Danh mục

Lựa chọn nào cho chính sách tỷ giá của Việt Nam trong năm 2016

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 443.34 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này có mục tiêu điểm lại những biến động của tỷ giá USD/VND kể từ thời điểm xuất hiện khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ vào năm 2007, để từ đó đưa ra những gợi ý cho chính sách ngoại hối của Việt Nam trong những năm tới trong bối cảnh Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức tăng lãi suất lần đầu tiên sau 7 năm duy trì lãi suất ở mức gần 0%.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lựa chọn nào cho chính sách tỷ giá của Việt Nam trong năm 2016 LỰA CHỌN NÀO CHO CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2016? TS. Bạch Ngọc Thắng PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng PGS.TS. Lê Quanh Cảnh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Những biến động từ thị trường ngoại hối và tài chính quốc tế trong năm 2015 đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước cần có những thay đổi trong cơ chế điều hành tỷ giá để đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Lịch sử biến động tỷ giá của Việt Nam cho thấy là thị trường thường có những phản ứng tâm lý dồn dập sau mỗi lần điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, cơ chế điều hành tỷ giá trong những năm vừa qua dường như không hỗ trợ nhiều cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Một cơ chế điều hành tỷ giá mới cần hướng đến tạo sự linh hoạt cho tỷ giá, chống hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế. Trên cơ sở này, Ngân hàng Trung ương có thể thực thi chính sách tiền tệ một cách độc lập, hướng đến việc theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng và lạm phát trong dài hạn. 1. Giới thiệu chung Bài viết này có mục tiêu điểm lại những biến động của tỷ giá USD/VND kể từ thời điểm xuất hiện khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ vào năm 2007, để từ đó đưa ra những gợi ý cho chính sách ngoại hối của Việt Nam trong những năm tới trong bối cảnh Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức tăng lãi suất lần đầu tiên sau 7 năm duy trì lãi suất ở mức gần 0%. Áp lực tỷ giá đối với Việt Nam là rất hiện hữu khi trong tháng 12/2015 Ngân hàng Nhà nước (SBV) đã chính thức đưa lãi suất tiền gửi USD của cá nhân xuống 0%, ngay sau khi Fed có quyết định nâng lãi suất từ mức gần 0% lên 0,25%. Bên cạnh đó, tỷ giá đã và đang chịu áp lực không nhỏ từ những diễn biến dồn dập vào nửa cuối năm 2015 trên thị trường ngoại hối và tài chính quốc tế; mà tiêu biểu trong đó là 103 đồng nhân dân tệ (CNY) mất giá, đồng thời chính thức được đưa vào rổ tiền dự trữ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Phần tiếp theo của bài viết điểm lại những sự kiện mất giá chủ chốt của VND kể từ năm 2007. Phần 3 đưa ra một đánh giá đối với chính sách tỷ giá hiện hành của Việt Nam dưới khía cạnh năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu. Phần 4 điểm lại những diễn biến gần đây trong lộ trình nâng lãi suất của Fed. Phần cuối của bài viết đề xuất một cơ chế điều hành tỷ giá mới, giúp Việt Nam có thể đáp ứng được tốt hơn với những diễn biến trên thị trường ngoại hối và tài chính quốc tế. 2. Lịch sử mất giá của VND Lịch sử mất giá của VND gắn chặt với những biến động kinh tế vĩ mô ở trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái trong từng giai đoạn cũng có những tác động nhất định đến biến động của tỷ giá. Về cơ bản Việt Nam thực hiện thế độ neo tỷ giá theo đồng USD, và có điều chỉnh tỷ giá chính thức và biên độ giao động của tỷ giá cho phù hợp với những diễn biến chính của kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn 2001-2007 Việt Nam thực hiện cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh, chủ yếu là đối với tỷ giá chính thức trong khi biên độ giao động của tỷ giá ít được điều chỉnh và được duy trì ở phạm vi hẹp (Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự, 2010). Trong giai đoạn này, tỷ giá chính thức USD/VND được điều chỉnh từ 14.000 lên 16.100, trong khi đó biên độ giao động của tỷ giá chỉ được điều chỉnh một lần từ +/-0,25% lên +/-0,5% vào đầu năm 2007. Bước sang giai đoạn 2008-2015, việc kết hợp điều chỉnh cả tỷ giá chính thức và biên độ tỷ giá được thực hiện thường xuyên hơn. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ vào cuối năm 2007, tỷ giá chính thức và biên độ tỷ giá được điều chỉnh dồn dập trong hai năm 2008-2009. Thống kê cho thấy là riêng trong thời gian này tỷ giá chính thức được điều chỉnh 3 lần, trong khi biên độ tỷ giá được điều chỉnh tới 5 lần, từ mức +/-1% bắt đầu vào tháng 3/2008, lên mức đỉnh điểm +/-5% bắt đầu vào tháng 3/2009, trước khi xuống mức +/-3% bắt đầu vào tháng 11/2009 (Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự, 2010). Hình 1 dưới đây trình bày biến động của tỷ giá USD/VND theo ngày trong giai đoạn từ tháng 2/2007 đến cuối tháng 8/2015 theo dữ liệu của Bloomberg. Dữ liệu lịch sử cho thấy là tỷ giá có những biến động mạnh và dồn dập trong nửa cuối năm 2008. Ví dụ, VND mất giá 2% trong ngày 11/6/2008, và mất giá tới 2,8% trong ngày 26/12/2008. Biến động tỷ giá về cơ bản được gắn chặt với những lần điều chỉnh tỷ giá của SBV, tuy nhiên những biến động dồn dập của tỷ 104 giá theo dữ liệu ngày cho thấy phản ứng tâm lý rất rõ của thị trường sau mỗi lần điều chỉnh tỷ giá của SBV. Hình 1. Biến động tỷ giá USD/VND 2007-2015 Tỷ giá có thời điểm biến động rất mạnh trong giai đoạn 2009-2011, điển hình là vào ngày 26/11/2009, VND mất giá 3,4% so với USD, và vào ngày 11/2/2011 VND mất giá 6,7% so với USD. Xen lẫn trong giai đoạn này là những biến động nhỏ của tỷ giá. Đan xen trong hai thời điểm này là những lần điều chỉnh nhẹ của tỷ giá. Tỷ giá khá bình lặng trong giai đoạn 2012-2014 khi một vài lần mất giá của VND đều ở dưới mức 1%. Trong thời điểm tháng 8/2015, sự kiện Ngân hàng Trung ương Trung Quốc 3 lần liên tiếp phá giá CNY đã khiến tỷ giá USD/VND tăng mạnh lần lượt là 0,9% và 1,4% trong hai ngày 12/8 và 19/8. Hai đợt tăng mạnh này của tỷ giá trên thị trường xuất phát từ hai lần điều chỉnh tỷ giá của SBV trong tháng 8. Theo đó ở lần điều chỉnh thứ nhất SBV quyết định nâng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2%, và ở lần điều chỉnh thứ hai SBV quyết định tăng biên độ lên 3% đồng thời điều chỉnh tỷ giá tham chiếu trên thị trường liên ngân hàng lên 1%. Sau những biến động của tỷ giá trong tháng 8, thị trường ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: