Danh mục

Luận án Tiến sĩ: Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam

Số trang: 166      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.56 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án trình bày có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nguồn tài chính ngoài kinh phí ngân sách nhà nước (gọi chung là nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước) đầu tư cho giáo dục đại học; vai trò nguồn tài chính ngoài ngân sách và các nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách; kinh nghiệm huy động các nguồn tài chính trong một số trường đại học trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ: Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam đang tiếp tục mở rộng quy mô và đã bước qua cột mốc từ giáo dục đại học “tinh hoa” sang giáo dục đại học “đại trà”. Hệ thống giáo dục đại học phục vụ cho “học tập suốt đời” cũng đã được từng bước hình thành ở nước ta. Ngoài ra, trong lộ trình toàn cầu hóa, ngay trên đất nước Việt Nam đã có nhiều chương trình đào tạo dạng liên kết (Twinning/ Joint program) do nước ngoài cấp bằng và có nhiều chi nhánh đại học (branch campus) của nước ngoài ở Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều vấn đề đã trở nên hết sức gay cấn đối với giáo dục đại học Việt nam. Ngân sách Nhà nước tính trên đầu sinh viên đã giảm xuống rất nhanh, một mặt, tạo ra nguy cơ giảm sút chất lượng đào tạo, mặt khác, buộc phải tăng học phí làm giảm khả năng tiếp cận giáo dục đại học của nhiều thanh niên, và sẽ có một tầng lớp thanh niên bị cảm giác thất bại, làm trầm trọng thêm vấn đề công bằng trong giáo dục đại học. Quy mô và sự đa dạng nền giáo dục đại học sẽ vượt quá khả năng quản lý và tầm kiểm soát của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nếu không đổi mới mạnh mẽ cách thức quản lý. Nhiều vấn đề rất cơ bản của nền giáo dục đại học vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo, ví dụ như Chiến lược chủ động hội nhập toàn cầu hóa về giáo dục đại học, chính sách du học, tổ chức phân tầng nền giáo dục đại học, hiệu quả và hiệu suất trong giáo dục đại học, chính sách chia sẻ chi phí giữa Nhà nước, người học và cộng đồng, chính sách học bổng, học phí, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục đại học, chính sách tài chính ở các trường đại học ngoài công lập vv… Có thể nói rằng, việc đổi mới tổ chức quản lý cũng như tổ chức nghiên cứu, thiết kế các chính sách công về giáo dục đại học đã thực sự trở thành một nhu cầu hết sức cấp bách. Việc nghiên cứu hệ thống quản lý cũng như các chính sách công tương ứng cần được tổ chức một cách chuyên nghiệp, khi các trường đại học công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với xu thế phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tri thức trên thế giới, và cùng với đó là tiến trình xã hội hóa giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, trước sự 2 cạnh tranh của các cơ sở đào tạo đại học khác và việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, buộc các trường đại học công lập ở Việt Nam phải nghiên cứu, đổi mới hoạt động giáo dục đào tạo một cách hiệu quả để thực hiện sứ mệnh được giao. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, vấn đề nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động giáo dục của các trường đại học trở nên quan trọng. Trong điều kiện khả năng của ngân sách Nhà nước còn hạn chế, bên cạnh việc tăng cường tính tự chủ, đặc biệt là tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, thì cần thiết phải xây dựng một cơ chế, một hành lang pháp lý cho các trường cộng lập huy động được các nguồn vốn ngoài kinh phí ngân sách nhà nước (gọi chung là nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước), nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ việc phát triển các hoạt động của trường. Chính vì vậy, việc tăng cường huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập ở Việt Nam là thực sự cần thiết nhằm phát huy tính chủ động của các trường để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đại học. Xuất phát từ lý do nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Trình bày có hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nguồn tài chính ngoài kinh phí ngân sách nhà nước (gọi chung là nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước) đầu tư cho giáo dục đại học; vai trò nguồn tài chính ngoài ngân sách và các nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách; kinh nghiệm huy động các nguồn tài chính trong một số trường đại học trên thế giới. - Phân tích , đánh giá thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách trong các trường đại học công lập Việt Nam thời gian qua , từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá triǹ h huy đô ̣ng nguồ n tài chiń h ngoài ngân sách nhà nước. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận về cơ chế, chính sách, hệ thống tổ chức về huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước và thực tiễn huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước trong các trường đại học công lập ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu về cơ chế, chính sách huy động và thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. - Về không gian và thời gian: trên cơ sở vận dụng lý luận, kinh nghiệm quốc tế để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước trong các trường đại học công lập ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cả về cơ chế, chính sách cũng như biện pháp tăng cường huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập Việt Nam đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề, đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, tính thực tiễn và logic. - Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác trong lĩnh vực kinh tế như phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, diễn giải, so sánh…. - Lý luận của kinh tế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: