Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm đánh giá giá trị kiểu hình cá Măng sữa thu thập ở vùng ven biển Đông Nam Việt Nam trong phát triển nghề nuôi. Đánh giá ưu thế nguồn lợi tự nhiên và điều kiện phát triển nghề nuôi cá Măng sữa của vùng ven biển Đông Nam Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu khả năng thích nghi và tiềm năng phát triển của cá Măng sữa (Chanos chanos) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM -------------------------------- NGUYỄN THỊ MỸ DUNGNGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁ MĂNG SỮA CHANOS CHANOS Ở VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM VIỆT NAM Chuyên ngành : Nuôi trồng Thủy sản Mã số: 9 62 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP TP. HCM – Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM -------------------------------- NGUYỄN THỊ MỸ DUNGNGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH NGHI VÀ TIỀM NĂNGPHÁT TRIỂN CỦA CÁ MĂNG SỮA CHANOS CHANOS Ở VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM VIỆT NAM Chuyên ngành : Nuôi trồng Thủy sản Mã số: 9 62 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Phú Hòa TS. Trịnh Quốc Trọng TP. HCM – Năm 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quảtrình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác. Tác giả luận án NGUYỄN THỊ MỸ DUNG ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Phú Hòa và TS. Trịnh Quốc Trọng,là cán bộ hướng dẫn khoa học, đã định hướng nghiên cứu và tận tình chỉ dẫn, hỗ trợ tôitrong suốt quá trình thực hiện toàn văn Luận án. Chân thành cảm ơn TS. Lê Công Trứ,TS. Nguyễn Văn Trai, là các cán bộ đã hướng dẫn, chỉnh sửa, giúp đỡ tôi hoàn thànhcác nội dung Chuyên đề. Trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm, cùng toàn thể Thầy, Cô giáo, Cán bộ, Viênchức Khoa Thủy sản, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đã quantâm giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Luận án. Trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – VũngTàu, Ban Chủ nhiệm Khoa Tự nhiên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thời gian vàcơ sở vật chất, để tôi tiến hành thực nghiệm và phân tích các kết quả nghiên cứu. Cảmơn các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi hoàn thành công tác sở tại trongsuốt thời gian hoàn tất chương trình Nghiên cứu sinh. Trân trọng cảm ơn PGS. TS. Võ Văn Nha, TS. Ngô Văn Mạnh, KS. Lê Tấn Phát,KS. Trần Ngọc Tân, Ths. Nguyễn Thị Kim Vân. Ban lãnh đạo các đơn vị thuộc SởNông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Trung tâm giống, Viện nghiên cứu, cũng nhưngười tham gia khảo sát thuộc 6 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, đã giới thiệu giúp tôi mở rộng cỡ mẫu điều tra, cungcấp số liệu nghiên cứu trong quá trình khảo sát. Chân thành cảm ơn gia đình ông Đặng Văn Ngọc và bà Phan Thị Kim Cúc, hộnuôi tại thôn Lạc Sơn 2, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đã cungcấp cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, hỗ trợ tôi thực hiện bố trí thực nghiệm nuôi cáMăng sữa. Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, đến bố mẹ tôi, những người đãsinh thành, dạy dỗ, tạo mọi điều kiện để tôi được tiếp cận nền giáo dục tốt nhất trong iiikhả năng cho phép. Cảm ơn chồng tôi, Ths. kinh tế Nguyễn Tấn Phùng, đã hỗ trợ tôi rấtnhiều về mặt chuyên môn, trong quá trình thu thập dữ liệu và phân tích mô hình SEM,cũng như những hành động chia sẻ trách nhiệm, khích lệ tinh thần, giúp tôi hoàn thànhước mơ học tập và nghiên cứu của mình. NGUYỄN THỊ MỸ DUNG iv TÓM TẮT Luận án “Nghiên cứu khả năng thích nghi và tiềm năng phát triển của cá Măngsữa Chanos chanos ở vùng biển Đông nam Việt Nam” được thực hiện từ năm 2016 đếnnăm 2020, trên địa bàn 6 tỉnh ven biển gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, NinhThuận, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho địnhhướng phát triển nghề nuôi thủy sản ven biển, tiếp cận mục tiêu thích ứng rủi ro sinh kếvà phát triển bền vững. Với các phương pháp (1) nghiên cứu thu thập và phân tích mẫuvật, (2) nghiên cứu điều tra và khảo sát thực địa, (3) nghiên cứu thực nghiệm trong điềukiện sản xuất và (4) nghiên cứu định lượng cho vấn đề định tính, luận án đã tập trung(1) xác định đặc điểm hình thái và phân nhóm kiểu hình cá Măng sữa; 2) nghiên cứuhiện trạng khai thác nguồn lợi và nghề nuôi cá Măng sữa; (3) đánh giá khả năng thíchnghi của cá Măng sữa ở các độ mặn và loại thức ăn khác nhau; và (4) nghiên cứu đặcđiểm sinh kế nghề nuôi thủy sản nói chung và nghề nuôi cá Măng sữa nói riêng tại vùngven biển Đông nam Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá Măng sữa ở vùng ven biển Đông nam Việt Namcó thân thuôn dài, tỉ lệ SL/HL = 4.13, HL/HW = 0.81, HL/pML = 4.4. Mắt cá lớn, cómàng mỡ bao phủ, tỉ lệ HL/OL = 3.4. Độ rộng khung xương dưới mắt (IoW) ở cá giaiđoạn 20 cm gần tương đương với chiều dài sau mắt, cá càng lớn thì chiều dài càng tăngnhanh hơn. Kết quả so sánh đồ thị phân tán tỉ lệ sinh trắc học cho thấy, cá Măng sữa ởvùng ven biển Đông nam Việt Nam có cùng nguồn gốc phát sinh với quần thể cá Măngsữa ở Philippines, với mức độ tương đồng lên đến 94.8%. Kết quả phân nhóm kiểu hìnhthể hiện tỉ lệ SL/HL = 4.13, SL/BD = 3.89, SL/SD = 1.96, SL/SA = 1.17 và SL/SP =1.76, cho thấy cá thuộc nhóm kiểu hình “Normal type”, với phần đầu nhỏ, đuôi nhỏ vàphần thân giữa phát triển mạnh. Đây là kiểu hình phổ biến nhất trong tự nhiên, có giá ...