Bài giảng 'Mô phôi: Ống tiêu hóa' cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể: Mô tả được cấu tạo của niêm mạc miệng, lưỡi, răng; nêu được cấu tạo chung của ống tiêu hoá chính thức; mô tả được cấu tạo và chức năng của thực quản, dạ dày, ruột non. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Mô phôi: Ống tiêu hóa ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi 81 ỐNG TIÊU HOÁ Mục tiêu học tập 1. Mô tả được cấu tạo của niêm mạc miệng, lưỡi, răng. 2. Nêu được cấu tạo chung của ống tiêu hoá chính thức. 3. Mô tả được cấu tạo và chức năng của thực quản, dạ dày, ruột non. Bộ máy tiêu hoá bao gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá. - Ống tiêu hoá là một ống cơ dài bắt đầu từ khoang miệng và tận cùng ở hậu môn, gồm các phần có cấu tạo và chức năng khác nhau: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ống hậu môn và ruột thừa. Ðoạn từ thực quản đến ống hậu môn được coi là ống tiêu hoá chính thức. - Các tuyến tiêu hoá lớn phụ thuộc đường tiêu hoá là những cơ quan nằm ngoài đường tiêu hoá gồm: tuyến nước bọt, gan, tuỵ. Chức năng của bộ máy tiêu hoá là tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất chuyển hoá cần thiết từ quá trình tiêu hoá thức ăn cho các nhu cầu phát triển và cung cấp năng lượng cho cơ thể. I. KHOANG MIỆNG Khoang miệng được lợp bởi niêm mạc miệng. Niêm mạc miệng gồm 2 lớp: - Lớp biểu mô: là biểu mô lát tầng không sừng hoá, gồm 3 lớp tế bào: lớp sinh sản, lớp sợi, lớp tế bào dẹt nằm trên cùng. Ở vùng môi, là nơi có sự chuyển tiếp từ biểu mô lát tầng không sừng hoá (miệng) sang biểu mô lát tầng sừng hoá (da). - Lớp đệm: nằm dưới lớp biểu mô, là mô liên kết có độ dày khác nhau tuỳ từng vùng. Trong lớp đệm có chứa các tuyến nước bọt nhỏ nằm rải rác, chất tiết của các tuyến nước bọt được đổ trên bề mặt biểu mô vào khoang miệng. 1. Lưỡi Lưỡi là một khối cơ vân được bao bọc bởi niêm mạc miệng, có cấu trúc khác nhau tuỳ từng vùng của lưỡi. Các sợi cơ vân tập trung thành bó và đan chéo nhau theo các hướng khác nhau, xen giữa các bó cơ vân là mô liên kết thưa. 1.1. Niêm mạc lưỡi - Mặt dưới của lưỡi: Nhuï Nhuï Nhuï niêm mạc nhẵn. daûng daûng daûng - Mặt trên của lưỡi: chè náúm âaìi niêm mạc có cấu tạo đặc biệt và được chia làm 2 phần bởi đường ranh giới hình chữ V. Biãøu mä + Phần trước: chiếm 2/3 trước của lưỡi, niêm mạc Låïp âãûm phần này có nhiều nhú lồi Cå ván lên trên bề mặt lưỡi được gọi là nhú lưỡi (gai lưỡi). Nhú lưỡi có hình dạng khác nhau. Tuyãún næåïc boüt + Phần sau: chiếm 1/3 sau của lưỡi, từ V lưỡi H.1: Sơ đồ cấu tạo của nhú lưỡi đến cuống lưỡi. Niêm mạc ÄÚng tiãu hoaï - Mä Phäi 82 chứa nhiều mô bạch huyết gồm những nang bạch huyết nằm rải rác hoặc tập trung thành hạnh nhân lưỡi. 1.2 Nhú lưỡi Nhú lưỡi là phần lồi lên của niêm mạc lưỡi được tạo thành do lớp đệm đội lớp biểu mô lên trên mặt lưỡi. Trong lớp biểu mô lợp thành bên của một số loại nhú lưỡi có chứa các nụ vị giác. Có 4 loại nhú lưỡi: - Nhú dạng chỉ (nhú dạng sợi): có dạng hình nón, đáy hẹp, số lượng nhiều, phân bố hầu khắp bề mặt niêm mạc lưỡi. Lớp biểu mô của nhú không chứa nụ vị giác. - Nhú dạng lá: loại này ít phát triển ở người, là những nếp gấp song song của niêm mạc lưỡi, có nhiều ở 2 bờ lưỡi gần chân lưỡi. Trong lớp biểu mô lợp bên sườn nhú có chứa nhiều nụ vị giác (đặc biệt ở thỏ). - Nhú dạng nấm số lượng ít, được phân bố rải rác trong đám nhú dạng chỉ, chân nhú hẹp, mặt trên nhú rộng nổi cao lên trên mặt lưỡi có dạng giống như cái nấm. Các nụ vị giác phân bố trong lớp biểu mô lợp mặt bên của nhú và cả chân nhú. - Nhú dạng đài: hình dạng giống nhú dạng nấm, kích thước lớn hơn và được bao quanh bởi một rãnh vòng ở chân nhú. Có khoảng từ 10 - 12 nhú xếp thành môtü hàng ở đường ranh giới hình chữ V, có nhiều tuyến nước bọt đổ các chất tiết vào rãnh bao quanh nhú. Nụ vị giác có nhiều trong lớp biểu mô lợp thành bên của nhú. Trong lớp đệm của nhú có những bó sợi cơ trơn chạy xéo từ trên xuống hoặc xếp theo hướng vòng. Sự co bóp của các cơ này làm cho nhú và gờ bao quanh nhú gần lại nhau, nhờ đó thức ăn có thể tiếp xúc đầy đủ với các nụ vị giác. Sự chế tiết của các tuyến nước bọt vào rãnh bao quanh nhú sẽ rửa trôi các thức ăn, các tế bào biểu mô bị bong ra và các vi sinh vật tích luỹ trong rãnh bao quanh nhú làm cho các nụ vị giác luôn luôn sạch để tiếp xúc với mùi vị mới. 1.3. Nụ vị giác Häú vë giaïc Nụ vị giác là những khối hình bầu Tãú baìo biãøu mä dục nằm trong lớp biểu mô lợp thành bên các Vi mao nhú lưỡi. Trên bề mặt Haût chãú tiãút tự do của biểu mô, mỗi nụ vị giác có một lỗ nhỏ được gọi là ...