Thông tin tài liệu:
Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên giao kết. ý chí giao kết hợp đồng của các bên giữ vị trí vô cùng
quan trọng trong việc xác định sự tồn tại hay không của hợp đồng. Các biểu hiện của
sự không thống nhất ý chí (sự thể hiện ý chí khác nhau) hoặc sự trái ngược giữa biểu
hiện với ý chí đích thực của các bên giao kết sẽ không hình thành nên một hợp đồng
có hiệu lực. Nói cách khác một hợp đồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lừa dối – Yếu tố vô hiệu hợp đồng thương mại
Lừa dối – Yếu tố vô hiệu hợp đồng
thương mại
Tháng Sáu 10, 2009 in Uncategorized
LÊ THỊ BÍCH THỌ - Thạc sĩ, Trường ĐH Luật TP. HCM
Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và
nghĩa vụ của các bên giao kết. ý chí giao kết hợp đồng của các bên giữ vị trí vô cùng
quan trọng trong việc xác định sự tồn tại hay không của hợp đồng. Các biểu hiện của
sự không thống nhất ý chí (sự thể hiện ý chí khác nhau) hoặc sự trái ngược giữa biểu
hiện với ý chí đích thực của các bên giao kết sẽ không hình thành nên một hợp đồng
có hiệu lực. Nói cách khác một hợp đồng được giao kết dưới tác động của sự lừa dối,
nhầm lẫn hay đe dọa có thể không có giá trị vì trong các hoàn cảnh như vậy, các cam
kết được đưa ra không xuất phát từ ý chí đích thực của người giao kết. Cũng như
nhiều quốc gia khác, pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam thừa nhận lừa dối trong giao
kết hợp đồng như một yếu tố có thể đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng. Tuy nhiên,
hiểu nó như thế nào, xác định các điều kiện để một lừa dối là yếu tố vô hiệu hợp
đồng lại được thể hiện khác nhau trong pháp luật của mỗi quốc gia. Trong phạm vi
bài viết này chúng tôi chỉ dừng ở việc làm rõ các vấn đề có liên quan đến lừa dối –
yếu tố vô hiệu của hợp đồng.
1. Khái niệm lừa dối trong giao kết hợp đồng
Lừa dối là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Theo cách
nói thông thường, lừa dối là lừa bằng thủ đoạn nói dối, gian lận để làm cho người ta
nhầm tưởng mà nghe theo, tin theo, ví dụ: thủ đoạn lừa dối của con buôn(1). Theo
ngôn ngữ pháp luật, lừa dối là một xảo thuật dùng để lừa gạt người khác. Từ những
lời lẽ gian dối đến mánh khóe xảo trá dùng để khiến người ta giao kết hợp đồng đều
là lừa dối(2). Cũng có cách hiểu: “Lừa dối là hành vi cố ý đưa thông tin sai không đúng
sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. Nếu không có các thủ đoạn ấy thì bên
kia sẽ không giao kết hợp đồng”(3). Các nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà lập
pháp Việt Nam coi lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của
giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó(4). Dù cách sử dụng ngôn từ có khác nhau song
nội dung của các khái niệm trên là không khác nhau. Đó là, không phải bất cứ sự nói
dối nào cũng đều bị coi là lừa dối và việc xác định có tồn tại hay không sự lừa dối
trong giao kết hợp đồng phải có hai điều kiện: một là, một bên phải sử dụng thủ đoạn
để lừa người khác và hai là, người kia phải nghe theo, làm theo một việc nào đó (giao
kết hợp đồng).
Thuật ngữ pháp lí “lừa dối” được hình thành từ thời La Mã. Cổ luật La Mã lúc đầu đã
coi lừa dối như một tội phạm hình sự, theo đó những kẻ lừa dối sẽ bị trừng phạt đối
với sự lừa dối mang tính chất quan trọng. Dần dần lừa dối đã được sử dụng trong lĩnh
vực dân sự và xem nó như một trong các yếu tố có thể làm cho hợp đồng vô hiệu hay
nói cách khác khi có lừa dối, sự thỏa thuận trở thành khiếm khuyết và bên bị lừa dối
có quyền yêu cầu vô hiệu hợp đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế làm thế nào để xác định có sự lừa dối là vấn đề rất phức tạp.
Một sự khẳng định của người bán hàng về thực trạng mà anh ta không biết có phải là
sự lừa dối không? Năng lực của người kí kết hợp đồng có ý nghĩa gì không trong việc
xác định có hay không có sự lừa dối?
Khoa học pháp lý đã đưa ra những điều kiện để xác định khi nào thì lừa dối tồn tại.
Phần lớn pháp luật các nước đều coi những lừa dối có tính chất quyết định đến sự
giao kết hợp đồng là yếu tố vô hiệu hợp đồng. Tính chất quyết định thể hiện ở chỗ
nếu không dùng các mánh khóe như vậy thì sẽ không có giao kết hợp đồng. “Sự lừa
dối là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi các thủ đoạn do một bên đã thực hiện mà
nếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không kí kết hợp đồng”(5). Việc một
người bán hàng khoe không đúng sự thật về hàng hóa của mình hoặc người bán hàng
nói giá quá cao (nói thách) thì không bị xem là lừa dối, bởi lẽ trong các trường hợp này
người tiếp nhận thông tin không bị buộc phải kí hợp đồng nếu họ không muốn.
Lừa dối chỉ được coi là yếu tố dẫn đến vô hiệu hợp đồng khi một bên cố ý làm cho
bên kia phải giao kết hợp đồng không theo ý muốn thực. Lừa dối và nhầm lẫn đều là
những khiếm khuyết của sự thể hiện ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng và
đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay
gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Song sự
lừa dối khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầm lẫn vốn do người kí kết hợp đồng tự mình
hiểu sai còn sự lừa dối là sự hiểu sai do đối phương gây ra. Sự phân biệt giữa lừa dối
và nhầm lẫn được xác định bởi tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của
một bên. Nhầm lẫn hay lừa dối đều đưa đến hệ quả là hợp đồng có thể bị vô hiệu do
thỏa thuận không thể hiện đúng ý chí thật của các bên.
Về nguyên tắc, hành vi lừa dối phải do chính một bên giao kết hợp đồng thực hiện.
Tuy nhiên, dù một người kí kết hợp đồng không trực tiếp thực hiện hành vi gian trá
nhưng đã tham gia hoặc đồng lõa với hành vi gian trá đó thì hành vi này cũng được coi
là do chính người kí hợp đồng thực hiện. Đối với người thứ ba ngay tình thì sự ảnh
hưởng của hậu quả pháp lí không được tính đến. Pháp luật của một số nước, trong
một số trường hợp coi sự kiện không nói ra điều mà người kí có trách nhiệm phải nói
khi kí hợp đồng cũng được coi là hành vi gian trá và trong một số trường hợp pháp luật
cũng thừa nhận việc khai gian hay im lặng trong trường hợp xét một cách hợp lý phải
thông tin cho người cùng giao kết biết là lừa dối. Khi đưa ra nguyên tắc hợp đồng
thương mại quốc tế, Unidroit(6) đã ghi nhận nguyên tắc: ”Một bên trong hợp đồng
được phép vô hiệu hợp đồng, nếu bên đó giao kết hợp đồng do bị phía bên kia lừa dối
về sự việc, kể cả trong ngôn ngữ hoặc hành vi, hoặc do bên kia (bên lừa dối) không
cung cấp thông tin về các yếu tố, mà theo những tiêu chuẩn thông thường v ...