Thông tin tài liệu:
Một trong các bảo tàng lớn và đẹp nhất thế giới là bảo tàng Louvre ở thủ đô Paris nước Pháp. Đây vốn là một cung điện hoàng gia, đã tồn tại hơn 800 tuổi đời chứng kiến nhiều đổi thay trong đời sống nước Pháp. Các vị vua và hoàng đế từ Philippe II Auguste tới Napoleon phút cuối của phủ nhân Darias III đều đã để lại dấu ấn ở cung điện này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LOUVRE BẢO TÀNG MỸ THUẬT LỚN NHẤT THẾ GIỚI
LOUVRE BẢO TÀNG MỸ
THUẬT LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Một trong các bảo tàng lớn và
đẹp nhất thế giới là bảo tàng
Louvre ở thủ đô Paris nước
Pháp. Đây vốn là một cung điện
hoàng gia, đã tồn tại hơn 800
tuổi đời chứng kiến nhiều đổi
thay trong đời sống nước Pháp.
Các vị vua và hoàng đế từ
Philippe II Auguste tới Napoleon
III đều đã để lại dấu ấn ở cung
phút cuối của phủ nhân Darias
điện này.
Tiền thân của bảo tàng Louvre là một pháo đài đã được vua Philippe II
Auguste (1165 - 1223) xây dựng vào năm 1190 để bảo vệ Paris khỏi
những cuộc tấn công của quân Viking, năm 1546 dưới thời vua
Francois I (1494 - 1547) nó đã bị phá hủy, và được kiến trúc sư Pierre
Lescot và nhà thiết kế Jean Goujon xây dựng lại thành một cung điện
nguy nga kiểu Phục Hưng. Móng của tòa thành cũ hiện nay đang được
để ở phòng Salle des Cariatides hay Cột và tượng. Năm 1564, nữ hoàng
Catherin de Medicis (1573 - 1642) đã lệnh cho kiến trúc sư Philibert
Delorme xây bên cạnh cung điện Louvre một tiểu cung gọi là điện
Tuileries. Sau khi lên ngôi, vua Henri IV (1553 - 1610) đã nối vào giữa
Louvre và Tuileries một số tòa nhà mà nổi bật nhất là phòng tranh lớn
Grande Galerie dọc theo bờ sông Seine. Đức vua đã mời các nghệ sĩ
đến ở và làm việc tại Louvre, truyền thống này kéo dài tới 200 năm cho
đến thời hoàng đế Napoleon Bonerpart (1769 - 1821) thì mới chấm dứt.
Đến thời vua Louis XIII (1610 - 1643), Louvre có thêm chái Denon ở
phía nam, và chái Richelieu (tên của hồng y giáo chủ Richelieu) phía
bắc làm bộ tài chính; thời vua Louis XIV (1638 - 1643) có chái Sully
(tên ngài bộ trưởng của Henry IV) và quảng trường lớn Cour Carree
phía đông. Năm 1682, khi vua Louis XIV chuyển triều đình tới cung
điện Versailles thì Louvre đã bị bỏ trống. Đầu thế kỷ 19, cung điện đã
sống lại khi hoàng đế Napoleon Bonerpart tổ chức tại đây Hôn lễ với
Hoàng hậu Marie-Louise. Sau Cách mạng Pháp 1789, Napoleon I đến
Napoleon III đã sống ở Tuileries và dùng Louvre làm văn phòng. Vào
ngày 08/11/1793, hoàng đế đã cho sang sửa một phần Louvre thành bảo
tàng với 2.400 báu vật mở cửa đón khách. Năm 1871, Công xã Paris
nổi lên và đốt cháy Tuileries, từ đấy Louvre đã là cung điện duy nhất
còn tồn tại và tới nay trải dài từ Khải hoàn môn Carousel đi về phía tây
qua công viên Tuileries, quảng trường Concorde và Quảng trường
Charles de Gaulle. Bảo tàng Louvre hiện có diện tích là 400.000 mét
vuông, gồm 60.000 mét vuông trưng bày
Mặc dù nhiều vị vua đã sống ở Louvre song gần như chưa ai từng thật
sự yêu thích Louvre. Vua Francois I thường xuyên tới ở lâu đài xinh
đẹp Chambord và Clos-Luce - nơi ông thường xuyên tiệc tùng vui vẻ
với danh họa thiên tài người Italia Leonardo da Vinci và nhiều lần được
họa sĩ tặng tranh làm kỷ niệm trong đó có bức tranh Nàng Mona Lisa.
Vua Louis XIV cũng thường xuyên lui tới cung điện Versailles do hồi
nhỏ đã mấy lần bị hú vía bởi các cuộc khởi nghĩa ở Paris. Chỉ có vua
Henry IV thật sự yêu nơi này, song thời gian ông ở Louvre rất ngắn
ngủi bởi đã bị một nhà sư điên đâm chết ngay bên ngoài cổng vào cung
điện. Gợi nhớ nhất về đức vua cũng là cái nổi bật cho cung điện Louvre
chính là Phòng tranh lớn Grande Galerie, cùng với ý tưởng thú vị cho
phép các nghệ sĩ có thể sống ở Louvre. Nhờ ông mà tất cả mọi giới từ
nghệ sĩ, thương nhân, người làm vườn, gái làng chơi, lao công đều có
thể qua lại.
Cuối thập niên 90, Louvre cũng có nhiều đổi mới mà lớn nhất là dự án
Đại Louvre của tổng thống Francois Mitterrand, xây dựng kim tự tháp
Louvre do kiến trúc sư người Mỹ - Trung Ieo Ming Pei thiết kế. Năm
1989, trên sân chính của bảo tàng đã xuất hiện kim tự tháp pha lê cao
21 mét, và nay là nơi du khách chơi đùa với những đàn chim câu hiền
lành. Kim tự tháp được thiết kế làm cổng chính vào bảo tàng giống như
một con tàu với cánh buồm vươn cao lộng gió và đẹp nhất vào đêm
trong ánh đèn vàng rực rỡ. Kim tự tháp đã đem lại vẻ hoàn mỹ, cũng
như sự dẫn dắt khoa học với ba lối đi từ tiền sảnh tới các phần khác
nhau của bảo tàng: Khu Denon là nơi tập trung khách du lịch đông
nhất. Khu Sully quy tụ nhiều bộ sưu tập, và khu Richelieu trưng bày
các tác phẩm mới.
Bảo tàng đang trưng bày tới 75 nghìn hiện vật trong đó có 6.000 họa
phẩm châu Âu từ thế kỷ XIII đến XIX, cùng các cổ vật đặt tại bảy phân
mục: Điêu khắc, Hội họa và Nghệ thuật trang trí, Đồ họa Cổ Ai Cập, cổ
Đông phương, Hy Lạp, Etruscan, Cổ La Mã tuổi đời từ hơn 2.700 năm
tới nay. Ngoài mỹ thuật, bảo tàng cũng có nhiều triển lãm khác về khảo
cổ, lịch sử, kiến trúc và đồ đạc từ thế kỷ 18.
Trong hàng nghìn bức họa vô giá, nổi bật là ...