác và đất sử dụng cho phi nông nghiệp. Như vậy, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc mở rộng diện tích đất canh tác để có thể tăng sản lượng so với các quốc gia khác. c. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái. Nhìn chung, so với các nước khác, khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, khá thuận lợi cho sản xuất lúa gạo. Việt Nam có 2 vựa lúa lớn là 2 đồng bằng phù sa màu mỡ : đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có độ ẩm không khí cao khoảng 80%, nhiệt độ thường xuyên trên 20oC, khí hậu ấm áp , số giờ nắng trong năm đạt trung bình 1200h/ năm và tập trung mạnh vào thời kì làm hạt của lúa, góp phần cho năng suất cao. Lượng mưa hàng năm lớn, trung bình 1500 – 2000 mm, hệ thống nước ngầm có trữ lượng lớn, hệ thống sông ngòi dày đặc…đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho hàng triệu ha lúa. Ngoài ra, Việt Nam còn có 7 vùng sinh thái khác nhau, mỗi vùng có đặc thù và thế mạnh riêng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có nhiều tiểu vùng “ sinh thái – khí hậu đặc thù” cho phép phát triển một số cây lúa đặc sản có giá trị xuất khẩu cao mà ít nơi có được. ví dụ: vùng Tây sông hậu và tứ giác Long Xuyên: cho phép áp dụng các giống lúa thâm canh cao như giống OM2517, OM4498,… d. Nguồn lực. Nước ta có 70% lực lượng lao động trong cả nước là lao động trong nông nghiệp. Hàng năm có khoảng 1 – 1,2 triệu người đến tuổi lao động. Ưu thế đặc trưng của người lao động Việt Nam là cần cù, chăm chỉ… hơn nữa với bề dày lịch sử sản xuất lúa gạo, người nông dân Việt Na m đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trồng lúa, bên cạnh đó trình độ học vấn của người dân lại ngày càng được cải thiện, trong đó nhóm lao động có học vấn cao ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 41% dân số nông thôn. Thêm vào đó, thu nhập bình quân đầu người thấp hay giá nhân công tương đối rẻ: thu nhập bình quân đầu người tính theo tỉ giá sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam là 1,979 USD, thấp hơn nhiều so với Philipine ( 2,852 USD) ; Indonesia (3,064 USD) ; Thái Lan (6,623 USD) và Ấn Độ (2,070 USD). Như vậy với lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ sẽ làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới có giá thành thấp, làm tăng sức cạnh tranh về giá của gạo xuất khẩu Việt nam. Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan : chi phí lao động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50% - 80% chi phí của Thái Lan. Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo của Việt nam bình quân từ 90 – 110 USD/ tấn, trong khi chi phí của Thái Lan là 120 – 150 USD/tấn. Với tất cả những lợi thế như trên, từ một nước nghèo đói, thiếu lương thực, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Trong 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới (1989- 2008) , Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới hơn 60 triệu tấn gạo, đạt kim ng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo I. Đặt vấn đề. Trong nền kinh tế hàng hóa như hiện nay, toàn cầu hóa đang diễn ra, mỗi quốc gia đều hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng các mối quan hệ buôn bán để phát huy lợi thế so sánh của mình. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển với thế mạnh là xuất khẩu gạo. Sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất cổ truyền, có từ lâu đời và gắn với lịch sử phát triển nông nghiệp của Việt Nam. Cho đến nay, lúa là cây lương thực thiết yếu đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nhiều năm qua. Sản xuất lúa gạo luôn giữ vị trí hàng đầu với tỉ trọng cao về diện tích cũng như sản lượng. những lợi thế về sản xuất gạo đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp cũng như xuất khẩu gạo ra các nước đặc biệt là những thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản… Trong những năm gần đây, gạo xuất khẩu đã mang lại lượng ngoại tệ trung bình khoảng 800 triệu USD/ năm cho đất nước, trong đó 3 năm gần đây đạt trên 1 tỉ USD/ năm, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. II. Việt Nam có lợi thế so sánh trong sản xuất gạo. 1. Những ưu thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo so với các nước. a. Vị trí địa lí là một ưu thế nổi trội. Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống biển là cửa ngõ của Việt Nam cũng như nền kinh tế các quốc gia khác. Do đó tạo điều kiện thuận lợi lớn cho xuất khẩu gạo ở Việt Nam. Thêm vào đó, nước ta có một số cảng biển lớn, có giá trị kinh tế cao, lâu đời giúp giảm chi phí cho việc vận chuyển đi các nước. VD: Chi phí vận chuyển gạo từ Thái Lan sang Philipine khoảng 31 – 32 USD/ tấn, trong khi chi phí này của Việt Nam sang Philipin e chỉ khoảng 25 USD/ tấn. Giá cước vận chuyển container của Việt Nam đến Yokohama là 1304 USD/ tấn trong khi từ Ấn Độ là 1470 USD / tấn. b. Đất đai – nguồn tài nguyên quý giá. Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là trên 33,1 triệu ha, trong đó có khoảng 4,1 triệu ha đất đang được sử dụng để trồng lúa. Diện tích đất có khả năng làm nông nghiệp ở nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa khoảng 8,5 triệu ha. Như vậy quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn. Các quốc gia khác như Thái Lan với diện tích có khả năng trồng lúa là hơn 11 triệu ha, trong đó đã sử dụng cho trồng lúa là 9,6 triệu ha; Pakistan với tổng diện tích đất trồng lúa là 5,3 triệu ha, sử dụng khoảng 3,4 triệu ha; quỹ đất giành cho trồng lúa của Ấn Độ còn lại khoảng 2,4 triệu ha… So với các quốc gia này ( đều là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới), thì khả năng mở rộng diện tích đất trồng lúa của Việt Nam còn tương đối cao thêm vào đó, một số nước như Philipine, Indonesia, thậm chí cả Ấn Độ do tốc độ tăng dân số nhanh, nguồn lực đất khan hiếm nên diện tích đất lúa khó có thể mở rộng, và diện tích canh tác lúa phải cạnh tranh với các diện tích đất trồng các cây lương thực thay thế khác và đất sử dụng cho phi nông nghiệp. Như vậy, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc mở rộng diện tích đất canh tác để có thể tăng sản lượng so với các quốc gia khác. c. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái. Nhìn chung, so với các nước khác, khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, khá thuận lợi cho sản xuất lúa gạo. Việt Nam có 2 vựa lúa lớn là 2 đồng bằng phù sa màu mỡ : đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có độ ẩm không khí cao khoảng 80%, nhiệt độ thường xuyên trên 20oC, khí hậu ấm áp , số giờ nắng trong năm đạt trung bình 1200h/ năm và tập trung mạnh vào thời kì làm hạt của lúa, góp phần cho năng suất cao. Lượng mưa hàng năm lớn, trung bình 1500 – 2000 mm, hệ thống nước ngầm có trữ lượng lớn, hệ thống sông ngòi dày đặc…đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho hàng triệu ha lúa. Ngoài ra, Việt Nam còn có 7 vùng sinh thái khác nhau, mỗi vùng có đặc thù và thế mạnh riêng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có nhiều tiểu vùng “ sinh thái – khí hậu đặc thù” cho phép phát triển một số cây lúa đặc sản có giá trị xuất khẩu cao mà ít nơi có được. ví dụ: vùng Tây sông hậu và tứ giác Long Xuyên: cho phép áp dụng các giống lúa thâm canh cao như giống OM2517, OM4498,… d. Nguồn lực. Nước ta có 70% lực lượng lao động trong cả nước là lao động trong nông nghiệp. Hàng năm có khoảng 1 – 1,2 triệu người đến tuổi lao động. Ưu thế đặc trưng của người lao động Việt Nam là cần cù, chăm chỉ… hơn nữa với bề dày lịch sử sản xuất lúa gạo, người nông dân Việt Na m đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trồng lúa, bên cạnh đó trình độ học vấn của người dân lại ngày càng được cải thiện, trong đó nhóm lao động có học vấn cao ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 41% dân số nông thôn. Thêm vào đó, thu nhập bình quân đầu người thấp hay giá nhân công tương đối rẻ: thu nhập bình quân đầu người tính theo tỉ giá sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam là 1,979 USD, thấp hơn nhiều so với Philipine ( 2,852 USD) ; Indonesia (3,064 USD) ; Thái Lan (6,623 USD) và Ấn Độ (2,070 USD). Như vậy với lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ sẽ làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới có giá thành thấp, làm tăng sức cạnh tranh về giá của gạo xuất khẩu Việt nam. Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan : chi phí lao động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50% - 80% chi phí của Thái Lan. Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo của Việt nam bình quân từ 90 – 110 USD/ tấn, trong khi chi phí của Thái Lan là 120 – 150 USD/tấn. Với tất cả những lợi thế như trên, từ một nước nghèo đói, thiếu lương thực, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Trong 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới (1989- 2008) , Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới hơn 60 triệu tấn gạo, đạt kim ng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Việt Nam có lợi thế xuất khẩu gạo vị trí địa lí đất đai điều kiện tự nhiên 10 nước xuất khẩu gạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình địa lý kinh tế xã hội Việt Nam
124 trang 29 0 0 -
Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
94 trang 27 0 0 -
Thông tư 05/TT-PC của Bộ Văn hoá-Thông tin
7 trang 23 0 0 -
6 trang 23 0 0
-
Báo cáo 133/BC-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
3 trang 23 0 0 -
Quyết định 23/2007/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
10 trang 22 0 0 -
Bài thuyết trình: Vùng biển Tây nam bộ
26 trang 22 0 0 -
Bài thuyết trình địa lí nước Anh
19 trang 21 0 0 -
Luận văn: Lượng giá giá trị cảnh quan khu du lịch hồ Thác Bà bằng phương pháp chi phí du lịch
65 trang 21 0 0 -
602 trang 20 0 0