Danh mục

Lớp Chân bụng (Gastropoda)-1

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.58 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc điểm cấu tạo và sinh lý Đặc điểm nổi bật nhất của động vật chân bụng là cơ thể mất đối xứng và được chia thành 3 phần là phần đầu, phần thân và phần chân. Đầu ở phía trước, có mắt và các tua cảm giác (râu). Thân (hay được gọi là khối phủ tạng) nằm trên chân, là một túi xoắn. Chân là khối cơ khoẻ nằm ở mặt bụng, cử động uốn sóng khi bò.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lớp Chân bụng (Gastropoda)-1 Lớp Chân bụng (Gastropoda)-11. Đặc điểm cấu tạo và sinh lýĐặc điểm nổi bật nhất của động vật chân bụnglà cơ thể mất đối xứng và được chia thành 3phần là phần đầu, phần thân và phần chân. Đầuở phía trước, có mắt và các tua cảm giác (râu).Thân (hay được gọi là khối phủ tạng) nằm trênchân, là một túi xoắn. Chân là khối cơ khoẻ nằmở mặt bụng, cử động uốn sóng khi bò.Toàn bộ cơ thể được bao trong một vỏ xoắn,thường xoắn hình chóp hay xoắn trên một mặtphẳng, có thể có thêm nắp vỏ. Mức độ phát triểnvỏ rất khác nhau.Cấu tạo vỏ điển hình, từ ngoài vào trong có cáclớp như lớp sừng (periostracum), lớp lăng trụcanxi và lớp xà cừ (chỉ có ở một số nhưbào ngư, ốc xà cừ...) (hình 6.10).Số vòng xoắn của vỏ ốc trưởng thành thay đổiví dụ như ở ốc nhồi (Pila polita) là 5, ở ốc sên(Achatina fulica) thường là 6 đến 7 vòng. Vòngxoắn có thể theo chiều kim đồng hồ (xoắnthuận) hay ngược chiều kim đồng hồ (xoắnngược).Nội quan của động vật thân mềm được lớp áobao phủ, nằm trong vỏ.Hệ tiêu hoá: Phần lớn chân bụng ăn thực vật,một số khác ăn thịt bằng cách bắt con mồi, tiếtmen tiêu hoá phân huỷ con mồi rồi hút vào ốngtiêu hoá, một số khác lọc thức ăn trong nướchay sống ký sinh. Đặc điểm đáng chú ý của hệtiêu hoá chân bụng là có nhiều răng ở lưỡi gai(tới hàng trăm ngàn răng), tiêu hoá ngoại bào làchủ yếu (mặc dù có khối gan có thể tiêu hoá nộibào), dạ dày quay hướng trước ra sau, tuyếnnước bọt có thể tiết các chất hoà tan đá vôi haychất độc (ốc cối Conus), dạ dày của một sốchân bụng ăn lọc như giống Lambris,Strombus có trụ gelatin tiết men tiêu hoá bằngcách bào mòn dần, ruột sau có thể xuyên quatâm thất. Ngược lại hệ tiêu hoá của một số chânbụng ký sinh lại tiêu giảm.Hệ tuần hoàn: Động vật chân bụng có hệ tuầnhoàn hở, cấu tạo các bộ phận phức tạp hơngiun đốt. Máu không có màu, nhịp tim thay đổituỳ loài (20 - 40 lần/ phút ở nhiệt độ 200C). Timcó 1 tâm thất với 1 hay 2 tâm nhĩ, màu nâu nhạtnằm trong bao tim trong suốt. Ở ốc sên cấu tạohệ tuần hoàn như sau. Tim có 2 ngăn, tâm nhĩnằm phía trước, liên hệ với hệ tĩnh mạch và 1tâm thất nằm phía sau liên hệ với hệ độngmạch. Từ tâm thất đi ra có một động mạch lớn,sau đó chia làm 2 nhánh là động mạch đầuchạy lên phía trên, động mạch nội tạng chạyvào các vòng xoắn. Động mạch đầu phân nhiềunhánh nhỏ đi vào các nội quan như tiêu hóa,sinh dục... còn nhánh chính chạy thẳng lên trên,chui qua vòng thần kinh hầu rồi chạy ngược vềphía sau đi vào chân ốc sên.Hệ tĩnh mạch không nối với động mạch quamao mạch mà qua khe xoang. Máu từ khexoang tập trung thành 3 đường tĩnh mạch: tĩnhmạch chính, tĩnh mạch trụ và cung tĩnh mạchmép áo. Từ đó máu theo vào phổi, trong xoangphổi, máu trao đổi khí rồi tập trung vào tĩnhmạch phổi lớn, nằm chính giữa xoang phổi,mang máu chảy thẳng vào tâm nhĩ (hình 6.11). Hệ hô hấp của chân bụng làmang lá đối hay phổi. Mang đặc trưng cho chânbụng sống dưới nước có từ 1 đến 2 manghướng về phía trước và phía sau cơ thể. Một sốchân bụng chuyển sang đời sống trên cạn thì cơquan hô hấp là phổi (một số loài sống ở nướcvẫn có phổi). Phổi là thành trong của áo cónhiều mạch máu tạo thành. Trong phổi có tĩnhmạch phổi lớn và các mạch nhỏ phânnhánh dày đặc. Xoang phổi là một xoangkín, được giới hạn bởi vỏ áo ở trên vàmép áo ở phía trước, khối nội quan ở phíasau. Phổi thông với bên ngoài qua một lỗ nhỏ.Khi một số loài chân bụng ở nước vừa có cảmang vừa có cả phổi (ốc nhồi) nhờ thế chúng cóthể sống được lâu hơn trên cạn. Ngoài ra nhiềuloài chân bụng có cơ quan hô hấp thay đổi, đólà các phần phụ thứ sinh mọc ra trên bề mặt cơthể. Số lượng và vị trí của mang quyết định sốlượng và vị trí của tâm nhĩ, có liên quan đến lầnquay 1800 và lần quay nhả xoắn điều hoà trongquá trình tiến hoá của động vật chân bụng (hình6.12).Hệ thần kinh và giác quan: Ở mức độ cấu trúchạch thần kinh phân tán, do sự tập trung các tếbào thần kinh và dây thần kinh theo kiểu đốixứng 2 bên của song kinh và vỏ một tấm. Cấutạo phổ biến gồm có 5 đôi hạch lớn là 1- nãonằm phía trên hầu điều khiển các hoạt động củagiác quan phần đầu, thành hầu và bình nang, 2 -hạch chân điều khiển chân, 3 - hạch áo điềukhiển cơ quan áo, 4 - hạch mang điều khiểnmang và osphradium và 5 - hạch nội quan điềukhiển khối nội quan. Một số chân bụng khác còncó thêm các hạch phụ như hạch miệng, hạchosphradi. Tuy vậy một số chân bụng còn có dấuvết của hạch thần kinh kép hay tập trung cao độcác hạch quanh vùng hầu. Do hiện tượng xoắnvặn cơ thể nên hệ thần kinh bị bắt chéo, rất đặctrưng cho chân bụng (hình 6.13).Cơ quan cảm giác của chân bụng khá đa dạng,gồm có xúc giác (tua miệng và bờ vạt áo, cơquan cảm giác hoá học - osphradi và đôi râu thứ2, bình nang, mắt ở gốc hay ở đỉnh của đôi tuađầu thứ 2). Mắt có thể cấu tạo đơn giản nhưmắt của ốc nón hay phức tạp như mắt của mộtsố chân bụng ăn thịt (Fissurella, Pterotrachea).Hệ bài tiết: Do cấu trúc cơ thể chân bụng mấtđối xứng nên chỉ có một số nhóm còn có 2 thận(ở ốc hai tâm nhĩ), còn phần lớn chỉ còn 1 thận,thận phải tiêu biến. Thận thường có hình chữ U,một đầu thông với xoang bao tim qua lỗ thậntim, còn đầu kia đổ vào xoang áo. Sản phẩm bàitiết của chân bụng ở nước là các hợp chấtamôniac hay amin, còn của chân bụng trên cạnlà axit uric.Hệ sinh dục: Phần lớn chân bụng đơn tính,tuyến sinh dục nằm ở khối nội tạng ở cận gan.Mức độ phát triển của ống dẫn sinh dục thay đổituỳ nhóm nhưng phụ thuộc vào sự có mặt củathận phải. Ở nhóm Mang trước hai tâm nhĩ, sảnphẩm sinh dục trước khi vào xoang áo đi quamột phần của thận phải. Một số chân bụngkhông có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài. Ởmột số chân bụng đơn tính khác ống dẫn sinhdục có cấu tạo phức tạp và có nguồn gốc khácnhau. Chia làm 3 phần: Phần ống dẫn sinh dụcchính thức có nguồn gốc từ tuyến sinh dục,phần tiếp theo được hình thành từ thận phải vàphần cuối cùng có nguồn gốc từ vạt áo do rãnhtiêm mao trên vạt áo cuốn l ...

Tài liệu được xem nhiều: